Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 4

Tải về

Khi đi từ phía Tây sang phía Đông, qua kinh tuyến 180o người ta phải A. lùi lại 1 giờ. B. lùi lại 1 ngày lịch.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1. Khi đi từ phía Tây sang phía Đông, qua kinh tuyến 180o người ta phải

A. lùi lại 1 giờ.

B. lùi lại 1 ngày lịch.

C. tăng thêm 1 ngày lịch.

D. tăng thêm 1 giờ.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

A. Đá mẹ.

B. Địa hình.

C. Sinh vật.

D. Khí hậu.

Câu 3. Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng

A. ôn đới.

B. cực.

C. chí tuyến.

D. xích đạo.

Câu 4. Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng

A. 13°kinh tuyến.

B. 15°kinh tuyến

C. 11°kinh tuyến.

D. 18°kinh tuyến.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hòa?

A. Địa hình đồi núi dốc nhiều.

B. Bề mặt đất đồng bằng rộng.

C. Nước mưa chảy trên mặt.

D. Các mạch nước ngầm.

Câu 6. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp

A. cực.

B. xích đạo.

C. ôn đới.

D. chí tuyến.

Câu 7. Lớp vỏ Trái Đất ở đại dương được cấu tạo chủ yếu từ tầng đá nào sau đây?

A. Tầng trầm tích.

B. Tầng bazan.

C. Tầng biến chất.

D. Tầng granit.

Câu 8. Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Ôn đới.

B. Xích đạo.

C. 2 cực.

D. Chí tuyến.

Câu 9. Ngày nào sau đây ở Bắc bán cầu có thời gian ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất trong năm?

A. 23/9.

B. 22/6.

C. 22/12.

D. 21/3.

Câu 10. Dao động thủy triều lớn nhất (triều cường) xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm

A. vuông góc với nhau.

B. thẳng hàng với nhau.

C. lệch nhau góc 45 độ.

D. lệch nhau góc 60 độ.

Câu 11. Khi một khối không khí ẩm gặp núi và vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí là 30⁰C thì lên tới đỉnh núi có độ cao 2000m thì nhiệt độ của không khí sẽ là

A. 19,5oC.

B. 19,4oC.

C. 19,7oC.

D. 19,2oC.

Câu 12. Đặc trưng của thổ nhưỡng là

A. độ phì.

B. độ ẩm.

C. tơi xốp.

D. vụn bở.

Câu 13. Trong quá trình hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp các vật chất hữu cơ cho đất.

B. Tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động.

C. Làm cho đá gốc bị phân hủy về mặt vật lí.

D. Ảnh hưởng đến hòa tan, rửa trôi vật chất.

Câu 14. Hồ được hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi sông chuyển dòng được gọi là hồ

A. móng ngựa.

B. núi lửa.

C. nhân tạo.

D. băng hà.

Câu 15. Dạng địa hình nào sau đây do gió tạo thành?

A. Thung lũng sông, suối.

B. Ngọn đá sót hình nấm.

C. Các vịnh hẹp băng hà.

D. Các khe rãnh xói mòn.

Câu 16. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?

A. Đá nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

B. Đá bị đứt gãy tạo thành địa hào, địa lũy.

C. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

D. Đá bị uốn nếp tạo thành dãy núi uốn nếp.

Câu 17. Khối khí chí tuyến (T) có tính chất

A. nóng ẩm.

B. lạnh khô.

C. lạnh ẩm.

D. rất nóng.

Câu 18. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp?

A. Độ ẩm.

B. Hướng gió.

C. Độ cao.

D. Nhiệt độ.

Câu 19. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. nước ngầm.

B. thực vật.

C. địa hình.

D. chế độ mưa.

Câu 20. Khi giờ GMT là 23h ngày 27/12/2022 thì ở Hà Nội (GMT +7) là

A. 6h ngày 28/12/2022.

B. 7h ngày 28/12/2022.

C. 6h ngày 27/12/2022.

D. 7h ngày 27/12/2022.

Phần tự luận (5 điểm)

Bài 1. (4 điểm)

a) Trình bày ảnh hưởng của khí áp và frông đến lượng mưa trên Trái Đất.

b) Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ

BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.

Câu 2. (1 điểm) Vì sao lũ ở các sông ngòi miền Trung thường lên nhanh và đột ngột?

-------- Hết --------

Đáp án

Phần trắc nghiệm

 

Câu 1. Khi đi từ phía Tây sang phía Đông, qua kinh tuyến 180o người ta phải

A. lùi lại 1 giờ.

B. lùi lại 1 ngày lịch.

C. tăng thêm 1 ngày lịch.

D. tăng thêm 1 giờ.

Phương pháp

Nhớ lại lý thuyết giờ trên Trái Đất

Xác định rõ yêu cầu đề bài: đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 1800

Lời giải

Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 đi qua múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì phải tăng một ngày lịch và ngược lại nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì phải giảm một ngày lịch.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

A. Đá mẹ.

B. Địa hình.

C. Sinh vật.

D. Khí hậu.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất.

Chú ý tù khóa trong đề “vai trò quyết định”, “thành phần vô cơ”.

Lời giải

Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất đất. Các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hóa của đất. Nếu đất hình thành từ đá mẹ có tính chất chua như granit, thạch anh thì đất sẽ chua, nếu đất được hình thành trên đá mẹ có tính kiềm như badan thì đất mang tính kiềm.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 3. Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng

A. ôn đới.

B. cực.

C. chí tuyến.

D. xích đạo.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất, từ đó xác định khu vực có mưa nhiều nhất.

Lời giải

Xích đạo là khu vực có lượng mưa lớn nhất do chịu ảnh hưởng của áp thấp Xích đạo, dải hội tụ nhiệt đới, bề mặt đệm chủ yếu là đại dương kết hợp với thảm thực vật phát triển thúc đẩy quá trình bốc hơi gây mưa,…

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 4. Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng

A. 13°kinh tuyến.

B. 15°kinh tuyến.

C. 11°kinh tuyến.

D. 18°kinh tuyến.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức giờ trên Trái Đất, từ đó xác định chiều rộng của một múi giờ

Lời giải

Trái Đất có tổng cộng 360 kinh tuyến và được chia thành 24 múi giờ, do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. Vì vậy, chiều rộng của một múi giờ = 360/24 = 15.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hòa?

A. Địa hình đồi núi dốc nhiều.

B. Bề mặt đất đồng bằng rộng.

C. Nước mưa chảy trên mặt.

D. Các mạch nước ngầm.

Phương pháp

Chú ý các từ khóa trong đề bài “góp phần chủ yếu”, “chế độ nước sông điều hòa”.

Nhớ lại kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Lời giải

Phân tích các phương án chọn đáp án đúng

Đáp án A: Sai vì địa hình đồi núi dốc nhiều khiến nước chảy nhanh, sau mỗi trận mưa nước dồn về các sông suối. Điều này không điều hòa chế độ nước sống mà còn gây ra lũ.

Đáp án B: Sai vì bề mặt động bằng rộng giúp nước phân phối đều nhưng không điều hòa được chế độ nước sông, nhất là trong mùa khô.

Đáp án C: Sai vì nước mưa chỉ tạo dòng chảy bề mặt tức thời, không duy trì dòng chảy ổn định quanh năm.

Đáp án D: Đúng vì nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sông suối trong mùa khô, duy trì dòng chảy ổn định, góp phần làm điều hòa chế độ nước sông.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 6. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp

A. cực.

B. xích đạo.

C. ôn đới.

D. chí tuyến.

Phương pháp

Xác định phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới

Lời giải

Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới với tính chất ẩm.

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 7. Lớp vỏ Trái Đất ở đại dương được cấu tạo chủ yếu từ tầng đá nào sau đây?

A. Tầng trầm tích.

B. Tầng bazan.

C. Tầng biến chất.

D. Tầng granit.

Phương pháp

Chú ý từ khóa “Lớp vỏ Trái Đất ở đại dương”, “cấu tạo chủ yếu”.

Quan sát hình ảnh, xác định thành phần cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất ở đại dương từ đó chỉ ra tầng đá chính.

Lời giải

Lớp vỏ Trái Đất ở đại dương gồm hai tầng chính: tầng trầm tích và tầng badan. Trong đó:

- Tầng trầm tích: Mỏng, gồm các vật liệu trầm tích tích tụ ở đáy biển, nhưng không phải thành phần chủ yếu.

- Tầng badan: Dày hơn, chiếm phần lớn cấu trúc lớp vỏ đại dương, là thành phần chủ yếu trong cấu tạo lớp vỏ Trái Đất ở khu vực này.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 8. Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Ôn đới.

B. Xích đạo.

C. 2 cực.

D. Chí tuyến.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về hiện tượng mùa trên Trái Đất

Lời giải

Phân tích từng đáp án:

Đáp án A: Đúng vì khu vực ôn đới nằm ở vĩ độ trung bình (khoảng 30° - 60° Bắc và Nam). Do sự nghiêng của trục Trái Đất, khu vực này nhận được lượng ánh sáng Mặt Trời thay đổi đáng kể giữa các mùa, dẫn đến bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.

Đáp án B: Sai vì khu vực xích đạo có khí hậu nóng ẩm quanh năm, ít có sự thay đổi về nhiệt độ và ánh sáng, nên không có bốn mùa rõ rệt mà chủ yếu chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Đáp án C: Sai vì khu vực cực Bắc và cực Nam có khí hậu cực kỳ lạnh và chỉ trải qua hai mùa rõ rệt: mùa hè (có ánh sáng Mặt Trời liên tục) và mùa đông (bóng tối kéo dài).

Đáp án D: Sai vì khu vực chí tuyến (vĩ độ 23°27’ Bắc và Nam) nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiệt độ cao quanh năm và không có bốn mùa rõ rệt.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 9. Ngày nào sau đây ở Bắc bán cầu có thời gian ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất trong năm?

A. 23/9.

B. 22/6.

C. 22/12.

D. 21/3.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

Chú ý từ khóa” ngày”, “Bắc bán cầu”, “thời gian ngày dài nhất, đêm ngắn nhất”.

Lời giải

Do Trái đất hình cầu và chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng 66°33’ so với mặt phẳng quỹ đạo. Vào ngày 22/6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt trời chiếu vuông góc với chí tuyến, lượng bức xạ nhận được lớn, thời gian chiếu sáng dài vì vậy tất cả mọi địa điểm ở bán cầu Bắc vào ngày này đều có thời gian ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất trong năm.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 10. Dao động thủy triều lớn nhất (triều cường) xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm

A. vuông góc với nhau.

B. thẳng hàng với nhau.

C. lệch nhau góc 45 độ.

D. lệch nhau góc 60 độ.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về thủy triều, xác định được các hiện tượng xảy ra theo sự thay đổi vị trí của ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất

Chú ý từ khóa “ triều cường”.

Lời giải

Trong các tháng âm lịch, khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng tạo lực hút lớn nên biên độ dao động thủy triều lớn nhất (triều cường).

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 11. Khi một khối không khí ẩm gặp núi và vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí là 30⁰C thì lên tới đỉnh núi có độ cao 2000m thì nhiệt độ của không khí sẽ là

A. 19,5oC.

B. 19,4oC.

C. 19,7oC.

D. 19,2oC.

Phương pháp

Quy tắc: trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.

Công thức: Nhiệt độ giảm = Mức nhiệt trung bình x Độ cao

Lời giải

Các bước tính:

Bước 1: Tính độ cao tăng (từ độ cao 200m lên tới đỉnh núi): 2000 – 200 = 1800.

Bước 2: Chuyển đổi độ cao tăng: 1800/100 = 18.

Bước 3: Tính nhiệt độ giảm: 0,6 x 18 = 10,8

Bước 4: Tính nhiệt độ ở đỉnh núi: 30 – 10,8 = 19,2

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 12. Đặc trưng của thổ nhưỡng là

A. độ phì.

B. độ ẩm.

C. tơi xốp.

D. vụn bở.

Phương pháp

Nhớ lại khái niệm về đất (thổ nhưỡng).

Lời giải

Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được hình thành do các quá trình phòng hóa các loại đá. Đất được cấu trạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản nhất của đất là độ phì.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 13. Trong quá trình hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp các vật chất hữu cơ cho đất.

B. Tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động.

C. Làm cho đá gốc bị phân hủy về mặt vật lí.

D. Ảnh hưởng đến hòa tan, rửa trôi vật chất.

Phương pháp

Xác định vai trò của khí hậu trong quá trình hình thành đất.

Chú ý từ khóa “không”.

Lời giải

Khí hậu có vai trò quan trọng và trực tiếp tới quá trình hình thành đất, tác động tới sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, sinh vật, địa hình. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất tới quá trình phong hóa đá và hình thành đất => Phương án B,C và D là vai trò của khí hậu trong quá trình hình thành đất.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 14. Hồ được hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi sông chuyển dòng được gọi là hồ

A. móng ngựa.

B. núi lửa.

C. nhân tạo.

D. băng hà.

Phương pháp

Xác định một số loại hồ (hồ móng ngựa, hồ băng hà, hồ kiến tạo, hồ núi lửa, hồ nhân tạo) và nguyên nhân hình thành chúng.

Lời giải

Hồ được hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi sông chuyển dòng là hồ móng ngựa. Hồ dạng này thường nông, có dạng hình cong, ví dụ như Hồ Tây (Hà Nội).

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 15. Dạng địa hình nào sau đây do gió tạo thành?

A. Thung lũng sông, suối.

B. Ngọn đá sót hình nấm.

C. Các vịnh hẹp băng hà.

D. Các khe rãnh xói mòn.

Phương pháp

Xác định tác động của ngoại lực tới địa hình về mặt Trái Đất

Lời giải

Phân tích từng đáp án:

Đáp án A: Sai vì thung lũng sông, suối hình thành do quá trình xâm thực do nước chảy.

Đáp án B: Đúng vì ngọn đá sót hình nấm hình thành do quá trình thổi mòn do gió.

Đáp án C: Sai vì các vịnh hẹp băng hà hình thành do quá trình mài mòn bởi băng.

Đáp án D: Sai vì các khe rãnh xói mòn được hình thành do quá trình mài mòn.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 16. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?

A. Đá nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

B. Đá bị đứt gãy tạo thành địa hào, địa lũy.

C. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

D. Đá bị uốn nếp tạo thành dãy núi uốn nếp.

Phương pháp

Xác định tác động của nội lực tới địa hình bề mặt Trái Đất.

Lời giải

Phân tích từng đáp án:

Đáp án A: Đúng vì đây là biểu hiện của ngoại lực không phải biểu hiện của nội lực.

Đáp án B: Sai vì đây là biểu hiện do tác động của nội lực, cụ thể là tác động của vận động theo phương nằm ngang.

Đáp án C: Sai vì đây là biểu hiện do tác động của nội lực, cụ thể là vận động theo phương thẳng đứng.

Đáp án D: Sai vì đây là biểu hiện do tác động của nội lực, cụ thể là tác động của vận động theo phương nằm ngang.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 17. Khối khí chí tuyến (T) có tính chất

A. nóng ẩm.

B. lạnh khô.

C. lạnh ẩm.

D. rất nóng.

Phương pháp

Xác định các khối khí chính trên Trái Đất, chỉ ra đặc điểm tính chất khối khí chí tuyến

Lời giải

Trên Trái đất có 4 khối khí chính, đó là khối khí cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

- Khối khí Bắc cực, Nam cực có tính chất rất lạnh, kí hiệu là A Khối khí ôn đới lạnh, khí hiệu là P.

- Khối khí chí tuyến (nhiệt đới) rất nóng, kí hiệu là T.

- Khối khí Xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 18. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp?

A. Độ ẩm.

B. Hướng gió.

C. Độ cao.

D. Nhiệt độ.

Phương pháp

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi khí áp.

Chỉ ra đâu không phải nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi khí áp.

Lời giải

Các nhân tố ảnh hương đến sự thay đổi khí áp bao gồm độ cao, nhiệt độ, độ ẩm.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 19. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. nước ngầm.

B. thực vật.

C. địa hình.

D. chế độ mưa.

Phương pháp

Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống ở miền khí hậu nóng.

Chỉ ra nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông.

Lời giải

Ở miền khí hậu nóng ẩm, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là nước mưa, mùa mưa tương ứng với mùa lũ, mùa khô tương ứng với mùa cạn, Chính vì vậy, chế độ mưa là nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông miền khí hậu nóng ẩm

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 20. Khi giờ GMT là 23h ngày 27/12/2022 thì ở Hà Nội (GMT +7) là

A. 6h ngày 28/12/2022.

B. 7h ngày 28/12/2022.

C. 6h ngày 27/12/2022.

D. 7h ngày 27/12/2022.

Phương pháp

Lý thuyết giờ trên Trái Đất, giờ GMT là giờ của múi số 0, Hà Nội nằm trong múi giờ số 7

Lời giải

Lấy giờ tại múi số 0 cộng thêm 7 tiếng => Khi giờ GMT là 23h ngày 27/12/2022 thì ở Hà Nội (GMT +7) là 6h ngày 28/12/2022.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Phần tự luận

Bài 1. (4 điểm)

a) Trình bày ảnh hưởng của khí áp và frông đến lượng mưa trên Trái Đất.

- Khí áp

+ Các khu khí áp thấp hút gió và liên tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường là nới có lượng mưa lớn trên Trái Đất. Diễn giải khu vực áp thấp Xích Đạo và áp thấp Ôn Đới.

+ Các khu áp cao, không khí nóng không bốc lên được, lại có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoạc không có mưa. Diễn giải khu vực áp cao cận chí tuyến

- Frông

+ Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí gây mưa.

+ Frông nóng và frông lạnh đều gây mưa do dọc các frông không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên co lại và lạnh đi gây mưa.

b) Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ

BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC 

Hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.

- Nhận xét:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao…

+ Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao…

- Giải thích:

+ Do sự thay đổi của bức xạ mặt trời, bề mặt đệm, …

Câu 2. (1 điểm) Vì sao lũ ở các sông ngòi miền Trung thường lên nhanh và đột ngột?

Do đặc điểm địa hình, đặc điểm sông ngòi, chịu ảnh mạnh của bão (diễn giải)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí