Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đoạn thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ hay hoán dụ?

Mong ngày mai sau mưa trời lại nắng 

Sài Gòn lại cười ôm trọn tình thân 

Ngành Y tiên phong khi Tổ quốc cần 

Diệt COVID như ngày xưa cha ông mình dẹp giặc

 (GS.TS.BS Nguyễn Đức Công)

Ẩn dụ

Hoán dụ

Cả ẩn dụ và hoán dụ

Câu 2 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.

Đúng
Sai
Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

(Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Câu 5 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Câu 6 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A.

    Sống tiết kiệm

  • B.

    Quan tâm, yêu thương mọi người

  • C.

    Cần cù trong lao động

  • D.

    Khiêm tốn

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định khi nào thì con người mới không phá hoại và không làm ảnh hưởng đến động vật?

Khi loài người giàu có

Khi con người sung sướng

Khi con người hiểu được động vật

Câu 8 :

Đâu là tác phẩm nổi tiếng nhất của Minh Huệ?

  • A.

    Đêm nay Bác không ngủ

  • B.

    Rừng xưa rừng nay

  • C.

    Tiếng hát quê hương

  • D.

    Mùa xanh đến

Câu 9 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Minh Huệ?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1927 - 2003

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Câu 10 :

Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

  • A.

    Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu

  • C.

    Biện pháp so sánh

  • D.

    Gồm 3 ý trên

Câu 11 :

Lượm hi sinh trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Khi chú bé bệnh hiểm nghèo

  • B.

    Khi chú bé bị giặc tra tấn

  • C.

    Khi chú bé đang làm nhiệm vụ

  • D.

    Khi chú bé đang chơi đùa cùng bạn

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

 Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Sự chuyển đổi tên gọi

Phóng đại sự vật

Làm thay đổi bản chất sự vật

Dựa trên quy luật liên tưởng

Câu 14 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?, đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì?

Giúp trẻ giàu có hơn

Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống

Cải thiện đời sống tinh thần

Có thêm một "người bạn" chia sẻ thời thơ ấu

Giúp trẻ thông minh và thành công hơn

Câu 15 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?

  • A.

    Ông là gương mặt tiêu biểu của trường phái thơ siêu thực

  • B.

    Ông là con chim đầu đàn của phong trào thơ mới

  • C.

    Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.

  • D.

    Ông là nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca hiện đại

Câu 16 :

Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?

  • A.

    Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp

  • B.

    Không được cầm theo bất cứ thứ gì

  • C.

    Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

  • D.

    Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo

Câu 17 :

Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?

  • A.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Giọng điệu chính được thể hiện trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là gì?

Xót xa, căm phẫn

Hồn nhiên, tươi sáng

Hào hùng, mạnh mẽ

Câu 19 :

(…) chân vòng kiềng

Đi dạp trong rừng nhỏ,

Nhặt những quả thông già

Hát líu lo, líu lo

(Gấu con chân vòng kiềng – U-xa-chốp)

  • A.

    Hổ con

  • B.

    Gấu mẹ

  • C.

    Gấu con

  • D.

    Nai con

Câu 20 :

Lý do Bác không ngủ trong bài Đêm nay Bác không ngủ?

  • A.

    Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường

  • B.

    Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở rừng

  • C.

    Bác lo lắng cho chiến dịch

  • D.

    Cả ba ý trên

Câu 21 :

Đâu không phải là từ Hán Việt?

  • A.

    Xã tắc

  • B.

    Đất nước

  • C.

    Sơn thủy

  • D.

    Giang sơn

Câu 22 :

Bố cục văn bản Gấu con chân vòng kiềng chia ra làm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Câu 23 :

Bài thơ "Lượm" viết về đối tượng nào?

  • A.

    Lãnh đạo cách mạng

  • B.

    Thanh niên xung phong

  • C.

    Chú bé liên lạc

  • D.

    Người nông dân

Câu 24 :

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Văn bản nghị luận

  • D.

    Văn bản thông tin

Câu 25 :

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

  • A.

    Một phần

  • B.

    Hai phần

  • C.

    Ba phần

  • D.

    Bốn phần

Câu 26 :

Bài thơ Đêm nay bác không ngủ được làm theo thể thơ gì?

  • A.

    Thể lục bát

  • B.

    Thể ngũ ngôn

  • C.

    Thể song thất lục bát

  • D.

    Thể tứ tuyệt

Câu 27 :

Nội dung chính văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? là gì?

  • A.

    Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt

  • B.

    Nêu lên hiện trạng bạo hành động vật

  • C.

    Nhắc nhở con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

  • D.

    Nêu lên lợi ích của việc nuôi thú cưng

Câu 28 :

U-xa-chốp bắt đầu xuất bản các tác phẩm từ năm bao nhiêu?

  • A.

    1985

  • B.

    1986

  • C.

    1987

  • D.

    1988

Câu 29 :

Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A.

    Gia vị

  • B.

    Gia tăng

  • C.

    Gia sản

  • D.

    Tham gia

Câu 30 :

 Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A.

    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

  • B.

    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • C.

    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

  • D.

    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đoạn thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ hay hoán dụ?

Mong ngày mai sau mưa trời lại nắng 

Sài Gòn lại cười ôm trọn tình thân 

Ngành Y tiên phong khi Tổ quốc cần 

Diệt COVID như ngày xưa cha ông mình dẹp giặc

 (GS.TS.BS Nguyễn Đức Công)

Ẩn dụ

Hoán dụ

Cả ẩn dụ và hoán dụ

Đáp án

Cả ẩn dụ và hoán dụ

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên sử dụng cả phép ẩn dụ và hoán dụ:

- Ẩn dụ: sau mưa trời lại nắng – những dịch bệnh qua đi, trả lại cuộc sống bình yên cho người dân Sài Gòn.

- Hoán dụ:

+ Sài Gòn: những người dân sống ở Sài Gòn.

+ Ngành y: nói về các y bách sĩ.

+ Tổ quốc: nói về nhân dân Việt Nam

Câu 2 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản

Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

(Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Đáp án

Áo trắng

Đôi vai

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày: từ ngữ áo trắngđôi vai trong ví dụ trên đều là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể (những y, bác sĩ đang trong tuyến đầu chống đại dịch Covid tại Việt Nam)

Câu 5 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng

Câu 6 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A.

    Sống tiết kiệm

  • B.

    Quan tâm, yêu thương mọi người

  • C.

    Cần cù trong lao động

  • D.

    Khiêm tốn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản trên, em có thể rút ra được bài học đạo đức về sự quan tâm, yêu thương mọi người.

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định khi nào thì con người mới không phá hoại và không làm ảnh hưởng đến động vật?

Khi loài người giàu có

Khi con người sung sướng

Khi con người hiểu được động vật

Đáp án

Khi con người hiểu được động vật

Lời giải chi tiết :

Tác giả khẳng định khi con người hiểu được động vật thì con người mới không phá hoại và không làm ảnh hưởng đến động vật.

Câu 8 :

Đâu là tác phẩm nổi tiếng nhất của Minh Huệ?

  • A.

    Đêm nay Bác không ngủ

  • B.

    Rừng xưa rừng nay

  • C.

    Tiếng hát quê hương

  • D.

    Mùa xanh đến

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong số tất cả những sáng tác của mình, “Đêm nay Bác không ngủ” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

Câu 9 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Minh Huệ?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1927 - 2003

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.

Câu 10 :

Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

  • A.

    Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu

  • C.

    Biện pháp so sánh

  • D.

    Gồm 3 ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ láy cùng phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên.

Câu 11 :

Lượm hi sinh trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Khi chú bé bệnh hiểm nghèo

  • B.

    Khi chú bé bị giặc tra tấn

  • C.

    Khi chú bé đang làm nhiệm vụ

  • D.

    Khi chú bé đang chơi đùa cùng bạn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lượm hi sinh khi em đang làm nhiệm vụ và trúng đạn của giặc

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức ẩn dụ và hoán dụ

Lời giải chi tiết :

 “Chân sút cừ” biện pháp hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể, lấy hình ảnh chân sút để chỉ cả một cá nhân.

Câu 13 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

 Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Sự chuyển đổi tên gọi

Phóng đại sự vật

Làm thay đổi bản chất sự vật

Dựa trên quy luật liên tưởng

Đáp án

Sự chuyển đổi tên gọi

Dựa trên quy luật liên tưởng

Lời giải chi tiết :

Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là:

- Gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

- Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

Câu 14 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?, đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì?

Giúp trẻ giàu có hơn

Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống

Cải thiện đời sống tinh thần

Có thêm một "người bạn" chia sẻ thời thơ ấu

Giúp trẻ thông minh và thành công hơn

Đáp án

Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống

Cải thiện đời sống tinh thần

Có thêm một "người bạn" chia sẻ thời thơ ấu

Phương pháp giải :

Em đọc lại phần cuối văn bản.

Lời giải chi tiết :

Lợi ích của việc nuôi một con vật:

- Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống.

- Cải thiện đời sống tinh thần.

- Có thêm một "người bạn" chia sẻ thời thơ ấu.

Câu 15 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?

  • A.

    Ông là gương mặt tiêu biểu của trường phái thơ siêu thực

  • B.

    Ông là con chim đầu đàn của phong trào thơ mới

  • C.

    Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.

  • D.

    Ông là nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca hiện đại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.

Câu 16 :

Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?

  • A.

    Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp

  • B.

    Không được cầm theo bất cứ thứ gì

  • C.

    Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

  • D.

    Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Lưu ý: trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chi và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

Câu 17 :

Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?

  • A.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản, chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng là tình cảm nổi bật trong văn bản trên

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Giọng điệu chính được thể hiện trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là gì?

Xót xa, căm phẫn

Hồn nhiên, tươi sáng

Hào hùng, mạnh mẽ

Đáp án

Hồn nhiên, tươi sáng

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Hồn nhiên, tươi sáng là giọng điệu chính của bài thơ.

Câu 19 :

(…) chân vòng kiềng

Đi dạp trong rừng nhỏ,

Nhặt những quả thông già

Hát líu lo, líu lo

(Gấu con chân vòng kiềng – U-xa-chốp)

  • A.

    Hổ con

  • B.

    Gấu mẹ

  • C.

    Gấu con

  • D.

    Nai con

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Gấu con chân vòng kiềng

Đi dạp trong rừng nhỏ,

Nhặt những quả thông già

Hát líu lo, líu lo

Câu 20 :

Lý do Bác không ngủ trong bài Đêm nay Bác không ngủ?

  • A.

    Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường

  • B.

    Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở rừng

  • C.

    Bác lo lắng cho chiến dịch

  • D.

    Cả ba ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bác không ngủ được vì thương chiến sĩ, dân công và lo lắng cho chiến dịch.

Câu 21 :

Đâu không phải là từ Hán Việt?

  • A.

    Xã tắc

  • B.

    Đất nước

  • C.

    Sơn thủy

  • D.

    Giang sơn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án đã cho và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

“Đất nước” là một từ thuần Việt.

Câu 22 :

Bố cục văn bản Gấu con chân vòng kiềng chia ra làm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được chia làm hai phần.

Câu 23 :

Bài thơ "Lượm" viết về đối tượng nào?

  • A.

    Lãnh đạo cách mạng

  • B.

    Thanh niên xung phong

  • C.

    Chú bé liên lạc

  • D.

    Người nông dân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ viết về Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ

Câu 24 :

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Văn bản nghị luận

  • D.

    Văn bản thông tin

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Câu 25 :

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

  • A.

    Một phần

  • B.

    Hai phần

  • C.

    Ba phần

  • D.

    Bốn phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm 3 phần

Câu 26 :

Bài thơ Đêm nay bác không ngủ được làm theo thể thơ gì?

  • A.

    Thể lục bát

  • B.

    Thể ngũ ngôn

  • C.

    Thể song thất lục bát

  • D.

    Thể tứ tuyệt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Đêm nay bác không ngủ được làm theo thể thơ ngũ ngôn

Câu 27 :

Nội dung chính văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? là gì?

  • A.

    Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt

  • B.

    Nêu lên hiện trạng bạo hành động vật

  • C.

    Nhắc nhở con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

  • D.

    Nêu lên lợi ích của việc nuôi thú cưng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? nêu những lợi ích của việc nuôi một thú cưng trong nhà. Từ đó đồng tình với quan điểm nên nuôi một con vật khi nhà có trẻ con.

Câu 28 :

U-xa-chốp bắt đầu xuất bản các tác phẩm từ năm bao nhiêu?

  • A.

    1985

  • B.

    1986

  • C.

    1987

  • D.

    1988

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1985, U-xa-chốp bắt đầu xuất bản các tác phẩm của mình.

Câu 29 :

Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A.

    Gia vị

  • B.

    Gia tăng

  • C.

    Gia sản

  • D.

    Tham gia

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dịch nghĩa từng từ trong các đáp án đã cho

Lời giải chi tiết :

gia sản (tài sản của gia đình)

Câu 30 :

 Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A.

    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

  • B.

    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • C.

    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

  • D.

    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu hoán dụ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu trên lấy cái cụ thể (trồng cây) để nói về cái trừu tượng (đào tạo giáo dục con người).

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.