Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai?

  • A.

    Ông lão

  • B.

    Con cá

  • C.

    Bà vợ

  • D.

    Biển

Câu 2 :

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám

  • B.

    Trong thời kì chống Pháp

  • C.

    Thời kì chống Mĩ

  • D.

    Khi đất nước hòa bình

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đoạn thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ hay hoán dụ?

Mong ngày mai sau mưa trời lại nắng 

Sài Gòn lại cười ôm trọn tình thân 

Ngành Y tiên phong khi Tổ quốc cần 

Diệt COVID như ngày xưa cha ông mình dẹp giặc

 (GS.TS.BS Nguyễn Đức Công)

Ẩn dụ

Hoán dụ

Cả ẩn dụ và hoán dụ

Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

 Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Sự chuyển đổi tên gọi

Phóng đại sự vật

Làm thay đổi bản chất sự vật

Dựa trên quy luật liên tưởng

Câu 5 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A.

    Sống tiết kiệm

  • B.

    Quan tâm, yêu thương mọi người

  • C.

    Cần cù trong lao động

  • D.

    Khiêm tốn

Câu 6 :

Đâu là năm sinh của U-xa-chốp?

  • A.

    1955

  • B.

    1956

  • C.

    1957

  • D.

    1958

Câu 7 :

Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

                                  Mồ hôi mà đổ xuống đồng

                         Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

  • A.

    Chỉ người lao động

  • B.

    Chỉ công việc lao động

  • C.

    Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

  • D.

    Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

Câu 8 :

Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

  • A.

    Tăng tiến, tượng trưng

  • B.

    So sánh, liệt kê

  • C.

    Tăng tiến, liệt kê

  • D.

    Hoán dụ, tăng tiến

Câu 9 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 10 :

U-xa-chốp từng học trường nào?

  • A.

    Moscow

  • B.

    Saint – Petersburg

  • C.

    Novosibirsk

  • D.

    Harvard

Câu 11 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Câu 12 :

Minh Huệ bắt đầu viết văn từ khi nào?

  • A.

    Trước CMT8

  • B.

    Kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước hòa bình

Câu 13 :

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ

  • B.

    Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

  • C.

    Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

  • D.

    Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ

Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Giọng điệu chính được thể hiện trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là gì?

Xót xa, căm phẫn

Hồn nhiên, tươi sáng

Hào hùng, mạnh mẽ

Câu 15 :

 Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A.

    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

  • B.

    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • C.

    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

  • D.

    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Câu 16 :

Tác phẩm Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin của Pu-skin thuộc thể loại nào?

  • A.

    Truyện thơ

  • B.

    Kịch

  • C.

    Thơ

  • D.

    Tiểu thuyết bằng thơ

Câu 17 :

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng có chung đặc điểm gì?

  • A.

    Chung một cấu trúc ngữ pháp

  • B.

    Có nhiều cách thẻ hiện lời thoại khác nhau

  • C.

    Chung một lời thoại, cho mỗi lần đối thoại của từng nhân vật

  • D.

    Các cuộc đối thoại diễn ra với những mẩu lộn xộn

Câu 18 :

Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    Không xác định được

Câu 19 :

Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ được liên tưởng với ai?

  • A.

    Người anh

  • B.

    Người mẹ

  • C.

    Người cha

  • D.

    Người lãnh tụ vĩ đại

Câu 20 :

Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 21 :

Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người nước nào?

  • A.

    Nga

  • B.

    Đan Mạch

  • C.

    Trung Quốc

  • D.

    Việt Nam

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ chứng tỏ nhân vật anh đội viên có tấm lòng yêu thương, ngưỡng mộ, gắn bó của người chiến sĩ dành cho Bác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 23 :

Trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, mẹ gấu đã ứng xử thế nào khi gấu con về mách mẹ?

  • A.

    Cãi nhau với đám trêu chọc gấu con

  • B.

    Khen chân gấu đẹp

  • C.

    Không thèm quan tâm

  • D.

    Khuyên gấu chấp nhận sự thật về đôi chân xấu

Câu 24 :

Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?

  • A.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng

Câu 25 :

Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Tế Hanh

  • C.

    Minh Huệ

  • D.

    Viễn Phương

Câu 26 :

Mục đích chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là?

  • A.

    Gây cười

  • B.

    Phê phán những kẻ ngu dốt

  • C.

    Khẳng định sức mạnh của con người

  • D.

    Phê phán kẻ bội bạc và ca ngợi người lương thiện

Câu 27 :

Trong văn bản Gấu con chân vòng kiềng, đâu là loài vật cất tiếng trêu chọc gấu con đầu tiên?

  • A.

    Cả khu rừng.

  • B.

    Con cáo.

  • C.

    Con thỏ.

  • D.

    Con sáo.

Câu 28 :

Cụm danh từ là gì?

  • A.

    Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ

  • B.

    Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

  • C.

    Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 29 :

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng thuộc thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    7 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Câu 30 :

Pus-kin sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình chăn nuôi nghèo

  • B.

    Gia đình nô lệ

  • C.

    Gia đình quý tộc

  • D.

    Gia đình buôn bán nhỏ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai?

  • A.

    Ông lão

  • B.

    Con cá

  • C.

    Bà vợ

  • D.

    Biển

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại xem đâu là nhân vật phản diện

Lời giải chi tiết :

Nhân vật phẩn diện là mụ vợ độc ác

Câu 2 :

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám

  • B.

    Trong thời kì chống Pháp

  • C.

    Thời kì chống Mĩ

  • D.

    Khi đất nước hòa bình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đoạn thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ hay hoán dụ?

Mong ngày mai sau mưa trời lại nắng 

Sài Gòn lại cười ôm trọn tình thân 

Ngành Y tiên phong khi Tổ quốc cần 

Diệt COVID như ngày xưa cha ông mình dẹp giặc

 (GS.TS.BS Nguyễn Đức Công)

Ẩn dụ

Hoán dụ

Cả ẩn dụ và hoán dụ

Đáp án

Cả ẩn dụ và hoán dụ

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên sử dụng cả phép ẩn dụ và hoán dụ:

- Ẩn dụ: sau mưa trời lại nắng – những dịch bệnh qua đi, trả lại cuộc sống bình yên cho người dân Sài Gòn.

- Hoán dụ:

+ Sài Gòn: những người dân sống ở Sài Gòn.

+ Ngành y: nói về các y bách sĩ.

+ Tổ quốc: nói về nhân dân Việt Nam

Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

 Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Sự chuyển đổi tên gọi

Phóng đại sự vật

Làm thay đổi bản chất sự vật

Dựa trên quy luật liên tưởng

Đáp án

Sự chuyển đổi tên gọi

Dựa trên quy luật liên tưởng

Lời giải chi tiết :

Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là:

- Gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

- Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

Câu 5 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A.

    Sống tiết kiệm

  • B.

    Quan tâm, yêu thương mọi người

  • C.

    Cần cù trong lao động

  • D.

    Khiêm tốn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản trên, em có thể rút ra được bài học đạo đức về sự quan tâm, yêu thương mọi người.

Câu 6 :

Đâu là năm sinh của U-xa-chốp?

  • A.

    1955

  • B.

    1956

  • C.

    1957

  • D.

    1958

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

U-xa-chốp sinh năm 1958

Câu 7 :

Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

                                  Mồ hôi mà đổ xuống đồng

                         Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

  • A.

    Chỉ người lao động

  • B.

    Chỉ công việc lao động

  • C.

    Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

  • D.

    Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ, hiểu được nghĩa của câu thơ

Lời giải chi tiết :

Từ “mồ hôi” hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc, vất vả của con người.

Câu 8 :

Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

  • A.

    Tăng tiến, tượng trưng

  • B.

    So sánh, liệt kê

  • C.

    Tăng tiến, liệt kê

  • D.

    Hoán dụ, tăng tiến

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo, xây dựng các nhân vật đối lập, sự tăng tiến trong cốt truyện.

Câu 9 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

Câu 10 :

U-xa-chốp từng học trường nào?

  • A.

    Moscow

  • B.

    Saint – Petersburg

  • C.

    Novosibirsk

  • D.

    Harvard

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

U-xa-chốp từng học ở đại học Moscow

Câu 11 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng

Câu 12 :

Minh Huệ bắt đầu viết văn từ khi nào?

  • A.

    Trước CMT8

  • B.

    Kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Kháng chiến chống Mỹ

  • D.

    Khi đất nước hòa bình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi (kháng chiến chống Pháp)

Câu 13 :

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ

  • B.

    Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

  • C.

    Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

  • D.

    Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Giọng điệu chính được thể hiện trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là gì?

Xót xa, căm phẫn

Hồn nhiên, tươi sáng

Hào hùng, mạnh mẽ

Đáp án

Hồn nhiên, tươi sáng

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Hồn nhiên, tươi sáng là giọng điệu chính của bài thơ.

Câu 15 :

 Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A.

    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

  • B.

    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • C.

    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

  • D.

    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu hoán dụ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu trên lấy cái cụ thể (trồng cây) để nói về cái trừu tượng (đào tạo giáo dục con người).

Câu 16 :

Tác phẩm Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin của Pu-skin thuộc thể loại nào?

  • A.

    Truyện thơ

  • B.

    Kịch

  • C.

    Thơ

  • D.

    Tiểu thuyết bằng thơ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thể loại tiểu thuyết bằng thơ

Câu 17 :

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng có chung đặc điểm gì?

  • A.

    Chung một cấu trúc ngữ pháp

  • B.

    Có nhiều cách thẻ hiện lời thoại khác nhau

  • C.

    Chung một lời thoại, cho mỗi lần đối thoại của từng nhân vật

  • D.

    Các cuộc đối thoại diễn ra với những mẩu lộn xộn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các cuộc đối thoại của 3 nhân vật

Lời giải chi tiết :

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm cấu trúc ngữ pháp.

Câu 18 :

Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    Không xác định được

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và tìm các thành phần trong cụm trên.

Lời giải chi tiết :

Cụm từ trên gồm 3 thành phần Cả/ ba: thành phần phụ trước; cô (thành phần trung tâm); con gái (thành phần phụ sau).

Câu 19 :

Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ được liên tưởng với ai?

  • A.

    Người anh

  • B.

    Người mẹ

  • C.

    Người cha

  • D.

    Người lãnh tụ vĩ đại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản được liên tưởng với người cha.

Câu 20 :

Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ và ghi ra nháp những cụm danh từ có trong bài

Lời giải chi tiết :

Các cụm danh từ: mỗi chiếc lá, một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng

Câu 21 :

Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người nước nào?

  • A.

    Nga

  • B.

    Đan Mạch

  • C.

    Trung Quốc

  • D.

    Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác giả là Puskin - người Nga

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ chứng tỏ nhân vật anh đội viên có tấm lòng yêu thương, ngưỡng mộ, gắn bó của người chiến sĩ dành cho Bác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại phần kết bài

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

Câu 23 :

Trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, mẹ gấu đã ứng xử thế nào khi gấu con về mách mẹ?

  • A.

    Cãi nhau với đám trêu chọc gấu con

  • B.

    Khen chân gấu đẹp

  • C.

    Không thèm quan tâm

  • D.

    Khuyên gấu chấp nhận sự thật về đôi chân xấu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mẹ gấu đã khen chân gấu đẹp và nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"

Câu 24 :

Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?

  • A.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản, chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng là tình cảm nổi bật trong văn bản trên

Câu 25 :

Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Tế Hanh

  • C.

    Minh Huệ

  • D.

    Viễn Phương

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Minh Huệ

Câu 26 :

Mục đích chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là?

  • A.

    Gây cười

  • B.

    Phê phán những kẻ ngu dốt

  • C.

    Khẳng định sức mạnh của con người

  • D.

    Phê phán kẻ bội bạc và ca ngợi người lương thiện

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

Câu 27 :

Trong văn bản Gấu con chân vòng kiềng, đâu là loài vật cất tiếng trêu chọc gấu con đầu tiên?

  • A.

    Cả khu rừng.

  • B.

    Con cáo.

  • C.

    Con thỏ.

  • D.

    Con sáo.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sáo đã cất tiếng trêu chọc gấu đầu tiên.

Câu 28 :

Cụm danh từ là gì?

  • A.

    Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ

  • B.

    Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

  • C.

    Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cụm danh từ là một tôt hợp từ có ý nghĩa chi tiết hơn danh từ.

Câu 29 :

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng thuộc thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    7 chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Tự do

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ

Câu 30 :

Pus-kin sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình chăn nuôi nghèo

  • B.

    Gia đình nô lệ

  • C.

    Gia đình quý tộc

  • D.

    Gia đình buôn bán nhỏ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Pu-skin sinh ra trong một gia đình quý tộc Nga.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.