Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri ..

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 - Đề số 3


Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là

A. Vạn Thắng vương.                                                      

B. Bắc Bình vương.

C. Bình Định vương.                                                       

D. Bố Cái Đại vương.

Câu 2: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp thống trị?

A. Vua, quan văn, thợ thủ công.                                     

B. Vua, quan văn, quan võ cùng một số nhà sư.

C. Vua, địa chủ cùng một số thứ sử các châu.                

D. Vua, thợ thủ công và thương nhân.

Câu 3: Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào?

A. Thời Ngô.                    

B. Tiền Lê.                       

C. Thời Đinh.                   

D. Thời Lý.

Câu 4: Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào?

A. Ngô, Đinh.                   

B. Hồ, Lê Sơ.                   

C. Lý, Trần.                      

D. Đinh, Tiền Lê.

Câu 5: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh nhằm mục đích:

A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.     

B. Đề nghị giảng hòa củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.                                

D. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

Câu 6: Lễ Tịch điền dưới thời Lý có ý nghĩa là

A. Thể hiện sự công bằng trong phân chia ruộng đất của nhà nước.

B. Nêu gương cho quan lại địa phương trong quan hệ với nông dân.

C. Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

D. Phát huy truyền thống thương dân của các triều đại trước.

Câu 7: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về tổ chức chính quyền địa phương thời Lý?

A. Đứng đầu nhà nước là vua.                                         

B. Chia cả nước thành 24 lộ, phủ.

C. Đặt các chức tri phủ, tri châu.                                     

D. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Câu 8: Xã hội thời Lý có đặc điểm gì tương đồng so với thời Đinh – Tiền Lê?

A. Nhà sư đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị.

B. Nhà nước đưa ra hàng loạt chính sách hạn chế nô tì.

C. Nhà nước thực hiện chính sách cải cách hành chính.

D. Nô tì là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến nạn đói ở châu Phi?

A. Dân số đông, xung đột chính trị và biến đổi khí hậu.

B. Thiếu nguồn lao động sản xuất trong nông nghiệp.

C. Hiện tượng hoang mạc hóa đang mở rộng về diện tích.

D. Chính sách của các nước thực dân thống trị.

Câu 10: Châu Phi chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 10%.                             

B. 13%.                             

C. 17%.                             

D. 15%.

Câu 11: Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.                          

B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.                             

D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 12: Thách thức lớn nhất của châu Phi khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao là gì?

A. Nạn đói.                                                                      

B. Thiếu việc làm.

C. Chênh lệch giàu nghèo.                                              

D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 13: Nguyên nhân nào bùng nổ dân số ở châu Phi?

A. Tỉ suất tử thô thấp.                                                      

B. Tỉ lệ gia tăng cơ giới cao.

C. Tỉ suất sinh cao.                                                          

D. Quy mô dân số đông nhất thế giới.

Câu 14: Xung đột quân sự ở châu Phi chủ yếu tranh chấp vấn đề gì?

A. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất.                 

B. Quyền sử hữu đất đai và tài nguyên.

C. Tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản.              

D. Tài nguyên du lịch và tài nguyên đất.

Câu 15: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên châu Phi so với thế giới trong những năm gần đây như thế nào?

A. Gia tăng tự nhiên âm, thấp hơn so với trung bình thế giới.

B. Gia tăng tự nhiên đạt mức trung bình so với thế giới.

C. Gia tăng tự nhiên cao, gấp đôi trung bình của thế giới.

D. Gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình của thế giới.

Câu 16: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là

A. cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.

B. già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

C. trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột.

D. các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động.

Câu 17: Vì sao sản xuất nông nghiệp thời Lý phát triển?

Câu 18: Xã hội thời Lý có đặc điểm gì tương đồng so với thời Đinh – Tiền Lê?

Câu 19: Trình bày sự khác nhau về tự nhiên giữa phía đông và phía tây khu vực Trung Phi.

Câu 20: Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Nam Phi? Nêu sự khác nhau về dân cư 3 khu vực Châu Phi. 

----- HẾT -----

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

1.A

2.B

3.D

4.D

5.A

6.C

7.A

8.A

9.A

10.C

11.B

12.A

13.C

14.B

15.C

16.C

 

 

 

 

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung sự thành lập nhà Đinh.

Cách giải:

Trong tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương.

Chú ý khi giải:

-  Bắc Bình vương là Nguyễn Huệ.

-  Bình Định vương là Lê Lợi.

-  Bố Cái Đại vương là Phùng Hưng.

Chọn A. Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung tình hình xã hội thời Đinh - Tiền Lê.

Cách giải:

Dựa vào sự thay đổi đời sống xã hội nước Đại Cổ Việt: Trong xã hội: Vua, các quan văn – võ cùng một số nhà sư tạo thành bộ máy thống trị.

Chọn B. Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung văn hoá dưới thời Lý.

Cách giải:

Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời Lý.

Chọn D. Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.

Cách giải:

Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã xây dựng nên một nhà nước quân chủ sơ khai gồm 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng gia, chia nước thành 10 đạo, tổ chức quân đội theo hướng chính quy.

Chọn D. Câu 5 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh nhằm mục đích: Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.

Chọn A. Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua dưới thời Lý có ý nghĩa quan trọng:

-  Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

-  Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.

Chọn C. Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Cách giải:

Dựa trên tổ chức chính quyền địa phương thời Lý:

Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

=> Loại trừ đáp án A: Đứng đầu là vua là tổ chức chính quyền trung ương.

Chọn A. Câu 8 (VD):

Phương pháp:

So sánh, nhận xét.

Cách giải:

-  Thời Đinh – Tiền Lê, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhà sư là những ngời có học thức và được nhân dân kính trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng như những cố vấn trong cũng đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp lễ đón tiếp các sứ thần nhà Tống.

-   Thời Lý, những tăng sĩ đắc đạo và có học thức rất được nhà nước coi trọng. Một loạt nhà sư được ban hiệu Quốc sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ. Vai trò chủ yếu của các Quốc sư thời Lý là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lý đạo Phật, ngoài ra khi cần các Quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề về chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa...

=> Trong xã hội thời Đinh – Tiền Lê và thời Lý có điểm tương đồng là nhà sư đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị.

Chọn A.

Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu lương thực, đói ăn đi kèm với suy dinh dưỡng là do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống; biến đổi khí hậu làm hạn hán xảy ra càng nghiêm trọng trong khi sản xuất lương thực bị giảm…

Chọn A.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Năm 2019, châu Phi có 1308,1 triệu người chiếm 17,0% dân số thế giới.

Chọn C.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Mỹ.

Cách giải:

-  Kênh đào Pa-na-ma có vai trò quan trọng nối liền Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, rút ngắn thời gian, chi phí di chuyển sang các châu lục ở bán cầu Đông.

Chọn B.

Câu 12 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Nạn đói là một trong những vấn đề nổi cộm nhất ở châu Phi, gia tăng dân số nhanh gây áp lực lên nguồn cung lương thực.

Chọn A.

Câu 13 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Nguyên nhân chính của bùng nổ dân số ở châu lục này do tỉ suất sinh cao được duy trì trong thời gian dài.

Chọn C.

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Nguyên nhân bắt nguồn từ những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên.

Chọn B.

Câu 15 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Gia tăng tự nhiên ở châu Phi cao và gấp đôi so với thế giới (năm 2019: Châu Phi: 2,6%; thế giới: 1,2%).

Chọn C.

Câu 16 (VDC):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Dân số châu Phi tăng nhanh để lại nhiều thách thức về nạn đói, xung đột quân sự, dịch bệnh…

Chọn C.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Nền nông nghiệp thời Lý phát triển nhờ những chính sách khuyến nông của nhà nước (chia đều ruộng đất cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế cho nhà vua, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt,...).

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

So sánh, tìm điểm tương đồng.

Cách giải:

Thời Đinh – Tiền Lê, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhà sư là những ngời có học thức và được nhân dân kính trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng như những cố vấn trong cũng đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp lễ đón tiếp các sứ thần nhà Tống.

-   Thời Lý, những tăng sĩ đắc đạo và có học thức rất được nhà nước coi trọng. Một loạt nhà sư được ban hiệu Quốc sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ. Vai trò chủ yếu của các Quốc sư thời Lý là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lý đạo Phật, ngoài ra khi cần các Quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề về chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa...

=> Trong xã hội thời Đinh – Tiền Lê và thời Lý có điểm tương đồng là nhà sư đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Phi.

Cách giải:

-  Phía Tây:

+ Địa hình: chủ yếu là các Bồn địa.

+ Khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới phát triển rừng rậm xanh quanh năm và rừng thưa xavan.

-  Phía Đông:

+ Sơn nguyên và hồ kiến tạo;

+ Khí hậu gió mùa xích đạo, phát triển xavan công viên, rừng rậm ở sườn đón gió

Câu 20 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Phi.

Cách giải:

*  Đặc điểm dân cư Nam Phi:

-  Có thành phần chủng tộc đa dạng, đông nhất là Nê-grô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai.

-  Ngoài ra trên đảo Ma-đa-ga-xca có người Man-gát thuộc chủng tộc Môn gô lô ít

-  Dân cư chủ yếu theo thiên chúa giáo

*  Khác nhau

-  Dân cư bắc Phi chủ yếu là người Ả rập và Béc Be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít.

-  Trung Phi chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê-grô-ít.

-  Nam Phi có thành phần chủng tộc đa dạng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí