Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri ..

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 - Đề số 2


Câu 1: Cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Tiền Lê diễn ra ở

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1: Cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Tiền Lê diễn ra ở

A. Sông Như Nguyệt.                                                     

B. Chi Lăng – Xương Giang.

C. Rạch Gầm – Xoài Mút.                                               

D. Sông Bạch Đằng.

Câu 2: Thời Lý, nhà nước cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động được gọi là chính sách gì?

A. Gửi lính về quê.                                                          

B. Đảm bảo kỉ luật quân đội.

C. Phát triển nông nghiệp.                                               

D. Ngụ binh ư nông.

Câu 3: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách

A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”.

B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.

D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Câu 4: Đâu không phải loại hình văn hoá dân gian phổ biến ở nước ta thời Lý?

A. Chèo.                           

B. Múa rối nước.              

C. Đua thuyền.                 

D. Hát xẩm.

Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?

A. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh.                                       

B. Được nhà Tống giúp sức.

C. Liên kết, chiêu dụ các sứ quân khác.                          

D. Được nhân dân ủng hộ.

Câu 6: Sự kiện đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt là gì?

A. Mở Quốc Tử Giám.                                                    

B. Xây dựng Văn Miếu.

C. Mở khoa thi.                                                               

D. Mở khoa thi, mở Quốc Tử Giám.

Câu 7: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý?

A. Sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt.

B. Quân Tống không quen với khí hậu, thời tiết.

C. Nhà Tống có sự giúp đỡ của quân đội Chăm pa.        

D. Quân Tống không có sự chuẩn bị chu đáo.

Câu 8: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Lý có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Gắn bó chặt chẽ, tạo động lực cũng phát triển.

B. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

C. Thủ công nghiệp phát triển nhờ nông nghiệp.

D. Thương nghiệp liên quan mật thiết với nông nghiệp.

Câu 9: Ở châu Phi, khó khăn lớn nhất của môi trường xích đạo ẩm là gì?

A. Diện tích hoang mạc đang mở rộng.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Chặt phá rừng và buôn bán động vật trái phép.

D. Suy giảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường.

Câu 10: Ở châu Phi, những loại khoáng sản nào nổi bật ở môi trường nhiệt đới?

A. Vàng, dầu mỏ, quặng sắt, phốt phát.                          

B. Vàng, đồng, chì.

C. Dầu mỏ, khí tự nhiên.                                                 

D. Phốt phát, dầu mỏ, khí đốt.

Câu 11: Ở châu Phi, môi trường nhiệt đới những vùng khô hạn khai thác thiên nhiên như thế nào?

A. Trồng lúa mì và cây ăn quả nhiệt đới.                        

B. Trồng kê và chăn nuôi dê, cừu.

C. Chăn nuôi dê, cừu, bò.                                                

D. Vùng chuyên canh cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu.

Câu 12: Môi trường xích đạo ẩm ở châu Phi phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

B. Phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.

C. Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắchoang mạc Ca-la-ha-ri và Na-mip ở phía nam.

D. Dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.

Câu 13: Ở châu Phi, môi trường hoang mạc có đặc điểm khí hậu gì nổi bật?

A. Mưa ít, tập trung trong các ốc đảo.                             

B. Khô hạn, lượng mưa ít.

C. Mưa tập trung vào mùa thu đông.                              

D. Khí hậu khắc nhiệt, nhiệt độ thấp.

Câu 14: Hoang mạc nào lớn nhất ở châu Phi?

A. Hoang mạc Xa-ha-ra.                                                  

B. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

C. Hoang mạc Na-mip.                                                    

D. Hoang mạc Gô-bi.

Câu 15: Tại các ốc đảo trong môi trường hoang mạc ở châu Phi, cây trồng nào được phát triển chủ yếu?

A. Cà phê và cao su.         

B. Cam, chanh, lúa mạch.

C. Lúa mì, mía.                 

D. Cọ dầu, cao su.

Câu 16: Châu Mỹ nằm ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Đông.             

B. Bán cầu Bắc.                

C. Bán cầu Tây.                

D. Bán cầu Nam.

Câu 17: Trình bày những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi lên ngôi? Tại sao nói Ngô Quyền là người có công dựng nền độc lập tự chủ còn Đinh Bộ Lĩnh là người có công thống nhất đất nước?

Câu 18: Nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

Câu 19: Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi gì cho việc phát triển nền kinh tế?

Câu 20: Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

----- HẾT ---

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

1.D

2.D

3.A

4.D

5.B

6.D

7.B

8.A

9.D

10.B

11.B

12.A

13.B

14.A

15.B

16.C

 

 

 

 

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí, nội dung cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

Cách giải:

Lê Hoàn trực tiếp tổ chức lãnh đạo và kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền của địch. Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng

Chọn D. Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung quân đội dưới thời Lý.

Cách giải:

Nhà Lý thi hành chính sách "Ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

Chọn D. Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

Cách giải:

Giữa lúc quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Sau đó quân Tống rút về nước.

Chọn A. Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung thành tựu văn hoá.

Cách giải:

Hát xẩm không phải loại hình văn hoá dân gian phổ biến ở nước ta thời Lý.

Chọn D. Câu 5 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

-  Trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh – một người tài năng.

-   Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác.

-  Là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt. Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.

=> Loại trừ đáp án B: Được nhà Hán giúp sức.

Chú ý khi giải:

Trong tình hình chính trị rối loạn cuối thời Ngô, nhà Tống nhân đây là cơ hội tốt, lăm le xâm lược nước ta.

Chọn B. Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Việc nhà Lý mở khoa thi đầu tiên năm 1075 và mở Quốc Tử Giám năm 1076 đã đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.

Chọn D. Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Quân Tống không quen với khí hậu, thời tiết là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý.

Chọn B. Câu 8 (VD):

Phương pháp:

Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:

Về nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân.

+ Đời sống nhân dân ổn định, người dân chuyên tâm vào các hoạt động thủ công nghiệp, làm ra nhiều mặt hàng chất lượng, tinh sảo.

+ Nông nghiệp phát triển cũng cung cấp nhiều mặt hàng nông sản để trao đổi, buôn bán, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

Về thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt thúc đẩy nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

Về thương nghiệp:

+ Hoạt động thương nghiệp phát triển, nhu cầu về các mặt hàng ngày càng nhiều, kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp.

=> Nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp thời Lý có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, tạo động lực cùng phát triển.

Chọn A. Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Sự suy giảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường là trở ngại lớn nhất cho người dân sống ở môi trường này.

Chọn D.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Khoáng sản có giá trị ở môi trường nhiệt đới như: vàng, đồng, chì.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Do phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa, tại những khu vực khô hạn , người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu,…

Chọn B.

Câu 12 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Môi trường xích đạo ẩm châu Phi bao gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

Chọn A.

Câu 13 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Môi trường hoang mạc nổi bật khô hạn, lượng mưa ít.

Chọn B.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc nằm ở Bắc Phi có diện tích lớn nhất trên thế giới, khí hậu khô hạn, sinh vật nghèo nàn.

Chọn A.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Tại các ốc đảo người dân trồng nhiều chà là, cam, chanh, lúa mạch.

Chọn B.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Mỹ.

Cách giải:

Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

Chọn C.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

*  Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh:

-  Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình)

-  Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình

-  Đối ngoại : sai sứ sang giao hảo với nhà Tống

-  Các biện pháp xây dựng đất nước:

+ Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt+ Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.

*  Giải thích:

-Vì Ngô Quyền đã đánh bại mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán. Vào năm 938, từ bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, xây dựng một triều đình mới có nền độc lập hoàn toàn.

-  Vào năm 944, Ngô Quền mất, đất nước bị chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng đại phương. Sau này Đinh Bộ Lĩnh có công đã liên kết các sứ quân và nhân nhân mà dẹp loạn được 12 sứ quân này, thống nhất lại đất nước.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Phân tích, nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

-  Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

-  Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

-  Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

-   Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

-  Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

-  Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Mỹ.

Cách giải:

Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế:

-  Địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

-  Nhiều khoáng sản thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khái thác, công nghiệp chế biến.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Mỹ.

Cách giải:

Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

-   Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.

-   Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.