Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri ..

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 - Đề số 1


Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh xây dựng căn cứ ở vùng nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh xây dựng căn cứ ở vùng nào?

A. Hoa Lư (Nam Định).                                                  

B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Phong Châu (Phú Thọ).                                             

D. Đường Lâm (Sơn Tây).

Câu 2: Chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?

A. Lý Thường Kiệt.          

B. Trần Khánh Dư.           

C. Trần Quốc Tuấn.          

D. Trần Thủ Độ.

Câu 3: Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?

A. nhà Đinh.                     

B. nhà Tiền Lê.                 

C. nhà Lý.                         

D. Nhà Ngô.

Câu 4: Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến trên

A. sông Cửu Long.           

B. sông Mã.                      

C. sông Như Nguyệt.       

D. sông Cả.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

B. Nhà Tống và các triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ

Câu 6: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm

A. thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.                    

B. lấy lòng người dân tộc thiểu số.

C. thực hiện chính sách đa dân tộc.                                 

D. giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.

Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tấn công sang đất Tống của quân nhà Lý?

A. Phá được các kho lương thảo, vũ khí của quân Tống.

B. Đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo điều kiện có lợi để đánh bại khi chúng kéo sang xâm lược nước ta.

C. Thể hiện sức mạnh của quân dân Đại Việt.

D. Làm thất bại ý đồ tấn công nước ta của quân Tống.

Câu 8: Nhận xét nào đúng nhất về chủ trương của nhà Lý đối với từ trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng?

A. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chính sách mềm dẻo nhưng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.

B. Thể hiện sự trấn áp, chia rẽ các dân tộc miền núi.

C. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, kiên quyết trấn áp các dân tộc miền núi với miền xuôi.

D. Thể hiện sức mạnh của nhà Lý, tấn công các nước Cham-pa và nhà Tống.

Câu 9: Châu Phi tiếp giáp với lục địa Á-Âu qua những biển nào?

A. Biển Chết, biển Đen.                                                  

B. Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải.

C. Biển Đông, biển Chết.                                                

D. Biển Địa Trung Hải, biển Can-xpi.

Câu 10: Độ cao trung bình của địa hình châu Phi là:

A. 500m.                           

B. 750m.                           

C. 1000m.                         

D. 1500m.

Câu 11: Các sơn nguyên, cao nguyên ở châu Phi thường tập trung ở đâu?

A. Phía bắc.                      

B. Phía nam.                     

C. Phía đông.                    

D. Phía tây.

Câu 12: Diện tích hoang mạc Xa-ha-ra chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích lục địa châu Phi?

A. 1/2.                               

B. 1/4.                               

C. 1/3.                               

D. 1/5.

Câu 13: Đặc điểm địa hình châu Phi là gì?

A. Là một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình là 750m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.

B. Địa hình đa dạng: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn, … bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

C. Nhiều dãy núi chạy song song, xen lẫn các cao nguyên và sơn nguyên.

D. Là một vùng sơn nguyên độ cao trung bình dưới 500m, trên bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.

Câu 14: Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì?

A. Khô, lạnh, khắc nhiệt.

B. Khô, nóng.

C. Nóng ẩm mưa nhiều.

D. Khí hậu phân hóa bắc xuống nam, từ tây sang đông và theo độ cao.

Câu 15: Loài động vật nào ở châu Phi hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng?

A. Voi.                              

B. Hươu.                          

C. Tê giác.                        

D. Hổ.

Câu 16: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất

A. Pa-na-ma.                     

B. Xuy-e.                          

C. Man-sơ.                        

D. Xô-ma-li.

Câu 17: Dựa vào 2 đoạn sử liệu dưới đây, các em hãy cho biết Ngô Quyền đã có những việc làm gì để xây dựng nền độc lập?

(1).  Sử gia Ngô Sĩ Liên ghi chép trong Đại Việt Sử kí Toàn thư:

Tiền Ngô nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, còn thực hiện đặt trăm quan, định chiều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương.”

(2).  Sách Việt Sử Tiêu Án chép:

“Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, lên ngôi vua, tôn Dương thị làm hoàng hậu, dặt đủ một trăm quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.” Câu 18: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc Thái hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua.

Câu 19: Sự giống và khác nhau giữa cấu trúc địa hình Nam Mỹ và cấu trúc địa hình Bắc Mỹ:

Câu 20: Hãy giải thích tại sao lại có hoang mạc ở dải đất phía tây An-đét?

----- HẾT -----

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

1.B

2.A

3.A

4.C

5.B

6.A

7.D

8.A

9.B

10.B

11.C

12.C

13.A

14.B

15.C

16.B

 

 

 

 

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn "12 sứ quân".

Cách giải:

Trước tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên tập hợp lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình), chờ thời cơ dẹp loạn.

Chọn B. Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Lý.

Cách giải:

Chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của Lý Thường Kiệt.

Chọn A. Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, sự thành lập của nhà Đinh.

Cách giải:

Năm 968, quốc hiệu Đại Cồ Việt được xác định dưới thời nhà Đinh

Chú ý khi giải:

Năm 1054, quốc hiệu Đại Cồ Việt được đổi thành Đại Việt và chính thức trở thành tên nước từ đó cho đến cuối thế kỉ XVIII.

Chọn A. Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa Lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077).

Cách giải:

Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

Chọn C. Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

Cách giải:

-  Nội dung các đáp án A, C, D là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê.

-   Nội dung đáp án B không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê. Sau quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân Minh,… đã tiếp tục thực hiện việc xâm lược nước ta.

Chọn B. Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Chọn A. Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Làm thất bại ý đồ tấn công nước ta của quân Tống không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tấn công sang đất Tống của quân nhà Lý vì sau cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt, quân Tống đã đem quân sang tấn công nước ta. Chọn D.

Câu 8 (VD):

Phương pháp:

Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Dựa trên sự đánh giá ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của triều Tiền Lê:

-   Vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc nước ta là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc ít người đã sát cánh với người Kinh để xây dựng và bảo vệ đất nước chống phong kiến phương Bắc, vì thế những việc làm của Lý Công Uẩn là để củng cố khối đoàn kết dân tộc, vì đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-   Nhà Lý tiếp tục giao bang với nhà Tống và các nước láng giêng, nhưng nhà Lý thực hiện một nguyên tắc không thể nhân nhượng đó là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nếu nguyên tắc lại bị vi phạm, nhà Lý cử người kiên quyết đòi lại, thậm chí đem quân đánh trả.

=> Chủ trương củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chính sách mềm dẻo nhưng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Chọn A. Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Tiếp giáp với lục địa Âu-Á qua biển Địa Trung Hải và biển Đỏ.

Chọn B.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Toàn bộ châu Phi được xem như một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình 750m.

Chọn B.

Câu 11 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Các sơn nguyên cao tập trung ở phía đông.

Chọn C.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới, gần bằng 1/3 diện tích châu Phi.

Chọn C.

Câu 13 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Châu Phi là một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình là 750m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.

Chọn B.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Các nước ở khu vực phía nam hoang mạc Xa-ha-ra từng là nơi có số lượng lớn các loài tê giác đen, nhưng đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Chọn C.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Phi.

Cách giải:

Tiếp giáp với lục địa Âu-Á qua biển Địa Trung Hải và biển Đỏ, hai biển này được nối với nhau qua kênh đào xuy-ê.

Chọn B.

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi.

Cách giải:

Các việc làm của Ngô Quyền nhằm xây dựng nền độc lập đất nước sau khi thắng quân Nam Hán:

-  Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua.

-  Đóng đô ở Cổ Loa thành => xây dựng kinh đô.

-  Đặt trăm quan, định triều nghi phẩm phục => Những công việc trong bước đầu xây dựng triều đình.

Câu 18 (VDC):

Phương pháp:

Phân tích, trình bày quan điểm cá nhân.

Cách giải:

Học sinh có thể dựa và gợi ý dưới đây để đưa ra suy nghĩ của bản thân:

Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn mất, Đinh Toàn lên ngôi tuy nhiên còn nhỏ chưa thể tiếp nhận việc nước, nội bộ triều đình lục đục, nhân cơ hội này nhà Tống của Trung Quốc lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trước tình hình ấy các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến. Dương Vân Nga thấy mọi người đều quy phục, bèn cho người lấy áo long bào ra suy tôn Lê Hoàn lên làm hoàng đế trực tiếp chỉ huy kháng chiến

=> sự hi sinh quyền lợi dòng họ, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Mỹ.

Cách giải:

*  Giống nhau về cấu trúc địa hình chia làm 3 phần: núi trẻ, đồng bằng, núi già và sơn nguyên.

*  Khác nhau:

-  Phía đông: Bắc Mỹ có núi già A-pa-lát, Nam Mỹ là sơn nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Brasil

-  Ở giữa:

+ Đồng bằng Bắc Mỹ cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng Nam Mỹ là 1 chuỗi các đồng bằng, cao dần về phía dãy an đét.

-  Phía tây:

+ Hệ thống Coóc-đi-e gồm núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa diện tích Bắc Mỹ.

+ Hệ thống An-đét ở Nam Mỹ cao hơn nhưng chỉ chiếm một diện tích không lớn.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Mỹ.

Cách giải:

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru:

+ Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ.

+ Dòng biển lạnh Pê-ru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù.

+ Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.


Bình chọn:
4 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí