Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 2
Đề bài
Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo
-
A.
Kiu-xiu
-
B.
Xi-cô-cư
-
C.
Hôn-su
-
D.
Hô-cai-đô
Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là
-
A.
Hồng Công và Thượng Hải.
-
B.
Hồng Công và Ma Cao.
-
C.
Hồng Công và Quảng Châu.
-
D.
Ma Cao và Thượng Hải.
Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
-
A.
Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
-
B.
Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
-
C.
Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
-
D.
Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do
-
A.
sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
-
B.
điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu)
-
C.
tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
-
D.
nhiều hoang mạc, bồn địa.
Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của
-
A.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
B.
Chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
-
C.
Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
-
D.
Chính sách phát triển nền kinh tế chỉ huy.
Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về
-
A.
Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
-
B.
Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
-
C.
Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
-
D.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của
-
A.
Phía bắc Nhật Bản.
-
B.
Phía nam Nhật Bản.
-
C.
Khu vực trung tâm Nhật Bản.
-
D.
Ven biển Nhật Bản.
Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là
-
A.
bão
-
B.
động đất
-
C.
hạn hán
-
D.
ngập lụt
Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng
-
A.
Hôn-su.
-
B.
Kiu-xiu.
-
C.
Xi-cô-cư.
-
D.
Hô-cai-đô.
Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
-
A.
Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.
-
B.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
-
C.
Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.
-
D.
Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là
-
A.
Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
-
B.
Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
-
C.
Hạn chế mở rộng ngoại giao.
-
D.
Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?
-
A.
Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
-
B.
Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
-
C.
Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.
-
D.
Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 200B tới 530B và khoảng 730Đ tới 1350Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
-
A.
có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
-
B.
có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
-
C.
có thể giao lưu với nhiều quốc gia.
-
D.
phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.
Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của
-
A.
đảo Hô-cai-đô.
-
B.
phía nam Nhật Bản.
-
C.
đảo Hôn-su.
-
D.
các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.
Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
-
A.
Lực lượng lao động dồi dào.
-
B.
Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
-
C.
Lao động phân bố đều trong cả nước.
-
D.
Lao động có chất lượng ngày càng cao.
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?
-
A.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
-
B.
Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
-
C.
Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông.
-
D.
Là nước đông dân nhất thế giới.
Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp
-
A.
mới
-
B.
thủ công
-
C.
truyền thống
-
D.
hiện đại
Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?
-
A.
Thay đổi cơ chế quản lý.
-
B.
Thực hiện chính sách mở cửa.
-
C.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
-
D.
Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.
Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?
-
A.
Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
-
B.
Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
-
C.
Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
-
D.
Đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.
Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
-
A.
Chì và khí tự nhiên.
-
B.
Kim cương và than đá.
-
C.
Than đá và Magie.
-
D.
Than đá, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên
Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là
-
A.
Không có tinh thần đoàn kết.
-
B.
Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
-
C.
Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.
-
D.
Năng động nhưng không cần cù.
Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?
-
A.
Là nước đông dân.
-
B.
Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.
-
C.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
-
D.
Dân số già.
Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là:
-
A.
Lúa mì, ngô, củ cải đường.
-
B.
Lúa gạo, mía, bông.
-
C.
Lúa mì, lúa gạo, ngô.
-
D.
Lúa gạo, hướng dương, chè.
Cây trồng chính của Nhật Bản là
-
A.
Lúa mì.
-
B.
Chè.
-
C.
Lúa gạo.
-
D.
Thuốc lá.
Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là
-
A.
Tự cung, tự cấp.
-
B.
Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
-
C.
Quy mô lớn.
-
D.
Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:
-
A.
Thiếu lao động bổ sung.
-
B.
Chi phí phúc lợi xã hội lớn.
-
C.
Lao động có nhiều kinh nghiệm.
-
D.
Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.
Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
-
A.
Đường ống.
-
B.
Đường sắt.
-
C.
Đường ô tô.
-
D.
Đường biển.
Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì
-
A.
Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.
-
B.
Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.
-
C.
Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.
-
D.
Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.
Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
-
A.
Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
B.
Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.
-
C.
Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
-
D.
Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
-
A.
Sản lượng lương thực thấp.
-
B.
Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
-
C.
Dân số đông nhất thế giới.
-
D.
Năng suất cây lương thực thấp.
Lời giải và đáp án
Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo
-
A.
Kiu-xiu
-
B.
Xi-cô-cư
-
C.
Hôn-su
-
D.
Hô-cai-đô
Đáp án : C
Vùng kinh tế Hôn-su tập trung các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.
Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là
-
A.
Hồng Công và Thượng Hải.
-
B.
Hồng Công và Ma Cao.
-
C.
Hồng Công và Quảng Châu.
-
D.
Ma Cao và Thượng Hải.
Đáp án : B
Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là Hồng Công và Ma Cao.
Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
-
A.
Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
-
B.
Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
-
C.
Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
-
D.
Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Đáp án : A
Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do
-
A.
sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
-
B.
điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu)
-
C.
tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
-
D.
nhiều hoang mạc, bồn địa.
Đáp án : B
Liên hệ những hạn chế về đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc.
Những hạn chế về điều kiện tự nhiên miền Tây Trung Quốc là:
- Địa hình chủ yếu là núi cao và bồn địa -> giao thông đi lại khó khăn.
- Đất chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc + khí hậu khắc nghiệt => gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
=> Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: về địa hình, khí hậu và đất đai đã khiến miền lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có dân cư thưa thớt.
Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của
-
A.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
B.
Chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
-
C.
Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
-
D.
Chính sách phát triển nền kinh tế chỉ huy.
Đáp án : B
Trong quá trình thực hiện chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, các nhà máy, xí nghiệp ở Trung Quốc được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về
-
A.
Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
-
B.
Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
-
C.
Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
-
D.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Đáp án : A
Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.
Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của
-
A.
Phía bắc Nhật Bản.
-
B.
Phía nam Nhật Bản.
-
C.
Khu vực trung tâm Nhật Bản.
-
D.
Ven biển Nhật Bản.
Đáp án : A
Phía Bắc Nhật Bản khí hậu có mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là
-
A.
bão
-
B.
động đất
-
C.
hạn hán
-
D.
ngập lụt
Đáp án : B
Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng
-
A.
Hôn-su.
-
B.
Kiu-xiu.
-
C.
Xi-cô-cư.
-
D.
Hô-cai-đô.
Đáp án : C
Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư
Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
-
A.
Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.
-
B.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
-
C.
Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.
-
D.
Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
Đáp án : C
Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ -> nhận xét A đúng
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa -> nhận xét B đúng
- Miền Đông chủ yếu là hạ lưu các con sông -> nhận xét C: Là nơi bắt nguồn của các sông lớn -> không đúng
- Khoáng sản gồm than, dầu mỏ, quặng sắt => nhận xét D đúng.
Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là
-
A.
Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
-
B.
Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
-
C.
Hạn chế mở rộng ngoại giao.
-
D.
Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
Đáp án : A
- Nội dung chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 gồm:
+ Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
+ Xây dựng nền kinh tế thị trường.
+ Mở rộng ngoại giao.
+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.
=> Nhận xét A: Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng là đúng.
Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?
-
A.
Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
-
B.
Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
-
C.
Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.
-
D.
Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
Đáp án : B
Liên hệ kiến thức về đặc điểm cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc
Cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc:
- Một số sản lượng nông sản (lương thực, bông, thịt lợn) có sản lượng đứng hàng đầu thế giới (thuộc tốp hàng đầu) nhưng không phải là lớn nhất. => nhận xét A không đúng.
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi -> nhận xét B đúng.
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa gạo, mía, chè => nhận xét C không đúng
(lúa mì, ngô là thế mạnh của vùng đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc với khí hậu ôn đới).
- Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất -> nhận xét cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất là không đúng.
Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 200B tới 530B và khoảng 730Đ tới 1350Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
-
A.
có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
-
B.
có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
-
C.
có thể giao lưu với nhiều quốc gia.
-
D.
phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.
Đáp án : C
Xác định từ khóa “thuận lợi về mặt kinh tế - xã hội”
Với lãnh thổ trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia -> tạo điều kiến thuận lợi để Trung Quốc có thể giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia láng giềng.
=> Đây là mặt thuận lợi cơ bản về kinh tế - xã hội.
Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của
-
A.
đảo Hô-cai-đô.
-
B.
phía nam Nhật Bản.
-
C.
đảo Hôn-su.
-
D.
các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.
Đáp án : B
Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.
Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
-
A.
Lực lượng lao động dồi dào.
-
B.
Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
-
C.
Lao động phân bố đều trong cả nước.
-
D.
Lao động có chất lượng ngày càng cao.
Đáp án : C
Liên hệ kiến thức về đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc.
Thuận lợi của đặc điểm dân cư Trung Quốc là:
- Là nước đông dân nhất thế giới => đem lại nguồn lao động dồi dào => nhận xét A đúng.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo => nhận xét B đúng
- Trung Quốc chú trọng phát triển giáo dục. Hiện nay, đang tiến hành cải cách giáo dục -> nâng cao trình độ dân trí cũng như chất lượng nguồn lao động => nhận xét D đúng.
- Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông và khu vực nông thôn.
=> dẫn đến sự phân bố lao động không đều trong cả nước. => Đây không phải là thuận lợi của đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc.
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?
-
A.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
-
B.
Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
-
C.
Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông.
-
D.
Là nước đông dân nhất thế giới.
Đáp án : A
Đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc là
- Có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị => nhận xét B đúng
- Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn => nhận xét C đúng
- Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con. Kết quả là tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm (0,6%) => Nhận xét: A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao là không đúng
- Là nước đông dân nhất thế giới => nhận xét D đúng.
Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp
-
A.
mới
-
B.
thủ công
-
C.
truyền thống
-
D.
hiện đại
Đáp án : C
Ở Nga, các ngành công nghiệp năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…được gọi là công nghiệp truyền thống.
Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?
-
A.
Thay đổi cơ chế quản lý.
-
B.
Thực hiện chính sách mở cửa.
-
C.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
-
D.
Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.
Đáp án : D
Liên hệ chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc.
Chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc là:
- Thay đổi cơ chế quản lý: chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường => nhận xét A đúng.
- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi với thị trường thế giới => nhận xét B đúng.
- Chủ động đầu tư hiên đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất => nhận xét C đúng.
- Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp hiện đại, có thể tăng nhanh năng suất.
=> Nhận xét: ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống là không đúng.
Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?
-
A.
Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
-
B.
Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
-
C.
Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
-
D.
Đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.
Đáp án : D
Xác định từ khóa “thành tựu kinh tế”
Thành tựu đạt được về mặt kinh tế sau năm 2000 là:
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
- Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
=> loại đáp án A, B, C
- Đời sống nhân dân được nâng cao là thành tựu về mặt dân cư – xã hội, không phải là thành tựu kinh tế.
=> Nhận xét D không đúng.
Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
-
A.
Chì và khí tự nhiên.
-
B.
Kim cương và than đá.
-
C.
Than đá và Magie.
-
D.
Than đá, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên
Đáp án : D
Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là
-
A.
Không có tinh thần đoàn kết.
-
B.
Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
-
C.
Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.
-
D.
Năng động nhưng không cần cù.
Đáp án : B
Người lao động Nhật Bản có đức tính cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?
-
A.
Là nước đông dân.
-
B.
Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.
-
C.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
-
D.
Dân số già.
Đáp án : C
Đặc điểm dân cư Nhật Bản là:
- Nhật Bản là nước đông dân => Nhận xét A đúng
- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Nhận xét C: tỉ suất gia tăng tự nhiên cao là không đúng.
- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển => Nhận xét B đúng
- Cơ cấu dân số già => Nhận xét D đúng
=> Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao không phải là đặc điểm dân cư Nhật Bản
Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là:
-
A.
Lúa mì, ngô, củ cải đường.
-
B.
Lúa gạo, mía, bông.
-
C.
Lúa mì, lúa gạo, ngô.
-
D.
Lúa gạo, hướng dương, chè.
Đáp án : A
Hoa Bắc, Đông Bắc có thế mạnh về cây lúa mì, ngô, củ cải đường nhờ có các đồng bằng màu mỡ cùng với điều kiện khí hậu ôn đới gió mùa phù hợp với đặc điểm sinh thái của nhóm cây trồng này.
Cây trồng chính của Nhật Bản là
-
A.
Lúa mì.
-
B.
Chè.
-
C.
Lúa gạo.
-
D.
Thuốc lá.
Đáp án : C
Cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản là lúa gạo (chiếm 50% diện tích trồng trọt)
Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là
-
A.
Tự cung, tự cấp.
-
B.
Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
-
C.
Quy mô lớn.
-
D.
Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Đáp án : B
Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh để tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:
-
A.
Thiếu lao động bổ sung.
-
B.
Chi phí phúc lợi xã hội lớn.
-
C.
Lao động có nhiều kinh nghiệm.
-
D.
Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.
Đáp án : C
Biểu hiện của già hóa dân số là: giảm tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi, tăng nhanh tỉ lệ người già trên 65 tuổi, tăng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động. Từ những biểu hiện trên suy ra hậu quả của già hóa dân số.
Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:
- Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.
- Chi phí phúc lợi xã hội lớn -> do số người già tăng nhanh.
- Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Mặt tích cực của già hóa dân số là đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao.
=> Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.
Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
-
A.
Đường ống.
-
B.
Đường sắt.
-
C.
Đường ô tô.
-
D.
Đường biển.
Đáp án : D
Liên hệ đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí Nhật Bản: là đất nước quần đảo, bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh; vị trí xung quanh đều tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương.
Lãnh thổ Nhật Bản là một đất nước quần đảo, xung quanh đều giáp biển, đường bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng hệ thống các cảng biển; vị trí địa lí gần với các tuyến hàng hải quốc tế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn...
=> Đây là những điều kiện thuận lợi để Nhật Bản phát triển mạnh ngành giao thông vận tải biển.
Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì
-
A.
Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.
-
B.
Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.
-
C.
Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.
-
D.
Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.
Đáp án : D
Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công => Liên hệ vai trò của việc duy trì những xí nghiệp sản xuất lớn và nhỏ này để giải thích.
Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng:
- Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tạo dựng được thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong nước.
- Các cơ sở sản xuất nhỏ dễ xoay đổi để thích nghi với sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế.
- Phát triển các xí nghiệp có quy mô lớn với nền sản xuất lớn và hiện đại để tăng cường khả năng cạnh tranh với các cường quốc kinh tế lớn.
=> Như vậy việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng khôi phục một cách toàn diện, vững chắc nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các xí nghiệp, phát huy tối đa vai trò của nguồn lao động, các cơ sở sản xuất nhỏ trong điều kiện tài nguyên hạn chế.
Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
-
A.
Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
B.
Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.
-
C.
Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
-
D.
Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Đáp án : B
Liên hệ khó khăn về tự nhiên của Nhật Bản và ưu điểm của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
- Phát triển các ngành công nghệ cao có nhiều ưu điểm và mang lại vai trò quan trọng là:
+ Đây là những ngành sử dụng ít nguyên liệu trong quá trình sản xuất -> điều này khắc phục được hạn chế về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn ở Nhật Bản.
+ Lao động Nhật Bản có trình độ cao -> là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành kĩ thuật cao.
+ Đồng thời, các ngành kĩ thuật cao (các sản phẩm điện tử - tin học, robot..) mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.
=> Đây là những nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
-
A.
Sản lượng lương thực thấp.
-
B.
Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
-
C.
Dân số đông nhất thế giới.
-
D.
Năng suất cây lương thực thấp.
Đáp án : C
Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)
Biết rằng: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)
Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn nhưng dân số đông (chiếm 1/5 dân số thế giới)
=> Bình quân lương thực đầu người thấp.