Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A.

    Đông Á.

  • B.

    Nam Á.

  • C.

    Bắc Á.

  • D.

    Tây Á.

Câu 2 :

Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là

  • A.

    Dầu mỏ và khí đốt.

  • B.

    Sắt và mangan.

  • C.

    Than đá và đồng.

  • D.

    Bôxit và apatit.

Câu 3 :

Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Câu 4 :

Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

  • A.

    Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

  • B.

    Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

  • C.

    Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

  • D.

    Có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.

Câu 5 :

Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp

  • A.

    mới

  • B.

    thủ công

  • C.

    truyền thống

  • D.

    hiện đại

Câu 6 :

Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  • A.

    Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

  • B.

    Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

  • C.

    Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

  • D.

    Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Câu 7 :

Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

  • A.

    Hôn-su.

  • B.

    Kiu-xiu.

  • C.

    Xi-cô-cư.

  • D.

    Hô-cai-đô.

Câu 8 :

Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?

  • A.

    Quỹ đất nông nghiệp lớn.

  • B.

    Khí hậu phân hoá đa dạng.

  • C.

    Giáp nhiều biển và đại dương.

  • D.

    Có nhiều sông, hồ lớn.

Câu 9 :

Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

  • A.

    Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

  • B.

    Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

  • C.

    Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

  • D.

    Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Câu 10 :

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.

  • B.

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.

  • C.

    Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.

  • D.

    Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A.

    Đông Á.

  • B.

    Nam Á.

  • C.

    Bắc Á.

  • D.

    Tây Á.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á trên Thái Bình Dương

Câu 2 :

Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là

  • A.

    Dầu mỏ và khí đốt.

  • B.

    Sắt và mangan.

  • C.

    Than đá và đồng.

  • D.

    Bôxit và apatit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản nghèo khoáng sản; ngoài than, đồng các loại khác không đáng kể.

Câu 3 :

Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga:

- Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế, tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, Nga là nước xuất siêu => A đúng

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh => B đúng

- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế =>  D đúng.

- Trong nông nghiệp, sản lượng một số cây công nghiệp, ăn quả, rau, chăn nuôi, nghề cá….của LBN nhìn chung đều có sự tăng trưởng nhưng so sánh với thể giới vẫn chưa phải đứng đầu.

=> Nhận xét: C. sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giớikhông chính xác.

 

Câu 4 :

Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

  • A.

    Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

  • B.

    Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

  • C.

    Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

  • D.

    Có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao: giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới (sản xuất máy công nghiệp, thiết bị điện tử, tàu biển, ô tô,…)

Câu 5 :

Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp

  • A.

    mới

  • B.

    thủ công

  • C.

    truyền thống

  • D.

    hiện đại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở Nga, các ngành công nghiệp năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…được gọi là công nghiệp truyền thống.

Câu 6 :

Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  • A.

    Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

  • B.

    Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

  • C.

    Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

  • D.

    Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn – su là:

- Diện tich rộng nhất, dân số đông nhất.

- Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

=> Nhận xét A, C, D đúng

- Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế không phải là đặc điểm của vùng kinh tế Hôn- su

Câu 7 :

Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

  • A.

    Hôn-su.

  • B.

    Kiu-xiu.

  • C.

    Xi-cô-cư.

  • D.

    Hô-cai-đô.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư

Câu 8 :

Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?

  • A.

    Quỹ đất nông nghiệp lớn.

  • B.

    Khí hậu phân hoá đa dạng.

  • C.

    Giáp nhiều biển và đại dương.

  • D.

    Có nhiều sông, hồ lớn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nước Nga có quỹ đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

=> Đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga

Câu 9 :

Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

  • A.

    Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

  • B.

    Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

  • C.

    Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

  • D.

    Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ chính sách kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu – Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á.

=> Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 10 :

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.

  • B.

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.

  • C.

    Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.

  • D.

    Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ về nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973.

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:
- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.