Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 3 Cánh diều - Đề số 2


Cơn dông Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Cơn dông

            Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp.

            Gió càng thổi mạnh, ầm ầm ù ù. Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống. Trời mỗi lúc một tối sầm lại. Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió mãnh liệt. Những tia chớp xé rách bầu trời đen kịt, phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa.

            Một lúc sau gió dịu dần, mưa tạnh hẳn. Trên ngọn đa, mấy con chim chào mào xôn xao chuyền cành nhảy nhót, hót líu lo. Nắng vàng màu da chanh phủ lên cây một thứ ánh sáng dịu mát, trong suốt, lung linh.

Theo Đoàn Giỏi

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh vào thời điểm nào?

A. trong cơn dông

B. bắt đầu cơn dông đến lúc hết

C. sau cơn dông

D. bắt đầu cơn dông

Câu 2. Dấu hiệu nào cho thấy cơn giông rất lớn?

A. Gió thổi mạnh, sóng chồm lên

B. Vũ trụ quay cuồn

C. Cây cối quằn lên, vặn xuống, sấm sét vang trời

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Hình ảnh “Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống.” nói lên điều gì?

A. Cây đa rất to lớn.                                      

B. Cây đa rất đau đớn vì mưa giông.

C. Mưa giông to đến nỗi làm cả cây cổ thụ cũng phải lay chuyển.

D. Cây đa đã già

Câu 4Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những giác quan nào khi miêu tả cơn dông?

A. Thính giác, khứu giác

B. Thị giác, khứu giác

C. Thị giác, thính giác

D. Thính giác, xúc giác

Câu 5. Đặt một câu nêu đặc điểm có hình ảnh so sánh để tả một sự vật trong cơn dông mà em đã được thấy trong thực tế.

Câu 6. Tìm trong đoạn văn sau 3 từ chỉ sự vật, 3 từ chỉ hoạt động và viết vào chỗ trống bên dưới:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.

a. Từ chỉ sự vật:

b. Từ chỉ hoạt động:

Câu 7. Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó.

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm

- Hình ảnh so sánh:

- Tác dụng của biện pháp so sánh:

Câu 8: Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp:

a) Vào đầu năm học, mẹ mua cho Lan rất nhiều đồ dùng học tập sách, vở, bút, mực, thước kẻ……

b) Na đã giúp các bạn trong lớp rất nhiều việc gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt, …

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe viết

Cây gạo

            Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

II. Tập làm văn

Đề bài: Viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. D

3. C

4. C

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh vào thời điểm nào?

A. trong cơn dông

B. bắt đầu cơn dông đến lúc hết

C. sau cơn dông

D. bắt đầu cơn dông

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Bài văn miêu tả cảnh vào thời điểm bắt đầu cơn dông đến lúc hết.

Đáp án B.

Câu 2. Dấu hiệu nào cho thấy cơn giông rất lớn?

A. Gió thổi mạnh, sóng chồm lên

B. Vũ trụ quay cuồn

C. Cây cối quằn lên, vặn xuống, sấm sét vang trời

D. Cả 3 đáp án trên

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu cho thấy cơn giông rất lớn là gió thổi mạnh, sóng chồm lên, vũ trụ quay cuồn, cây cối quằn lên, vặn xuống, sấm sét vang trời.

Đáp án D.

Câu 3. Hình ảnh “Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống.” nói lên điều gì?

A. Cây đa rất to lớn.                                      

B. Cây đa rất đau đớn vì mưa giông.

C. Mưa giông to đến nỗi làm cả cây cổ thụ cũng phải lay chuyển.

D. Cây đa đã già

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống.” nói lên điều rằng mưa giông to đến nỗi làm cả cây cổ thụ cũng phải lay chuyển.

Đáp án C.

Câu 4Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những giác quan nào khi miêu tả cơn dông?

A. Thính giác, khứu giác

B. Thị giác, khứu giác

C. Thị giác, thính giác

D. Thính giác, xúc giác

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng thị giác, thính giác khi miêu tả cơn dông.

Đáp án C.

Câu 5. Đặt một câu nêu đặc điểm có hình ảnh so sánh để tả một sự vật trong cơn dông mà em đã được thấy trong thực tế.  

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức của bản thâ, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

5. Mây đen sì, nặng trịch như một tấm khăn sũng nước.

Câu 6. Tìm trong đoạn văn sau 3 từ chỉ sự vật, 3 từ chỉ hoạt động và viết vào chỗ trống bên dưới:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.

a. Từ chỉ sự vật:

b. Từ chỉ hoạt động:

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Từ chỉ sự vật, Từ chỉ hoạt động.

Lời giải chi tiết:

a. Từ chỉ hoạt động: dắt, mò mẫm, xú.

b. Từ chỉ sự vật: gió, đôi chân, tép.

Câu 7. Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó.

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm

- Hình ảnh so sánh:

- Tác dụng của biện pháp so sánh:

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Biện pháp so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh so sánh: Hoa xoan so sánh với mây từng chùm

- Tác dụng của biện pháp so sánh: Làm tăng tính sinh động của những bông hoa xoan nở trắng thành từng chùm.

Câu 8: Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp:

a) Vào đầu năm học, mẹ mua cho Lan rất nhiều đồ dùng học tập sách, vở, bút, mực, thước kẻ……

b) Na đã giúp các bạn trong lớp rất nhiều việc gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt, …

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Dấu hai chấm.

Lời giải chi tiết:

a) Vào đầu năm học, mẹ mua cho Lan rất nhiều đồ dùng học tập: sách, vở, bút, mực, thước kẻ……

b) Na đã giúp các bạn trong lớp rất nhiều việc: gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt, …

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả

HS viết khoảng 65 chữ

- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ

- Đúng tốc độ, đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

II. Tập làm văn

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Người mà em yêu quý là ai?

- Người đó có đặc điểm gì về ngoại hình khiến em ấn tượng nhất?

- Người đó có những đức tính tốt nào?

- Em và người đó có kỉ niệm đẹp nào với nhau mà em thấy nhớ nhất?

- Em có tình cảm/ cảm xúc/ suy nghĩ như thế nào đối với người đó?.

Bài tham khảo 1:

            Trong gia đình người mà em yêu quý nhất là dì của em. Dì em tên là Mai, là em gái ruột của mẹ và dì cũng giống như người mẹ thứ hai của em. Dì em là một bác sĩ. Dì không chỉ là một bác sĩ giỏi mà dì còn có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm giúp đỡ các bạn nhỏ. Vì vậy dì rất được mọi người yêu quý. Mỗi khi em bị ốm dì thường được chăm sóc rất cẩn thận, luôn quan tâm động viên em. Mỗi khi có thời gian dì thường tới nhà em chơi và dạy em rất nhiều thứ và kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện thú vị. Em rất yêu quý dì, dì giống như một người mẹ thứ hai của em. Em mong sau này lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi giống như dì.

Bài tham khảo 2:

            Mọi người trong gia đình của em đều rất yêu thương và trân trọng nhau. Với em, bà ngoại là người gắn bó và thân thiết nhất. Bà đã gần bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Bà có khuôn mặt phúc hậu, với nụ cười hiền từ. Mỗi dịp lễ Tết, em lại được về quê thăm bà. Em thích nhất là được nằm nghe bà kể chuyện. Giọng bà mới ấm áp, truyền cảm làm sao. Bà đã dạy cho em thật nhiều bài học bổ ích qua những câu chuyện. Bởi vậy, em luôn kính trọng và yêu mến bà.

Bài tham khảo 3:

            Người mà em yêu quý nhất trong gia đình em đó chính là anh trai của em. Anh trai của em tên là Hưng. Anh Hưng năm nay 16 tuổi. Anh em đang học lớp 10. Anh em có nước da ngăm đen, mái tóc của anh cắt ngắn với cặp mắt to sáng. Anh em học rất giỏi và rất chăm chỉ nên anh em luôn đặt danh hiệu học sinh giỏi. Hai anh em của em rất thân nhau bởi vì anh em luôn chỉ dạy em rất nhiều những điều hay. Hai anh em em thường đi chơi và mỗi cuối tuần. Em cũng học được anh em từ rất nhiều những đức tính tốt như chăm chỉ cần cù, chịu khó. Em rất yêu quý anh em.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 3 Cánh diều - Đề số 1

    Cứu hộ trên biển Đêm đó, gió thổi dữ dội, bầu trời tối đen như mực. Cơn bão với sức gió rất mạnh đã lật úp một chiếc tàu đánh cá ngoài khơi. Trước khi tàu bị chìm, các thủy thủ đã kịp phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tin khẩn, đội trưởng đội tàu cứu hộ đã nhanh chóng rung chuông báo động, tất cả mọi người dân vội tập trung tại bãi cát.