40 bài tập Dòng điện trong kim loại mức độ nhận biết, thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Chuyển động của electron trong vật dẫn bằng kim loại khi có điện trường ngoài có đặc điểm:
- A cùng hướng với điện trường ngoài
- B kết hợp chuyển động nhiệt và chuyển động có hướng
- C theo một phương duy nhất
- D hỗn loạn
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
kết hợp chuyển động nhiệt và chuyển động có hướng
Câu hỏi 2 :
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do
- A sự va chạm của các e với các ion dương ở các nút mạng
- B sự va chạm của các ion dương ở các nút mạng với nhau
- C sự va chạm của các electron với nhau
- D sự va chạm của các ion âm ở các nút mạng với nhau
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
sự va chạm của các e với các ion dương ở các nút mạng
Câu hỏi 3 :
Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện
- A Chỉ phụ thuộc hiệu nhiệt độ của hai mối hàn
- B Chỉ phụ thuộc diện tích tiếp xúc của hai mối hàn
- C Chỉ phụ thuộc bản chất của hai kim loại tiếp xúc
- D Phụ thuộc bản chất của hai kim loại tiếp xúc và hiệu nhiệt độ của hai mối hàn
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phụ thuộc bản chất của hai kim loại tiếp xúc và hiệu nhiệt độ của hai mối hàn
Câu hỏi 4 :
Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới giá trị nào đó thì điện trở của vật dẫn
- A Không đổi
- B Tăng đến vô cực
- C Giảm đột ngột đến giá trị bằng không
- D Giảm đột ngột đến giá trị khác không
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Giảm đột ngột đến giá trị bằng không
Câu hỏi 5 :
Khi tăng nhiệt độ của một kim loại sẽ làm tăng điện trở của kim loại này, nguyên nhân gây ra hiện hượng này là:
- A Số lượng va chạm của các electron dẫn với các ion ở nút mạng trong tinh thể tăng.
- B Số electron dẫn bên trong mạng tinh thể giảm.
- C Số ion ở nút mạng bên trong mạng tinh thể tăng.
- D Số nguyên tử kim loại bên trong mạng tinh thể tăng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Số lượng va chạm của các electron dẫn với các ion ở nút mạng trong tinh thể tăng.
Câu hỏi 6 :
Nêu bản chất dòng điện trong kim loại.
Lời giải chi tiết:
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng dưới tác dụng của điện trường ngoài (ngược chiều điện trường).
Câu hỏi 7 :
Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
- A Giảm đi.
- B Không thay đổi.
- C Tăng lên.
- D Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Điện tở của dây kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ Rt = R0(1+ ỏt), với hệ số nhiệt điện trở ỏ > 0 nên khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây kim loại tăng.
Câu hỏi 8 :
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
- A Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
- B Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
- C Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
- D Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
Câu hỏi 9 :
Phát biểu nào là chính xác? Các kim loại đều
- A dẫn điện tốt,có điện trở suất không thay đổi.
- B dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ .
- C dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ
- D dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp:
- Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
- Điện trở suất ρ của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất:
ρ = ρ0 (1 + α(t – t0 ))
Trong đó ρ0 là điện trở suất ở t0C (thường lấy 200C); α là hệ số nhiệt điện trở, đơn vị đo là K-1
Lời giải chi tiết:
Cách giải:
Các kim loại đều dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
Chọn B
Câu hỏi 10 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A Hạt tải điện trong kim loại là electron.
- B Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi
- C Hạt tải điện trong kim loại là iôn dương và iôn âm.
- D Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
Đáp án: C
Câu hỏi 11 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
- B Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
- C Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
- D Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
Câu hỏi 12 :
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:
- A Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
- B Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
- C Do sự va chạm của các electron với nhau.
- D Cả B và C đúng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
Câu hỏi 13 :
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:
- A Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.
- B Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.
- C Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.
- D Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.
Câu hỏi 14 :
Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:
- A Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
- B Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
- C Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
- D Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Câu hỏi 15 :
a) Trình bày bản chất dòng điện trong kim loại.
b) Viết công thức thể hiện sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ, giải thích ý nghĩa của các đại lượng trong công thức.
Phương pháp giải:
a) Xem lí thuyết về bản chất dòng điện trong kim loại SGK VL11 trang 74
b) Xem biểu thức sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ SGK VL11 trang 75
Lời giải chi tiết:
a) Bản chất dòng điện trong kim loại: Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do ngược chiều điện trường.
b)
Công thức sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ: \(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
Trong đó:
+ \({\rho _0}\): điện trở suất ở \({t_0}\) (thường lấy \({20^0}C\))
+ \(\alpha \): hệ số nhiệt điện trở
Câu hỏi 16 :
Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
- A Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
- B Hệ số nở dài vì nhiệt
- C Khoảng cách giữa hai mối hàn.
- D Điện trở của các mối hàn.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
Câu hỏi 17 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
- B Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
- C Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
- D Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
Câu hỏi 18 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.
- B Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.
- C Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.
- D Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta không phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.
Câu hỏi 19 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.
- B Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
- C Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
- D Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
Câu hỏi 20 :
Nêu nguyên nhân làm cho điện trở kim loại thay đổi theo nhiệt độ ? Trạng thái siêu dẫn là gì ? Nêu điều kiện nhiệt độ để vật dẫn chuyển qua trạng thái đó?
Phương pháp giải:
Khi nhiệt độ tăng thì các ion kim loại dao động mạnh, độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại tăng, càng làm tăng độ cản trở chuyển động của electron tự do nên điện trở tăng theo.
Trạng thái siêu dẫn là trạng thái vật có điện trở bằng 0.
Nguyên nhân chuyển sang trạng thái siêu dẫn: nhiệt độ hạ xuống nhiệt độ TCnào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến nhiệt độ bằng 0.
Lời giải chi tiết:
Khi nhiệt độ tăng thì các ion kim loại dao động mạnh, độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại tăng, càng làm tăng độ cản trở chuyển động của electron tự do nên điện trở tăng theo.
Trạng thái siêu dẫn là trạng thái vật có điện trở bằng 0.
Nguyên nhân chuyển sang trạng thái siêu dẫn: nhiệt độ hạ xuống nhiệt độ TCnào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến nhiệt độ bằng 0.
Câu hỏi 21 :
Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ:
- A Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.
- B Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.
- C Vôn kê, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian.
- D Vôn kê, ampe kế, đồng hồ đo thời gian.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ: vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.
Câu hỏi 22 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì:
- A Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.
- B Có sự khuếch tán iôn từ kim loại này sang kim loại kia.
- C Có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.
- D Không có hiện tượng gì xảy ra.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.
Câu hỏi 23 :
Nêu hạt tải điện trong kim loại và bản chất dòng điện trong kim loại.
Áp dụng (1đ) “Điện trở suất làđại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất. Chất có điện trở suất thấp sẽ dễ dàng cho dòng điện truyền qua”. Trên thực tế, Bạc có điện trở suất là 1,59.10-8 ( Ω.m ) ở 200C thấp hơn đồng có điện trở suất là 1,72.10-8 ( Ω.m ) ở 200C. Vì sao không chọn Bạc là vật liệu dùng làm dây dẫn điện? Em hãy kể tên vật liệu thông dụng nhất được dùng làm dây dẫn điện trong đời sống hàng ngày.
Phương pháp giải:
Dòng điện trong kim loại
Lời giải chi tiết:
Hạt tải điện trong kim loại là hạt electron tự do.
Bản chất dòng điện trong kim loại: là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.
Áp dụng: Không dùng Bạc là vật liệu dùng làm dây dẫn điện vì Bạc là kim loại quý, giá thành cao. Thông thường sử dụng đồng làm dây dẫn điện/
Câu hỏi 24 :
Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
- A Giảm đi.
- B Không thay đổi.
- C Tăng lên.
- D Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Điện tở của dây kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ Rt = R0(1+ αt), với hệ số nhiệt điện trở á > 0 nên khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây kim loại tăng.
Câu hỏi 25 :
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:
- A Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
- B Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
- C Do sự va chạm của các electron với nhau.
- D Cả B và C đúng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
Câu hỏi 26 :
Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
- A trong kĩ thuật hàn điện.
- B trong kĩ thuật mạ điện.
- C trong điốt bán dẫn.
- D trong ống phóng điện tử.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Kĩ thuật hàn kim loại thường được hàn bằng hồ quang điện.
Câu hỏi 27 :
Hạt tải điện trong kim loại là
- A electron tự do.
- B ion dương .
- C ion dương và electron tự do.
- D ion âm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
+ Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do.
Câu hỏi 28 :
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
- A các nguyên tử
- B các ion âm
- C các electron
- D các ion dương
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong kim loại
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron
Câu hỏi 29 :
Điện trở suất của một vật dẫn kim loại phụ thuộc vào
- A nhiệt độ và bản chất của vật dẫn.
- B chiều dài và tiết diện của vật dẫn.
- C chiều dài của vật dẫn.
- D tiết diện của vật dẫn.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
+ Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ, bản chất của vật dẫn.
Câu hỏi 30 :
Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
- A hệ số nhiệt điện trở của dây giảm đột ngột xuống bằng 0.
- B điện trở của dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.
- C cường độ dòng điện qua dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.
- D Các electron tự do trong dây dẫn đột ngột dừng lại.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 31 :
Trong hiện tượng siêu dẫn, khi nhiệt độ của vật dẫn giảm xuống dưới nhiệt độ tới hạn Tc nào đó thì điện trở của vật dẫn sẽ :
- A tăng đến vô cùng.
- B không thay đổi.
- C giảm tỉ lệ với nhiệt độ.
- D giảm đến 0.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 32 :
Phát biểu nào là chính xác? Hạt tải điện trong kim loại là
- A các êlectron của nguyên tử
- B êlectron ở lớp trong cùng của nguyên tử
- C các êlectron hóa trị đã bay tụ do ra khỏi tinh thể
- D các êlectron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Hạt tải điện trong kim loại là các êlectron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
Chọn D
Câu hỏi 33 :
Nguyên nhân có điện trở trong kim loại là do
- A các electron tự do chuyển động hỗn loạn
- B trong quá trình chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường, các electron va chạm với các ion ở nút mạng
- C các ion ở nút mạng dao động sinh ra nhiệt làm xuất hiện trở suất.
- D mật độ electron trong kim loại nhỏ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân có điện trở trong kim loại là do trong quá trình chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường, các electron va chạm với các ion ở nút mạng
Chọn B
Câu hỏi 34 :
Khi đường kính của khối kim loại đồng chất tăng \(2\) lần thì điện trở của khối kim loại
- A giảm \(4\) lần
- B giảm \(2\) lần
- C tăng \(2\) lần
- D tăng \(4\) lần
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có, điện trở của khối kim loại: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
Lại có tiết diện \(S = \pi {r^2} = \pi \dfrac{{{d^2}}}{4}\)
\( \Rightarrow \) Khi tăng đường kính \(\left( d \right)\) của khối kim loại lên 2 lần thì tiết diện S tăng 4 lần
\( \Rightarrow \) Điện trở R giảm 4 lần
Chọn A
Câu hỏi 35 :
Khi tăng đồng thời chiều dài của một dây đồng chất lên \(2\) lần và giảm tiết diện của dây đi \(2\) lần thì điện trở của dây kim loại
- A Không đổi
- B Tăng lên \(2\) lần
- C giảm đi \(4\) lần
- D tăng lên \(4\) lần
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính điện trở \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có, điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
Khi tăng đồng thời chiều dài của dây \(\left( l \right)\) lên 2 lần và giảm tiết diện \(\left( S \right)\) đi 2 lần thì điện trở của dây kim loại tăng lên 4 lần
Chọn D
Câu hỏi 36 :
Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim loại đó
- A không đổi.
- B tăng 2 lần.
- C giảm 2 lần.
- D chưa đủ dự kiện để xác định.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Điện trở suất của kim loại đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của kim loại đó, không phụ thuộc vào tiết diện hay kích thước kim loại đó.
Lời giải chi tiết:
Điện trở suất của kim loại đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của kim loại đó, không phụ thuộc vào tiết diện hay kích thước kim loại đó.
Do đó khi thay đổi chiều dài kim loại thi điện trở suất không đổi.
Chọn A.
Câu hỏi 37 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì:
- A Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.
- B Có sự khuếch tán iôn từ kim loại này sang kim loại kia.
- C Có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.
- D Không có hiện tượng gì xảy ra.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.
Câu hỏi 38 :
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
- A Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
- B Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
- C Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
- D Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
Câu hỏi 39 :
Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
- A Giảm đi.
- B Không thay đổi.
- C Tăng lên.
- D Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Điện tở của dây kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ Rt = R0(1+ αt), với hệ số nhiệt điện trở á > 0 nên khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây kim loại tăng.
Câu hỏi 40 :
Một sợi dây bằng nhôm có điện trở 120Ω ở nhiệt độ 200C, điện trở của sợi dây đó ở 1790C là 204Ω. Điện trở suất của nhôm là:
- A 4,8.10-3K-1
- B 4,4.10-3K-1
- C 4,3.10-3K-1
- D 4,1.10-3K-1
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các bài khác cùng chuyên mục
- 40 bài tập Dòng điện trong chân không mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất khí mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ vận dụng
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập dòng điện trong kim loại mức độ vận dụng
- 50 bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch mức độ vận dụng (Phần 2)
- 40 bài tập Dòng điện trong chân không mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất khí mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ vận dụng
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ nhận biết, thông hiểu