40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ nhận biết, thông hiểu

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do:

  • A Nước sông.
  • B Nước biển.
  • C Nước mưa.
  • D Nước cất.

Đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

  • A dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
  • B dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
  • C dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
  • D dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng bản chất dòng điện trong chât điện phân

Lời giải chi tiết:

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương, ion âm dưới tác dụng của điện trường (vì hai loại hạt mang điện trái dấu nên nó dịch chuyển ngược chiều nhau).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hạt mang tải điện trong chất điện phân là

  • A ion dương và ion âm.
  • B electron và ion dương.
  • C electron.
  • D electron, ion dương và ion âm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Bản chất dòng điện trong chất điện phân

Lời giải chi tiết:

dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1A;  Cho AAg = 108 đvc, nAg = 1. Lượng Ag bám vào catot trong thời gian 16 phút 5 giây là

 

 

  • A 1,08g
  • B  0,54g
  • C 1,08mg
  • D 1,08 kg

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp: Áp dụng công thức Fa ra đây về điện phân\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.It\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Cách giải :

Đổi 16 phút 5 giây = 965 giây

Vậy khối lượng bạc bám vào ca tốt trong thời gian 16 phút 5 giây là \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.It = \frac{1}{{96500}}.\frac{{108}}{1}.1.965 = 1,08g\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tìm phát biểu sai về cách mạ bạc một huy chương:

  • A Dùng muối AgNO3.  
  • B  Dùng huy chương làm anốt
  • C Dùng anôt bằng bạc.
  • D Dùng huy chương làm catốt

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

 Dùng huy chương làm anốt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Theo định luật Pha -ra –đâyvề hiện tượng điện phân thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với:

  • A số Pha-ra –đây   
  • B đương lượng hoá học của chất đó
  • C khối lượng dung dịch trong bình điện phân   
  • D số electrôn đi qua bình điện phân 

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

đương lượng hoá học của chất đó

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì

  • A  các ion (+) về catốt, các electron và các ion (–) về anốt.
  • B các electron đi về anốt còn các ion dương đi về catốt
  • C   các ion dương đi về catốt còn các ion âm đi về anốt.
  • D   các electron đi từ catốt sang anốt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

  các ion dương đi về catốt còn các ion âm đi về anốt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Ý nghĩa của đương lượng điện hóa k = 3. 10 – 4 g/C đối với Ni trong quá trình điện phân là :

  • A  cứ một điện lượng 3.10 – 4 C chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được 1 g Ni ở điện cực.
  • B  cứ một điện lượng 1 C chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được 3. 10 – 4 g Ni ở điện cực.
  • C  cứ một điện lượng 1 C chuyển qua chất điện phân thì có khối lượng là 3. 10 – 4 g.
  • D cứ 3. 10 – 4 g Ni chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được một điện lượng 1 C ở điện cực

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

 cứ một điện lượng 1 C chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được 3. 10 – 4 g Ni ở điện cực.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Bản chất dòng điện trong hồ quang điện là dòng các:

  • A electron và ion âm
  • B electron và ion dương.  
  • C electron.   
  • D electron, ion dương và ion âm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

electron, ion dương và ion âm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?

  • A m=FAIt/n
  • B m=DV
  • C I=mFn/(At)
  • D t=mn/(AIF)

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do:

  • A Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành iôn tăng.
  • B Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các iôn chuyển động được dễ dàng hơn.
  • C Số va chạm của các iôn trong dung dịch giảm.
  • D Cả A và B đúng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành iôn tăng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.
  • B Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
  • C Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
  • D Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm.

- Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, chỉ khi nồng độ của dung dịch điện phân chưa bão hoà thì tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.

- Chỉ khi dung dịch điện phân chưa bão hoà thì số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.

- Bình điện phân có suất phản điện là những bình điện phân không xảy ra hiện tượng dương cực tan.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Phát biểu nào sau đây không đúng  khi nói về cách mạ một huy chương bạc?

  • A Dùng muối AgNO3.
  • B Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
  • C  Dùng anốt bằng bạc.
  • D Dùng huy chương làm catốt.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Muốn mạ một huy chương bạc người ta phải dùng dung dịch muối AgNO3, anôt làm bằng bạc, huy chương làm catốt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.
  • B Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
  • C Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
  • D  Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do:

  • A Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành iôn tăng.
  • B Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các iôn chuyển động được dễ dàng hơn.
  • C Số va chạm của các iôn trong dung dịch giảm.
  • D Cả A và B đúng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn: Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành iôn tăng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.
  • B Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
  • C Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
  • D Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào là chính xác. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là 

  • A Không có thay đổi gì ở bình điện phân.
  • B Anôt bị ăn mòn
  • C Đồng bám vào catôt.
  • D Đồng chạy từ anôt sang catôt.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan.

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

 

Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là đồng chạy từ anôt sang catôt.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Câu nào dưới đây nói về hiện tượng điện phân có dương cực tan là đúng ?

  • A Là hiện tượng điện phân dung dịch axit hoặc bazơ với điện cực là graphit.
  • B Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm catôt.
  • C Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại tan dần từ anôt tải sang catôt.
  • D Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại được tải dần từ catôt sang anôt.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anot kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

Hiện tượng dương cực tan là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại tan dần từ anôt tải sang catôt.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân

 

  • A tăng.                    
  • B giảm.                                   
  • C không đổi.              
  • D có khi tăng có khi giảm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân giảm.

Lời giải chi tiết:

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân giảm.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên \(2\) lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực

  • A giảm \(4\) lần     
  • B tăng \(4\) lần              
  • C không đổi 
  • D tăng \(2\) lần

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật II Fa-ra-day: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, khối lượng chất giải phóng ở điện cực: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

\( \Rightarrow \) Nếu tăng cường độ dòng điện \(\left( I \right)\) và thời gian điện phân \(t\) lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực tăng 4 lần

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Ứng dụng không liên quan đến hiện tượng điện phân là

  • A tinh luyện đồng.    
  • B mạ điện.       
  • C luyện nhôm.      
  • D hàn điện.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện, …

+ Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành khi dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catot để nó phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron. Hồ quang điện có nhiều ứng dụng như hàn diện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, …

Lời giải chi tiết:

Ứng dụng liên quan đến hiện tượng điện phân: tinh luyện đồng, mạ điện, luyện nhôm.

Ứng dụng không liên quan đến hiện tượng điện phân là: hàn điện.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng một khoảng thời gian, nếu kéo hai cực của bình ra xa sao cho khoảng cách giữa chúng tăng gấp 2 lần thì khối lượng chất được giải phóng ở điện cực so với lúc trước sẽ:                           

  • A tăng 2 lần
  • B giảm đi 2 lần
  • C  tăng lên 4 lần       
  • D giảm đi 4 lần

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anot làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8Ω, được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9V, điện trở trong 1 Ω. Khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 5 giờ là:

  • A 5g
  • B 10,5g
  • C 5,97g
  • D 11,94g

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công thức Faraday về điện phân: \(m = {1 \over F}{A \over n}.It\)

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện: \(I = {E \over {R + r}} = {9 \over {8 + 1}} = 1A\)

Khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 5 giờ là:

\(m = {1 \over F}{A \over n}.It = {1 \over {96500}}{{64} \over 2}.1.5.3600 = 5,97g\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 3 nguồn giống nhau; mỗi nguồn có suất điện động bằng \(6V\), điện trở trong bằng \(0,2\Omega \). Mạch ngoài gồm bóng đèn sợi đốt loại \(6V - 9W\), bình điện phân dung dịch \(CuS{O_4}\), cực dương làm bằng đồng có điện trở \({R_P} = 6\Omega \), \({R_b}\) là biến trở.

 

1. Điều chỉnh để biến trở \({R_b} = 9\Omega \). Tính:

a. Cường độ dòng điện trong mạch chính.

b. Khối lượng đồng bám vào catot sau \(1\) giờ \(20\) phút (cho biết đối với đồng \(A = 64g/mol\), \(n = 2\))

c. Đèn sáng như thế nào? Vì sao?

2. Tìm \({R_b}\) để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt giá trị lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó.

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức: \(R = \dfrac{{{U^2}}}{P}\)

+ Sử dụng biểu thức tính bộ nguồn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2} + ...\\{r_b} = {r_1} + {r_2} + ...\end{array} \right.\)

1.

a)

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở của mạch mắc song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở của mạch mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}}\)

b)

+ Áp dụng biểu thức của đoạn mạch mắc song song: \(U = {U_1} = {U_2}\)

+ Vận dụng biểu thức định luật ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức định luật Fa-ra-day: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

c)

+ Vận dụng biểu thức: \(P = UI\)

+ So sánh cường độ dòng điện chạy qua đèn với cường độ dòng điện định mức của đèn

2.

+ Áp dụng biểu thức tính công suất: \(P = {I^2}R\)

+ Vận dụng biểu thức Cosi

Lời giải chi tiết:

 

Ta có:

+ Hiệu điện thế định mức của đèn và công suất định mức của đèn: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{dm}} = 6V\\{P_{dm}} = 9W\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \) Điện trở của đèn: \({R_D} = \dfrac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{6^2}}}{9} = 4\Omega \)

+ Mạch gồm 3 nguồn mắc nối tiếp với nhau

\( \Rightarrow \) Suất điện động của bộ nguồn: \({\xi _b} = 3\xi  = 3.6 = 18V\)

Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = 3r = 3.0,2 = 0,6\Omega \)

1.

a)

Ta có: \(\left[ {{R_D}//{R_P}} \right]ntR{ & _b}\)

\({R_{AB}} = \dfrac{{{R_D}{R_P}}}{{{R_D} + {R_P}}} = \dfrac{{4.6}}{{4 + 6}} = 2,4\Omega \)

Điện trở tương đương mạch ngoài: \({R_N} = {R_{AB}} + {R_b} = 2,4 + 9 = 11,4\Omega \)

Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính: \(I = \dfrac{{{\xi _b}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \dfrac{{18}}{{11,4 + 0,6}} = 1,5A\)

b)

Ta có: \({U_{AB}} = I.{R_{AB}} = 1,5.2,4 = 3,6V\)

Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \({I_P} = \dfrac{{{U_P}}}{{{R_P}}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_P}}} = \dfrac{{3,6}}{6} = 0,6A\) 

Khối lượng đồng bám vào catot sau thời gian \(t = 1h20' = 4800s\)  là:

\(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}{I_P}t = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}.0,6.4800 = 0,955g\)

c)

Cường độ dòng điện chạy qua đèn: \({I_D} = \dfrac{{{U_D}}}{{{R_D}}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_D}}} = \dfrac{{3,6}}{4} = 0,9A\)

Ta có, cường độ dòng điện định mức của đèn: \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{9}{6} = 1,5A\)

Nhận thấy \({I_D} < {I_{dm}} \Rightarrow \) Đèn sáng yếu hơn bình thường.

2.

+ Điện trở tương đương mạch ngoài: \({R_N} = {R_{AB}} + {R_b} = 2,4 + {R_b}\)

Cường độ dòng điện qua mạch: \(I = \dfrac{{{\xi _b}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \dfrac{{18}}{{2,4 + {R_b} + 0,6}} = \dfrac{{18}}{{3 + {R_b}}}\)

Công suất tỏa nhiệt trên biến trở: \(P = {I^2}{R_b} = \dfrac{{{{18}^2}}}{{{{\left( {3 + {R_b}} \right)}^2}}}{R_b} = \dfrac{{324}}{{{{\left( {\dfrac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right)}^2}}}\)

Công suất \(P\)cực đại khi \({\left( {\dfrac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right)^2}_{\min }\)

Ta có: \(\left( {\dfrac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right) \ge 2\sqrt 3 \)

\({\left( {\dfrac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} + \sqrt {{R_b}} } \right)^2}_{\min } = 12\) khi \(\dfrac{3}{{\sqrt {{R_b}} }} = \sqrt {{R_b}}  \Rightarrow {R_b} = 3\Omega \)

Khi đó: \({P_{max}} = \dfrac{{324}}{{12}} = 27W\)  

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.