30 bài tập Trung Quốc thời phong kiến mức độ dễ

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?

  • A Tần   
  • B Hán
  • C Sở
  • D Triệu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 29.

Lời giải chi tiết:

Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Dưới tiều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?

  • A giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
  • B nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.
  • C phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
  • D phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 29.

Lời giải chi tiết:

Dưới triều Tần, nông dân đã bị phân hóaMột bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (giai cấp địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Vua Tần xưng là

  • A Vương  
  • B Hoàng đế
  • C  Đại đế    
  • D Thiên tử

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 29.

Lời giải chi tiết:

Tần Thủy Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền. Vua Tần tự xưng là Hoàng đề, tự xưng mình là đáng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần là

  • A Thừa tướng và Thái úy
  • B Tể tướng và Thái úy
  • C Tể tưởng và Thừa tướng
  • D  Thái úy và Thái thú

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 29.

Lời giải chi tiết:

Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

  • A Chế độ quân điền
  • B Chế độ tỉnh điển
  • C Chế độ tô, dung, điệu
  • D  Chế độ lộc điền

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 30.

Lời giải chi tiết:

Sau khi nhà Đường được thành lập (618), cùng với biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dưới thời Đường, người nông dân nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ

  • A Nộp tô cho nhà nước
  • B Với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu
  • C Đi lao dịch cho nhà nước
  • D Nộp thuế cho nhà nước

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 sgk trang 30.

Lời giải chi tiết:

Dưới thời Đường, khi nhận được ruộng đất của nhà nước theo chế độ quân điền thì nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Ai là người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?

  • A  Trần Thắng - Ngô Quảng
  • B Triệu Khuông Dẫn
  • C  Chu Nguyên Chương
  • D Hoàng Sào

Đáp án: C

Phương pháp giải:

skg trang 31.

Lời giải chi tiết:

Chu Nguyên Chương là người đã sáng lập ra nhà Minh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Dưới triều đại nào, Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất?

  • A  Kim 
  • B Mông Cổ
  • C Đường
  • D Thanh

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 31.

Lời giải chi tiết:

Đến thời nhà Đường, các hoàng đế đứng đầu đất nước tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

  • A Trần Thắng - Ngô Quang
  • B Chu Nguyên Chương
  • C Lý Tự Thành
  • D Triệu Khuông Dẫn

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 32.

Lời giải chi tiết:

Do đời sống của nhân dân khổ cực do sự khủng hoảng cuối triều Minh => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?

  • A Hán 
  • B Đường
  • C  Minh    
  • D Thanh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 33.

Lời giải chi tiết:

Phât giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nhà Đường.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Các tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc thời kì phong kiến

  • A Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa.
  • B Cửu chương toán thuật, Tây du kí, Hồng lâu mộng.
  • C Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Bản thảo cương mục.
  • D Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, A quy chính truyện.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 34.

Lời giải chi tiết:

Các tác phẩm tiểu thuyết lớn của văn học Trung quốc thời kì phong kiến bao gồm: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thị Nại Am), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

  • A Khổng Tử
  • B Tuân Tử
  • C Mạnh Tử
  • D Tất cả các nhân vật trên

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 33.

Lời giải chi tiết:

Nho giáo giữ vai trò quan trong lĩnh vực tư tưởng ở Trung Quốc. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ nhà nước phong kiến, trở thành cơ sở tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc từ triều đại

  • A Tần   
  • B Hán
  • C Đường 
  • D Minh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 33.

Lời giải chi tiết:

Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tạp quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là

  • A  Tư Mã Thiên
  • B La Quán Trung
  • C Thi Nại Am
  • D  Ngô Thừa Ân

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 34.

Lời giải chi tiết:

Sử học thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Loại hình văn học nổi bật và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật dưới thời Đường là

  • A Thơ 
  • B Kinh kịch
  • C Tiểu thuyết  
  • D Sử thi

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 33.

Lời giải chi tiết:

Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học Trung Quốc thời kì phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một loại hình văn học - nghệ thuật mới rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là

  • A Thơ
  • B Kịch nói
  • C  Kinh kịch
  • D Tiểu thuyết

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 33.

Lời giải chi tiết:

Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ở thời Minh, Thanh.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

  • A Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc sung
  • B Phương pháp luyện sắt, đúc sung, thuốc sung, làm men gốm
  • C  Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
  • D Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 34.

Lời giải chi tiết:

Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng nhất là: Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm

  • A với tay đến tận các địa phương.
  • B  nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
  • C tăng cường quyền lực của bộ máy nhà nước.
  • D đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 30.

Lời giải chi tiết:

Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoảng đế.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trung Quốc thời Đường, tuyển chọn quan lại dựa theo

  • A  dòng dõi và tiến cử.
  • B  dòng dõi.
  • C khoa cử.
  • D  tiến cử.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 30.

Lời giải chi tiết:

Thời nhà Đường, các khoa thi được mở để tuyển chọn quan lại (không chỉ trong giới quý tộc mà cả con em địa chủ) những người đỗ đạt ra làm quan.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Ở Trung Quốc, “Con đường tơ lụa” được hình thành dưới thời

  • A Tần - Hán.
  • B Đường.
  • C Minh.
  • D Thanh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 30.

Lời giải chi tiết:

Vào thời Đường, các tuyến Đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Chức quan Tiết độ sứ được giao cho những công thần và thân tộc đi cai quản vùng biên cương của Trung Quốc dưới thời

  • A Tần - Hán.
  • B  Đường.
  • C Thanh.
  • D Minh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 30.

Lời giải chi tiết:

Các Hoàng đế thời Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?

  • A Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc
  • B Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
  • C  “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
  • D Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 30, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Thời Đường, người dân đã áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống xác định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền và hàng chục người làm việc. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ sản xuất.

Sự thành lập các phường hội và thương hội là biểu hiện của sự phát triển kinh tế ở các trong các thành thị tủng đại Tây Âu.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?

  • A  Tài sản nói chung 
  • B Ruộng đất
  • C Vàng bạc  
  • D Công cụ sở hữu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 29, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh thời Tần là yếu tố ruộng đất.

Nông dân tự canh: có ruộng đất để cày cấy. 
- Nông dân lĩnh canh: nhận ruộng đất từ địa chủ để cày cấy.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Sau khi thành lập, nhà Đường ở Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ

  • A Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
  • B  Cử người thân tín cai quản các địa phương
  • C Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương
  • D Xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 30, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp tăng cường bộ máy cai trọ của chính quyền nhà Đường:

- Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.

- Cử người thân tín cai quản các địa phương, tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

- Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

Nhà Đường có mở thêm các khoa thi để tuyển chọn quan lại nhưng không xóa bỏ chế độ tuyển chọn quan lại.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền?

  • A Chia đất nước thành các tỉnh
  • B Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)
  • C Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại
  • D Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 32, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các chính sách của Minh Thái Tổ nhằm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền là

- Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

- Tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình.

- Chia đất nước thành các tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình.

- Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội.

Thời Minh không có chính sách ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nhà Thanh ở Trung Quốc là

  • A Triều đại ngoại tộc
  • B Triều đại phong kiến dân tộc
  • C Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
  • D Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 32, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sau cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều đình Mãn Thanh sụp đổ, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911).

Dân tộc Hán dưới các triều đại phong kiến coi ngưởi Mông Cổ và Mãn Thanh là ngoại tộc đã đánh chiếm và thống trị đất nước to lớn này qua nhiều thế kỷ và gây ra họa đồng hóa lớn lao, nghiêm trọng, làm thay đổi nền văn hóa cố cựu và tư tưởng Hán tộc. Đối với Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ cả ngàn năm và sau đó lại xâm lăng ở từng triều đại nữa, trong đó có Mông Cổ và Mãn Thanh. 

=> Triều Thanh là triều đại ngoại tộc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?

  • A Quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.
  • B Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ
  • C Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức
  • D  Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 33, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Nho giáo là tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, đối với gia đình con cái phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nho giáo không đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ, hay nói cách khác là Nho giáo “Trọng nam khinh nữ”.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

  • A Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền
  • B Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông
  • C Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn
  • D  Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 sgk trang 33, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sua này có ít nhều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần

  • A chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
  • B tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
  • C tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
  • D chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 29, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Trước thời Tần, cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc diễn ra, đây là các cuộc thôn tính và xâu xé lẫn nhau giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang. Cho đến thế ki IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chia cắt lãnh thổ. Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nhà Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nhằm

  • A ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.      
  • B bảo vệ lợi ích cho nhân dân Trung Quôc.
  • C thể hiện độc lập, tự chủ của Trung Quốc.  
  • D kiểm soát phong trào dân chúng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 32, 33, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Nhà Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây. Tuy nhiên, chính sách này không những không hạn chế được việc thương nhân châu Âu đưa nhiều hàng lậu vào Trung Quốc mà còn gây nên cuộc xung đột kịch liệt, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.