30 bài tập Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) mức độ dễ

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Đảng Bôn – sê – vích quyết định thực hiện “chính sách kinh tế mới” vào thời gian nào?

  • A Tháng 3 năm 1921                              
  • B Cuối năm 1921
  • C Tháng 9 năm 1920
  • D Tháng 3 năm 1920

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 53)

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, bạo loạn ở nhiều nơi.

ð Tháng 3-1921. Đảng Bôsêvích Nga quyết định thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (NEP) do V.I. Lê-nin đề xường, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tiền tệ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

“Cộng hòa Xô viết” đầu tiên gồm bốn nước nào?

  • A Nga, U-crai-na, Latvia, Kazakhtan
  • B Nga, Ngoại Cáp- ca-dơ, Kazakhtan, Litvia
  • C Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ
  • D Nga, Latvia, Gruzia, Tajikistan

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 55)

Đại hội lần thứ nhất các xô viết toàn Liên bang, diễn ra cuối tháng 12-1922, đã tuyên bố thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), gồm 4 nước cộng hòa Xo viết đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nhiệm vụ “ trọng tâm” trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1925 – 1941) là gì?

  • A Xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • B Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • C Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
  • D Tập thể hóa nông nghiệp 

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 55)

Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiêm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua mấy kế hoạch 5 năm?

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 56)

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua ba kế hoạch 5 năm:

-         Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: 1928 – 1932.

-         Kế hoạch 5 năm lần thứ hai: 1933 – 1937.

-         Kế hoạch 5 năm lần thứ ba: bắt đầu từ năm 1937, nhưng bị gián đoạn bởi cuôc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức (6/1941).

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Từ năm 1922 đến năm 1925, Liên Xô đã được các cường quốc nào đặt quan hệ ngoại giao?

  • A Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật
  • B Mĩ, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc
  • C Đức, Mĩ, Anh, Pháp
  • D Đức, Anh, Pháp, Mĩ, Nhật

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 58)

Trong vòng 4 năm từ năm 1922 đến năm 1925, các cường quốc tư bản như: Đức, Anh I-ta-li-a, Pháp, Nhật lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối  nào?

  • A Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
  • B Công nghiệp hóa hiện đại hóa
  • C Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ
  • D Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệpV

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

 (Sgk trang 56, chữ in nhỏ)

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ,…), công nghiệp khai khoáng, công nghiệp quốc phòng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Từ vịệc quốc hữu hóa các xi nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách ruộng cộng sản thời chiến, đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào? 

  • A Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
  • B Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân)
  • C Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây  dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước 
  • D Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 53)

Trong nội dung của chính sách kinh tế mới về công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng , cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, Liên Xô đạt được những thành tựu to lớn gì?

  • A Công nghiệp mới phát triển, nông nghiệp vẫn nắm vai trò chủ đạo
  • B Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp Xã hội chủ nghĩa
  • C Một nước công nghiệp hóa nhưng chủ yếu phát triển công nghiệp nặng
  • D Từ một nước nông nghiệp trở thành một nước Tư bản chủ nghĩa phát triển

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 57)

Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp Xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77.4 % tổng sản phẩm quốc dân.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Văn hóa- giáo dục của  Liên Xô thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội có gì thay đổi?

  • A Xóa nạn mù chữ, chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất
  • B Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố
  • C Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố
  • D Xóa nạn mù chữ, thực hiện phộ cập giáo dục trong cả nước tới bậc trung học cơ sở

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 57)

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đạt nhiều thành tựu về văn hóa – giáo dục, trong đó: thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 1925 – 1945 đã phạm phải những sai lầm gì?

  • A Thực hiện tốt nguyên tắc trong tập thể hóa nông nghiệp nhưng chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân
  • B Chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân nhưng chưa đạt được nhiều thành tự lớn
  • C Chưa tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế tuy đã thực hiện tốt nguyên tắc tập thể hóa nông nghiệp
  • D Không thực hiện tốt nguyên tắc trong tập thể hóa nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 57,58)

Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, những công cuộc xây dựng CNXH bị gián đoạn. Trong quá trình thực hiện, Liên Xô đã mắc phải một sô sai lầm ảnh hưởng sự phát triển của đất nước (không thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện trong tập thế hóa nông nghiệp, chưa chú trong đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân,…)

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Sau khi công cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành thì cơ cấu giai cấp của Liên Xô thay đổi gồm các giai cấp ?

  • A Địa chủ phong kiến, nông dân
  • B Tư sản, trí thức
  • C Công nhận, nông dân, trí thức XHCN
  • D Đại địa chủ, nông dân, nô lệ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 57)

Sau khi thực hiện công cuộc cải cách ở Liên Xô, cùng với sự biến đổi về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng trí thức xã hội chủ nghĩa.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có sự biến đổi như thế nào sau khi thực hiện chính sách kinh tế mới? 

  • A Kinh tế quốc dân có thay đổi nhưng không rõ rệt
  • B Kinh tế quốc dân giảm sút nghiêm trọng
  • C Kinh tế quốc dân không có sự thay đổi
  • D Kinh tế quốc dân có sự chuyển biến rõ rệt

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Skg trang 54)

Bằng viêc thực hiện chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có những chuyển biến rõ rệt.

Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế của nước Nga (1921-1923)

                                 Năm

 

        Sản phẩm

1921

1923

Ngũ cốc (triêu tấn)

37,6

56.6

Gang (triệu tấn)

0,1

0,3

Thép (triệu tấn)

0,2

0,7

Vải sợi (triệu tấn)

105,0

691,0

Điện (triệu tấn)

0,55

1,1

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Giai cấp nào sau đây không phải là giai cấp tồn tại trong xã hội Liên Xô giai đoạn 1921 - 1941?

  • A  Tư sản   
  • B Công nhân
  • C Tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa
  • D Nông dân tập thể

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 57), loại trừ

Lời giải chi tiết:

Một trong những kết quả của kết hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937) là sự biến đổi về cơ cấu xã hội. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tri thức xã hội chủ nghĩa.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô đã bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là?

  • A Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
  • B Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại
  • C Mở rộng giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài
  • D Đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng hiện đại

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 55)

Lời giải chi tiết:

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vai trò của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Chính sách kinh tế mới của Liên Xô (1921 - 1925)?

  • A Lũng đoạn, chi phối nền kinh tế quốc dân.
  • B Nhà nước có vai trò kiểm soát nền kinh tế nhiều thành phần
  • C Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân
  • D Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 52.

Lời giải chi tiết:

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

=> Nhà nước có vai trò kiểm soát nền kinh tế nhiều thành phần.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941 là

 

  • A phát triển giao thông vận tải
  • B phát triển công nghiệp nhẹ.
  • C  công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
  • D phát triển công nghiệp quốc phòng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Sgk 11 trang 55.

Lời giải chi tiết:

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa thông qua các kế hoạch 5 năm.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một trong những điểm giống nhau trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937) ở Liên Xô là gì?

  • A  Không đúng thời hạn đề ra.
  • B  Hoàn thành trước thời hạn 5 tháng.
  • C Không hoàn thạnh đúng thời hạn.
  • D  Đều hoàn thành trước thời hạn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 56.

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937) đều được hoàn thành trước thời hạn.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua mấy kế hoạch 5 năm?

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 56.

Lời giải chi tiết:

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua ba kế hoạch 5 năm:

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: 1928 – 1932.

- Kế hoạch 5 năm lần thứ hai: 1933 – 1937.

- Kế hoạch 5 năm lần thứ ba: bắt đầu từ năm 1937, nhưng bị gián đoạn bởi cuôc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức (6/1941).

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối nào?

  • A Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
  • B  Công nghiệp hóa hiện đại hóa.
  • C Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.
  • D Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 56, chữ in nhỏ

Lời giải chi tiết:

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ,…), công nghiệp khai khoáng, công nghiệp quốc phòng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới? 

  • A Thay thế nội dung trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định
  • B Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng
  • C Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp
  • D  Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 53)

Nội dung của chính sách kinh tế mới bao gồm:

- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa  bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).

-  Công nghiệp:

+  Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.

+ Tư nhân  xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.

+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.

Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.

-  Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Chính sách kinh tế mới (1921-1925) có ý nghĩa như thế nào với nước Nga?

  • A Nền kinh tế đổi theo hướng thị trường, nhân dân vẫn còn khó khăn
  • B Nền kinh tế chuyển biến rõ nhưng chưa hoàn thành khôi phục kinh tế
  • C Nền kinh tế có sự chuyển biến, nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt
  • D Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 54)

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nên kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiếm soát của nhà nước. Với chinh sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua những khó khăn lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Tại sao trong công cuộc xây dựng CNXH Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa XHCN ?

  • A Liên Xô là một nước lạc hậu, nằm trong vòng vây của thù địch và sự cấm vận của các nước TBCN
  • B Do tư nhân nắm toàn quyền kinh tế trong thị trường
  • C Do nhận viện trợ của nước ngoài để cải tạo đất nước, khôi phục kinh tế.
  • D Do không có sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích mà dựa vào các nguồn lợi từ ngoài và tiến hành tự do các cải cách kinh tế

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây, kĩ thuật , thiết bị lệ thuộc vào nước ngoài : nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Chính sách kinh tế mới (1921-1925) có ý nghĩa như thế nào với nước Nga?

  • A Nền kinh tế đổi theo hướng thị trường, nhân dân vẫn còn khó khăn
  • B Nền kinh tế chuyển biến rõ nhưng chưa hoàn thành khôi phục kinh tế.
  • C Nền kinh tế có sự chuyển biến, nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt. 
  • D  Chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 54, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nên kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiếm soát của nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua những khó khăn lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

=> Chính sách kinh tế mới đã chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần, đặc dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Từ vịệc quốc hữu hóa các xi nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách ruộng cộng sản thời chiến, đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?

 

  • A Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
  • B Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân)
  • C Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.
  • D Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 53, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trong nội dung của chính sách kinh tế mới về công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng , cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Từ năm 1922 đến năm 1933, nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, điều đó chứng tỏ

  • A Liên Xô đã trở thành thị trường tiềm năng đối với các nền kinh tế lớn.
  • B  các nước đế quốc đã nể sợ Liên Xô.
  • C mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã hòa dịu
  • D uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 58, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1922 đến năm 1933, đã có nhiều nước trên thế giới công nhân và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô như: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản, Mĩ, ……Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, vào tháng 3-1921, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã thực hiện

 

  • A Chính sách kinh tế mới.
  • B Chính sách cộng sản thời chiến.
  • C công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
  • D tập thể hóa nông nghiệp.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 53, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, vào tháng 3-1921, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do V.I.Lê-nin đề xướn.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Từ năm 1922 đến năm 1933 Liên Xô đạt được kết quả gì trong quan hệ ngoại giao?

  • A Thiết lập quan hệ với các nước láng giềng, phá vỡ thế bao vây các nước đế quốc.
  • B Thiết lập quan hệ với các nước láng giềng, là chỗ dựa cho phe xã hội chủ nghĩa.
  • C Bị Mĩ thực hiện chinh sách bao vây, cô lập về kinh tế và chính trị.
  • D  Bị Mĩ thực hiện chinh sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 58, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1922 đến năm 1933, Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ kinh tế, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc. Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia như: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản. Đầu năm 1925, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với hơn 20 quốc gia trên thế giới. Năm 1933, Mĩ – cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

=> Từ năm 1922 đến năm 1933, Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng, phá vỡ thế bao vây của các nước đế quốc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là gì?

  • A Bước đầu hoàn thành Tập thể hóa nông nghiệp
  • B Thanh toán nạn mù chữ. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.
  • C Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
  • D Tự tích lũy vốn và trang bị kĩ thuật ban đầu cho CNXH.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk 56, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Đây là thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941?

  • A  Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn.
  • B Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc.
  • C Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc.
  • D Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 58, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941bao gồm:

- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.

- Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

- Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 - 1925) Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao

- Thiết lập ngoại giao với 20 nước.

-  Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.

=> Loại trừ đáp án: A

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của Liên Xô từ sau 1921 đến năm 1925 là

  • A nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
  • B nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.
  • C nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
  • D nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 54, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1921 đến năm 1925, Đảng Bônsêvích thực hiện Chính sách kinh tế mới chuyển từ nền kinh tế nhà nước nằm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây thực chất là đặc điểm của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời là đặc trưng cơ bản nhất của Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1925.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.