30 bài tập Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất mức độ dễ

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Thành phần cơ bản của enzyme là

  • A Lipit.
  • B Axit nucleic.
  • C Cacbohiđrat. 
  • D Protein. 

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thành phần cơ bản của enzyme là protein

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi enzyme xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với 

  • A Cofactơ
  • B Protein. 
  • C Coenzyme. 
  • D Trung tâm hoạt động.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trên mỗi enzyme có 1 vùng cấu trúc gọi là trung tâm hoạt động là nơi liên kết với cơ chất tạo phức hợp enzyme – cơ chất

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng bằng việc tăng giảm

  • A nhiệt độ tế bào. 
  • B độ pH của tế bào.
  • C nồng độ cơ chất 
  • D nồng độ enzyme trong tế bào. 

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tế bào có thể điều hòa tốc độ chuyển hóa chất bằng việc tăng hoặc giảm nồng độ enzyme trong tế bào.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hoạt động  nào sau đây là  của enzyme?

  • A Xúc tác các phản ứng  trao đổi chất
  • B Tham gia  vào thành phần  của  các chất  tổng hợp được
  • C Điều hoà  các hoạt động sống  của cơ thể
  • D Cả 3 hoạt động  trên

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Enzyme có hoạt động xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phát biểu  sau đây  có nội dung  đúng là :

  • A Enzyme là một chất  xúc tác  sinh học
  • B Enzyme được cấu  tạo từ  các  đisaccrit
  • C Enzyme sẽ lại biến  đổi  khi  tham gia vào  phản ứng
  • D Ở động vật , enzyme do các tuyến nội tiết  tiết ra

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng là A.

Ý B sai vì enzyme được cấu tạo từ protein ( 1 số enzyme có thêm phần coenzyme)

Ý C sai vì enzyme không bị biến đổi khi tham gia phản ứng

Ý D sai vì ở động vật enzyme được tiết ra từ tuyến ngoại tiết

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cơ chất là :

  • A Chất tham gia cấu tạo enzyme 
  • B Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác 
  • C Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác 
  • D Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại 

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cơ chất là chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác .

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của enzyme lên các phản ứng là

  • A Tạo các sản phẩm trung gian 
  • B Tạo ra enzyme - cơ chất 
  • C Tạo sản phẩm cuối cùng 
  • D Giải phóng enzyme khỏi cơ chất 

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Thoạt đầu enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khoảng  nhiệt độ  tối ưu  cho hoạt động của enzyme trong cơ thể người là:

  • A 15oC- 20oC
  • B 20oC- 25oC
  • C 20oC- 35 oC
  • D  35 oC- 40oC

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ tối ưu cho các enzyme ở người là 35 – 40 oC.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong ảnh hưởng  của nhiệt độ  lên hoạt động  của enzyme , thì nhiệt độ tối ưu  của môi trường  là giá trị  nhiệt độ  mà ở  đó :

  • A Enzyme bắt  đầu hoạt động
  • B Enzyme ngừng  hoạt động
  • C Enzyme có hoạt  tính  cao  nhất 
  • D Enzyme có hoạt  tính   thấp  nhất 

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme là là giá trị  nhiệt độ  mà ở  đó enzyme có hoạt tính cao nhất.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cấu trúc của enzyme gồm các chất nào sau đây ?

  • A Adenin ; pentose; phosphate
  • B Protein ; phospholipit
  • C Cơ chất, protein, ribose
  • D Protein; coenzyme

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc của 1 enzyme là protein và coenzyme ( kim loại, vitamin, ...)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là

  • A xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
  • B điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
  • C điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
  • D điều hoà bằng ức chế ngược.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong tế bào có cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa là ức chế ngược:  

Sản phẩm P được sản xuất dư thừa sẽ liên kết với enzyme a làm cho enzyme này không còn khả năng xúc tác chuyển chất A thành chất B do đó các chất trung gian C,D cũng không được hình thành do vậy sự tổng hợp chất P sẽ bị ngừng.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chất  nào  dưới đây  là enzyme ?

  • A Saccaraza
  • B Prôteaza
  • C Nuclêôtiđaza
  • D Cả a, b, c đều  đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cả ba chất trong 3 phương án trên đều là enzyme

Saccaraza là enzyme phân giải đường saccarose

Proteaza là enzyme phân giải protein

Nucleotidaza là enzyme phân giải nucleotit

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Enzyme có đặc tính nào sau đây?

  • A Tính thoái hóa 
  • B Tính chuyên hoá 
  • C Tính bền với nhiệt độ cao 
  • D Hoạt tính yếu 

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Enzyme có tính chuyên hóa có nghĩa là 1 enzyme chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định. VD: Ureaza chỉ phân hủy urê trong nước tiểu.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Enzyme sau đây hoạt động trong môi trường axít

  • A Amilaza
  • B Saccaraza
  • C Pepsin
  • D Mantaza

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Enzyme pepsin hoạt động trong môi trường pH 2-3 ở dạ dày, các enzyme còn lại đều hoạt động trong môi trường kiềm hoặc trung tính.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hậu quả  sau  đây sẽ xảy ra  khi nhiệt độ  môi trường  vượt quá nhiệt độ  tối ưu  của enzyme là :

  • A Hoạt  tính enzyme tăng lên
  • B Hoạt tính enzyme giảm  dần  và  có  thể  mất  hoàn toàn
  • C Enzyme không thay đổi  hoạt tính
  • D Phản ứng  luôn  dừng lại

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi vượt qua nhiệt độ tối ưu, hoạt tính của enzyme giảm dần hoặc mất hoàn toàn do protein bị biến tính.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzyme

  • A Nuclêôtiđaza 
  • B Nuclêaza 
  • C Peptidaza
  • D Amilaza

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Axit nucleic được phân giải thành các nucleotit bởi các enzyme nucleaza.

Nuclêôtiđaza xúc tác phân giải nucleoit

Peptidaza phân giải các peptit thành các axit amin

Amilaza phân giải tinh bột thành maltose hoặc glucose

Chọn B

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người gây ra là do

  • A Thức ăn không tiêu hóa được
  • B Enzyme không được tổng hợp hoặc bất hoạt
  • C Cơ chất đó tích lũy độc cho tế bào
  • D Cả A,B,C đều đúng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi các enzyme bị bất hoạt hoặc không được tổng hợp thì sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất lại bị tích lũy gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hóa theo con đường khác gây ra các bệnh chuyển hóa. VD: Bướu cổ; PKU...

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Enzyme làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào ?

  • A Tạo nhiều phản ứng trung gian
  • B Làm tăng tốc độ phản ứng
  • C Cung cấp nhiệt độ cho phản ứng
  • D Cả B và C đều đúng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Enzyme làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian

VD: phản ứng A +B → C + D có chất xúc tác X, các phản ứng diễn ra:

A +B + X →ABX → CDX → C +D + X

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Enzim có bản chất là

  • A Protein 
  • B  Lipit 
  • C Polisaccarit  
  • D axit nucleic

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

- Enzim là chất xúc tác sinh học do cơ thể tạo ra

- Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải protein.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nồng độ cơ chất và hoạt động của enzim có mối quan hệ với nhau như thế nào

  • A Nồng độ cơ chất càng nhiều, enzim hoạt động càng mạnh
  • B Nồng độ cơ chất càng nhiều, hoạt động của enzim càng giảm
  • C Ở giai đoạn đầu, nồng độ cơ chất nhiều thì enzim hoạt động mạnh, nhưng khi nồng độ cơ chất quá nhiều sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzim.
  • D Nồng độ cơ chất tăng hay giảm đều không ảnh hưởng tới hoạt động của enzim.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

+ Nồng độ cơ chất là 1 trong các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzim.

+ Ban đầu, khi nồng độ cơ chất tăng, hoạt động của enzim tăng.

+ Khi nồng độ cơ chất tăng quá cao sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzim.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Với một lượng cơ chất xác định, khi tăng nồng độ enzyme thì hoạt tính của enzyme biến đổi như thế nào?

  • A Hoạt tính enzyme giảm xuống.
  • B Hoạt tính enzyme tăng lên.
  • C Hoạt tính enzyme không đổi.
  • D Hoạt tính enzyme tăng đến một giá trị rồi giảm dần.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Với 1 lượng cơ chất nhất định, khi tăng nồng độ enzyme thì hoạt tính của enzyme tăng

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Đặc điểm nào dưới đây là SAI khi nói về enzyme?

  • A hoạt động trong điều kiện sinh lý bình thường.
  • B được hoàn trả lại sau khi phản ứng kết thúc.
  • C được tổng hợp trong các tế bào sống.
  • D tính đặc hiệu với cơ chất thấp.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai về enzyme là: D, tính đặc hiệu với cơ chất cao : mỗi enzyme chỉ xúc tác cho 1 phản ứng của cơ chất nhất định

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Enzyme có bản chất hóa học là hợp chất nào?

  • A Protein
  • B  Lipid 
  • C Cacbohydrat 
  • D Photpholipid

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Enzyme có bản chất là protein

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trường hợp nào dưới đây KHÔNG làm enzyme mất chức năng sinh học?

  • A Nồng độ cơ chất quá cao.
  • B Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi.
  • C Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao.
  • D Độ pH của môi trường không phù hợp.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Enzyme có bản chất protein nên những yếu tố làm biến tính protein cũng làm mất hoạt tính của enzyme

Như vậy nồng độ cơ chất quá cao không làm mất chức năng sinh học của enzyme

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với

  • A cofactơ
  • B protein.     
  • C coenzim
  • D trung tâm hoạt động.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?

  • A Enzim của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra
  • B Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
  • C Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
  • D Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ức chế ngược là sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là?

  • A Giải phóng enzim khỏi cơ chất 
  • B Tạo ra sản phẩm cuối cùng  
  • C Tạo ra các sản phẩm trung gian
  • D Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đầu tiên là tạo ra phức hợp enzyme – cơ chất

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau:

(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian

(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất

(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim

Trình tự các bước lần lượt là?

  • A (1) → (3) → (2) 
  • B (2) → (1) → (3)
  • C (2) → (3) → (1)   
  • D (1) → (2) → (3)  

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trình tự đúng là (2) → (1) → (3)  

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nói về trung tâm hoạt động của enzim, có các phát biểu sau:

(1) Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất

(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim

(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất

(4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:

  • A (2), (3), (4) 
  • B (1), (2), (3)
  • C (1), (4)
  • D (2), (3)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(1) đúng

(2) đúng

(3) đúng

(4) sai, các enzyme khác nhau sẽ có trung tâm hoạt động khác nhau

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?

  • A Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng
  • B Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ
  • C Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ
  • D

    Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.