20 bài tập Điện thế - hiệu điện thế mức độ thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q= - 1µC từ M đến N là.
- A A = - 1µJ.
- B A = +1µJ.
- C A = - 1J.
- D A = + 1J.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ta có A = qU = -1.10-6.1= -1µJ
Câu hỏi 2 :
Cho một điện trường đều có cường độ E. Chọn chiều dương cùng chiều đường sức điện. Gọi U là hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trên cùng một đường sức, d là độ dài đại số đoạn MN. Hệ thức nào sau đây đúng ?
- A E = 2Ud
- B E = Ud
- C E = U/d
- D E = U/2d
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: E = U/d
Lời giải chi tiết:
Mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: E = U/d
Chọn C
Câu hỏi 3 :
Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -3,2.10-19 J. Điện thế tại điểm M là
- A 3,2 V
- B -3,2 V
- C 2 V
- D -2 V
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 4 :
Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
- A không đổi.
- B tăng gấp đôi.
- C giảm một nửa.
- D tăng gấp 4.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Điện thế tại 1 điểm không phụ thuộc vào điện tích thử
Câu hỏi 5 :
Điều kiện nào sau đây không đúng về quan hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế ?
- A véc tơ cường độ điện trường hướng từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp.
- B trong một điện trường đều, hiệu điện thế giữa hai điểm luôn bằng nhau.
- C hiệu điện thế giữa hai điểm trong một điện trường có thể bằng không.
- D cường độ điện trường tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 6 :
Biết hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong vùng không gian có điện trường đều là UMN = 7V. Gọi VM, VN lần lượt là điện thế tại M và N thì
- A VN = VM = 7 V.
- B VM – VN = 7 V.
- C VN – VM = 7V.
- D VN +VM = 7V.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
VM – VN = 7V.
Câu hỏi 7 :
Hai điểm M và N cùng nằm trên một đường sức của một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 500 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
- A UMN = 1000 V.
- B UMN =125 V.
- C UMN = 2000 V.
- D UMN =0 vì M,N cùng nằm trên cùng một đường sức nên VM = VN.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức U = E.d = 500. 2 = 1000 V
Câu hỏi 8 :
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2µC từ A đến B là 4mJ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là:
- A 2V
- B 2000 V
- C - 8 V
- D -2000 V
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công của lực điện: A = qU
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(A = qU \Rightarrow U = {A \over q} = {{{{4.10}^{ - 3}}} \over { - {{2.10}^{ - 6}}}} = - 2000V\)
Chọn D
Câu hỏi 9 :
Trên một đường sức của điện trường đều có hai điểm M và N cách nhau \(40cm\). Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là \(16V\). Cường độ điện trường có độ lớn là
- A \(4000V/m\)
- B \(40V/m\)
- C \(400V/m\)
- D \(4V/m\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức: \(E = \dfrac{U}{d}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(E = \dfrac{U}{d} = \dfrac{{16}}{{0,4}} = 40V/m\)
Chọn B
Câu hỏi 10 :
Cho một điện trường đều có cường độ E. Chọn chiều dương cùng chiều đường sức điện. Gọi U là hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trên cùng một đường sức, \(d = \overline {MN} \) là độ dài đại số đoạn MN. Hệ thức nào sau đây đúng?
- A \(E = \frac{U}{{2d}}\)
- B \(E = \frac{U}{d}\)
- C E = Ud .
- D E = 2Ud .
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 11 :
Chọn phương án đúng: Cho ba điểm M, N, P trong một điện trường đều. MN = 3 cm, NP = 1 cm; UMN = 2V; UMP = 1V. Gọi cường độ điện trường tại M, N, P là EM, EN, EP
- A EN > EM
- B EP = 2EN
- C EP = 3EN
- D EP = EN
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trong điện trường đều, cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau: EM = EN = EP
Chọn D
Câu hỏi 12 :
Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
- A khả năng tác dụng lực của điện trường.
- B phương chiều của cường độ điện trường.
- C khả năng sinh công của điện trường.
- D độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường.
Câu hỏi 13 :
Biết hiệu điện thế UAB = 5 V. Nhận xét nào dưới đây là đúng?
- A VB = 5 V.
- B VA = 5 V.
- C VA – VB =5 V.
- D VB – VA = 5 V.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp : Áp dụng công thức tính hiệu điện thế $${U_{AB}} = {V_A} - {V_B}$$
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
+ $${U_{AB}} = {V_A} - {V_B} = 5V$$
Câu hỏi 14 :
Biết hiệu điện thế UM N = 3 V. Đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng ?
- A VN = 3 V.
- B VM = 3 V.
- C VM - VN = 3 V.
- D VN - VM = 3 V.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là 40 V. Chọn câu chắc chắn đúng
- A Điện thế tại M là 40V.
- B Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40V.
- C Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
- D Điện thế tại N bằng 0.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức : UMN = VM - VN
Lời giải chi tiết:
Ta có : UMN = VM - VN
Khi \({U_{MN}} = 40V \Rightarrow {V_M} - {V_N} = 40V\) → Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40V
Chọn B
Câu hỏi 16 :
Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:
- A UMN = UNM.
- B UMN = - UNM.
- C
- D
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 17 :
Chọn câu đúng. Thả một êlectron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì, êlectron sẽ :
- A chuyển động dọc theo một đường sức điện.
- B chuyển động từ một điểmcó điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.
- C chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
- D đứng yên.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thả cho một êlectron không có vận tốc đầu trong một điện trường bất kì, electron sẽ chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
Chọn C
Câu hỏi 18 :
Ở một đường sức của một điện trường đều có hai điểm M và N cách nhau 40 cm. Hiệu điện thế giữa M và N là 80V. Cường độ điện trường có độ lớn là
- A 2000 V/m.
- B 2 V/m.
- C 200 V/m.
- D 20 V/m.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: \(U=E.d\Rightarrow E=\frac{U}{d}\)
Lời giải chi tiết:
Cường độ điện trường có độ lớn: \(E=\frac{U}{d}=\frac{80}{0,4}=200V/m\)
Chọn C.
Câu hỏi 19 :
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:
- A A = - 1 (μJ)
- B A = + 1 (μJ)
- C A = - 1 (J)
- D A = + 1 (J)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức AMN = qUMN với UMN = 1 (V), q = - 1 (μC) từ đó tính được AMN = - 1 (μJ). Dấu (-) chứng tỏ công của điện trường là công cản, làm điện tích chuyển động chậm dần.
Câu hỏi 20 :
Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích \(q = 1\mu C\) thu được năng lượng A=2.10-4J khi đi từ A đến B?
- A 100V
- B 200V
- C 300V
- D 500V
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính công dịch chuyển của điện tích trong điện trường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Ta có: khi đi từ A đến B, điện tích q thực hiện được một công:
\(A = qU \to U = {A \over q} = {{{{2.10}^{ - 4}}} \over {{{10}^{ - 6}}}} = 200V\)
Các bài khác cùng chuyên mục
- 40 bài tập Dòng điện trong chân không mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất khí mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ vận dụng
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập dòng điện trong kim loại mức độ vận dụng
- 50 bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch mức độ vận dụng (Phần 2)
- 40 bài tập Dòng điện trong chân không mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất khí mức độ nhận biết, thông hiểu
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ vận dụng
- 40 bài tập Dòng điện trong chất điện phân mức độ nhận biết, thông hiểu