20 bài tập Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Tham vọng của Anh khi tham gia chiến tranh?

  • A Muốn bành trướng, mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của mình
  • B Muốn tranh thủ thời cơ, dựa vào chiến tranh để phát triển cho đế quốc
  • C Ngăn chặn tham vọng làm bá chủ thế giới của Đức, chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Đông.
  • D Cạnh tranh, đánh bại đế quốc Đức, mưu đồ làm bá chủ thế giới.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Mâu thuẫn giữa Anh và Đức là mâu thuẫn nổi bật từ trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Anh là đế quốc “già” nắm trong tay nhiều thuộc địa trong khi Đứclà đế quốc “trẻ”, ít thuộc địa.

Vì thế, sau khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp thì ngay sau đó Anh đã tuyên chiến với Đức nhằm chặn đúng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của đế chế Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, có gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp đế chế Ottoman và đế quốc Áo – Hung xuống thành nhưng cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Đông rất nhiều dầu mỏ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Tại sao thắng lợi cuộc chiến lại nghiêng về phe Hiệp ước?         

  • A Phe hiệp ước gồm các nước đế quốc già, nhiều tiềm lực và kinh nghiệm
  • B Nước Mĩ tham chiến và ủng hộ phe Hiệp ước
  • C Do sự hung hăng, hiếu chiến của đế quốc Đức dẫn tới sai lầm lớn về chiến lược
  • D Cách mạng tháng 10 Nga thành công và sự tham chiến của Mĩ ủng hộ phe Hiệp ước

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 35)

Trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy tri thế cầm cự. Nhìn chung trong hai năm, phe Anh, Pháp thì có giành thế chủ động, còn phe Đức – Áo cố giữ. Cả hai bên đều không đạt được mục đích, nhưng ưu thế nghiêng dần về phê Hiệp ước.

Trong giai đoạn 2 của cuộc chiến:

+ Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nhà nước Xô viết ra đời, thông qua sắc lện hòa bình, kêu gọi các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. tháng 7 -1918, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùn nhiều vũ khí, đạn dược. Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe bị thiệt hại quá nhiều, hết sức mệt mỏi, nên Mĩ đã trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Nhờ đó, quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận. => Phe Hiệp ước đạt nhiêu thắng lợi. buộc Đức phải đầu hàng không điều kiên (11-11-1918).

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nhận xét nào sau đây đúng nhất về giai đoạn một (1914-1916) của chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến
  • B Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, ưu thế nghiêng về phe Hiệp ước
  • C Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, ưu thế đã nghiêng về phe Liên minh
  • D Trong giai đoạn này có sự tham gia của Mĩ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 34)

-         Ở giai đoạn thứ nhất, chiến tranh gây thiệt hại nặng nề về người và của: đói rét, bệnh tật và nhưng tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều.

-         Cuộc chiến năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916, Đức, Áo – Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tại sao khi tham chiến Mĩ lại về phe Hiệp Ước?

  • A Vì Mĩ muốn thay Anh đứng đầu phe Hiệp ước
  • B Vì Mĩ muốn thể hiện ưu thế kinh tế và quân sự, ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng
  • C Vì Nga rút khỏi phe Hiệp ước nên Mĩ quyết định vào thay thế Nga
  • D Chống lại âm mưu bá chủ của Đức và phân chia thành quả chiến tranh

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn đầu Mĩ  thực hiện chính sách ngoại trung lập để bán vũ khí cho 2 phe quân sự để thu lợi nhuận.

-         Đỡ hao tốn về người và của, dễ dàng quan sát cục diện chiến tranh, sẽ tham gia  vào phe có ưu thế, thể hiện ưu thế về kinh tế và quân sự.

-         Mĩ muốn tham gia sẽ làm chủ trên bàn đàm phám phân chia quyền lơi.

-         Chiến tranh tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã làm thay đổi cục diện thế giới, chầm dứt chiến tranh và ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc, buộc Mĩ tham chiến,

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tính chất của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất?

  • A Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn
  • B Là cuộc chiến tranh không cân sức giữa các đế quốc già và các đế quốc trẻ
  • C Là cuộc chiến tranh làm rung chuyển châu Âu, thay đổi trật tự thế giới
  • D Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược và hiếu chiến của các nước đế quốc

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Về tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất :

-         Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền 

-         Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng 

-         Dựa vào mục đích cùa các nước tham chiến và hậu quả của cuộc chiến tranh để phân tích tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh đế quốc này.

-         Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 ) là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức là có tác dụng chính quyết định.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A Sự thù địch Anh_Pháp
  • B Sự hình thành phe liên minh
  • C Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
  • D Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân sâu xa xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất là do sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuôc địa rộng lớn, các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa.

ð Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và càng trở nên gay gắt. Vì vậy, ngay từ cuối thé kỉ XIX – đầu thế ki XX đã xảy ra các cuộc chiến tranh xâm lược tranh giành thuộc địa nổ ra ở nhiều nơi.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tại sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì:

- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương. Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần. 

- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền. Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn phí và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động và nhân dân các nước thuộc địa. 

- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người & của. Chiến tranh đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn ha của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

  • A Cách mạng dân chủ tư sản Đức bùng nổ và giành thắng lợi
  • B Đức sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm gây cho phe Hiệp ước nhiều thiệt hại
  • C Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước. 
  • D Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời và rút khỏi chiến tranh

Đáp án: C

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước. Sở dĩ Mỹ tham chiến muộc nhất trong tất cả các quốc gia do:

 - Lúc này cục diện chiến tranh đã hiện ra khá rõ ràng, các nước thực dân mới đang dần yếu thé.

- Mỹ đã nhận thấy bất lợi cá nhân nếu đeo bám cuộc chiến này ngay từ đầu. Tham chiến muộn để Mỹ có thể dễ dàng "gió chiều nào nương theo chiều ấy" - ngã sang bên phe nào đang chiếm lợi thế nhất .

- Mỹ đã lợi dụng cơ hội một thị trường vũ khí lớn ở chiến trường châu Âu để buôn bán một lượng lớn vũ khí đạn dược, chủ yếu cho cả hai phe cùng tham chiến.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A Sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy  nhất. 
  • B Chiến tranh gây ra thảm họa nặng nề cho nhân loại. 
  • C Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. 
  • D Trong chiến tranh lần đầu tiên các phương tiện chiến tranh mới được đưa vào sử dụng. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích. 

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất nữa.

Tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là cách mạng tháng Mười Nga. Nhà nước Xô viết ra dời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha

2. Chiến tranh Trung – Nhật

3. Chiến tranh Anh – Bôơ

4. Chiến tranh Nga – Nhật

  • A 1, 2, 3, 4
  • B 2, 1, 3, 4
  • C 3, 2, 1, 4
  • D 1, 4, 2, 3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 sắp xếp.

Lời giải chi tiết:

1. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898)

2. Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895)

3. Chiến tranh Anh – Bôơ (1899 – 1902)

4. Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905)

Chọn đáp án: B (2,1,3,4)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là

 

  • A bị thiệt hại nặng nề về sức người sức của
  • B gây ra những mâu thuẫn trong phe Hiệp ước.
  • C sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết.
  • D gây đau thương chết chóc cho nhân loại.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Các đáp án: A. B, D đều là hâu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại cho các nước tư bản, các nước đều phải thực hiện công cuộc khôi phục đất nước sau khi chiến tranh kết thúc.

Đáp án C: trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918), cách mạng tháng Mười Nga thành công và nhà nước Xô viết ra đời. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi trên thế giới, góp phần cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập cho mình theo con đường mới. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa mà tồn tại song song với nó nó chế  độ xã hội chủ nghĩa.

=> Sự thành công của cách mang tháng Mười và sự thành lập nhà nước Xô viết là hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?

  • A Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.
  • B Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô
  • C Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận
  • D Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Sgk trang 92, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trước khi khai ngòi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã đề nghị đàm phán với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại ba cường quốc trên cả ba mặt trận (Anh, Pháp ở phía Tây và Liên Xô ở phía Đông). Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức, vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh để bảo vệ quyền lợi quóco gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ. Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau được kí kết ngày 23-8-1939.

=> Đức kí Hiệp ước Xô –Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô vì để đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A Sự ra đời của Liên bang Xô viết.
  • B Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi.
  • C Đức ký hiệp định đầu hàng không điều kiện.
  • D Cách mạng bùng nổ ở nước Đức.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và đảng Bônsêvích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa được gọi là cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Sau đó, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret Litốp (3-3-1918), nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.

=> Như vậy, với sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chiến tranh thế giới, dẫn đến sự thay đổi lực lượng trong phe Hiệp ước.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

  • A Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
  • B nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.
  • C  chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.
  • D Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), Cách mạng tháng Mười Nga thành công vào năm 1917 sau đó đã rút khỏi chiến tranh đế quốc qua Hòa ươc Bret Litốp giữa Nga và Đức (1918). Nhà nước Nga xô viết sau đó ra đời. Một nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời do giai cấp vô sản đứng đầu đã phá vỡ thế “độc nhất” của chủ nghĩa tư bản. Đây là mối lo ngại đối với các nước đế quốc, là điều không muốn của các nước này sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Phân tích nguyên nhân và nguyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

*Nguyên nhân:

- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt do sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ, Nhật Bản) ít thuộc địa.

 

=> Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX.

- Sự hình thành hai phe đối lập, ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh

+  Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Năm 1882, Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

+ Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành “phe Hiệp ước” (đầu thế kỉ XX).

=> Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.

*Nguyên cớ:

Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì?

 

  • A Nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh  
  • B Mĩ giữ thái độ trung lập
  • C Mĩ không muốn chiến tranh lan sang Mĩ    
  • D Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì muốn:

- Phe nào giành lợi thế Mĩ sẽ đứng về phe đó để giành nhiều quyền lợi sau khi chiến tranh kết thúc.

- Lợi dung cơ hội bán vũ khí cho các nước tham chiến.

- Phong trào phản đối chiến tranh của giai cấp vô sản đang lên cao => Mĩ lo sợ sẽ nhanh chóng tiến đến Mĩ, do Mĩ là một nước tư bản nên muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nhận xét nào dưới đây về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là không đúng?

  • A Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ mang lại lợi ích cho các nước thắng trận.
  • B Đây là cuộc chiến tranh kéo dài nhất, khốc liệt nhất, gây hậu quả nặng nề nhất cho nhân loại.
  • C Đây là cuộc chiến tranh đã giúp Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở nên giàu mạnh.
  • D Đây là cuộc chiến tranh đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề cho nhân loại.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, loại trừ

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ mang lại lợi ích cho các nước thắng trận. Đây là cuộc chiến tranh đã giúp Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở nên giàu mạnh và đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề cho nhân loại.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cụm từ nào dưới đây phản ánh đầy đủ tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A Chiến tranh phi nghĩa.
  • B Chiến tranh đế quốc.
  • C Chiến tranh chính nghĩa.
  • D Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa, bởi vì:

- Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục địch trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đúc có tác dụng chính quyết định.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn cuộc chiến tranh là

  • A kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
  • B biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
  • C đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
  • D có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Xét nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất:

* Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc  về thuộc  địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+ Sự tranh  giành thị trường thuộc địa  giữa  các đế quốc với nhau.

* Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

+ Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)

=> Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

=> Bài học rút ra từ phân tích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là: các nước dù có mâu thuẫn cũng cần phải biết kiềm chế, giải quyết các vẫn đề bằng biện pháp hòa bình. Đó cũng là xu thế chung của thế giới hiện nay, bởi hai cuộc chiến tranh đi qua nhưng những mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A Sự thù địch Anh_Pháp
  • B Sự hình thành phe liên minh
  • C Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
  • D Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân sâu xa xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất là do sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuôc địa rộng lớn, các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa.

ð Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và càng trở nên gay gắt. Vì vậy, ngay từ cuối thé kỉ XIX – đầu thế ki XX đã xảy ra các cuộc chiến tranh xâm lược tranh giành thuộc địa nổ ra ở nhiều nơi.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.