20 bài tập Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp những lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

  • A  Do chính sách ngoại giao mềm dẻo và khôn khéo của Ra-ma V.
  • B Do cải cách chính trị của Ra-ma IV
  • C Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sáng thời kì tư bản chủ nghĩa
  • D Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 19, chữ in nhỏ)

Xiêm trong nửa thế kỉ XIX, trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo và khôn khéo của vua Rama V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị. Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Vì thế, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nướ trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á?

  • A Diễn ra nhanh, dồn dập
  • B Có sự tranh chấp giữa các nước
  • C Kéo dài liên tục từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX
  • D Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sgk trang 18,19   

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Kết quả lớn nhất mà cuộc khởi nghĩa Phacađuốc ở Lào mang lại là

 

  • A  Giải phóng Luông Phabang và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt – Lào.
  • B  Giải phóng Uđông và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt – Lào.
  • C Giải phóng cao nguyên Bôlaven và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt – Lào.
  • D Giải phóng Xavannakhet và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt – Lào.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Kết quả lớn nhất một cuộc khởi nghĩa mang lại là đã đáp ứng được ở mức độ cao nhất giải quyết tình hình cụ thể của quốc gia lúc đó. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Lào lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân Lào với thực dân Pháp.

=> kết quả lớn nhất của khởi nghĩa Phacađuốc là giải phóng được Xavannakhet và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt – Lào.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Bước sang thế kỉ XIX, vấn đề nào được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết đối với Xiêm ?

  • A Chống laị ách thống trị của Anh và Pháp.
  • B Kí kết các hiệp ước quan trọng với nước Anh.
  • C Thực hiện chính sách mở của đối với bên ngoài.
  • D  Bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Đến những năm đầu thế kỷ XIX, Xiêm cũng giống như nhiều quốc gia châu Á đúng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Nếu như ở Nhật Bản, Anh chậm hơn Mỹ trong việc chia sẻ quyền lợi thì ở Xiêm, đế quốc thực dân Anh là kẻ đi đầu trong cuộc tấn công vào Xiêm của chủ nghĩa thực dân phương Tây. 

Tháng 10 năm 1822, bản hiệp ước Xiêm – Anh được ký kết quy định: Tàu Anh phải để cho chính quyền Xiêm xem xét , phải dỡ lên bờ các loại vũ khí và đại bác trước khi vào cửa sông Chao Phraya. Còn phía Xiêm cam đoan sẽ không tăng mức thuế quan và tạo điều kiện cho thuận lợi cho sự buôn bán của Anh.

Đối với Xiêm lúc này, vấn đề bảo vệ nền độc lập được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết . Đó là một thách thức to lớn cho cả dân tộc Xiêm, nó thôi thúc Xiêm phải chọn cho mình con đường đi thích hợp để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Động lực để tiến hành cải cách ở Xiêm thế kỉ XIX chủ yếu xuất phát từ yêu cầu nào?

  • A Yêu cầu khách quan.
  • B Yêu cầu chủ quan.
  • C Yêu cầu từ các nước phương Tây.
  • D Yêu cầu giải phóng dân tộc.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Động lực tiến hành cải cách ở Xiêm thế kỉ XIX bao gồm:

* Tiền đề kinh tế:

Việc ký kết các hiệp ước bất bình đẳng đã buộc chính quyền Xiêm phải nở cửa buôn bán với nước ngoài. Chính sách mở cửa đó đã tác động trước tiên đến kinh tế, nền kinh tế đóng kín của Xiêm bắt đầu xuất hiện những mầm

mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

* Tìền đề xã hội:

Cùng với nhân tố khách quan dẫn đến yêu cầu phải cải cách thì một nhân tố khong kém phần quan trọng đó là lực lượng tham gia vào quá trình cải cách. Sau khi lên ngôi, để từng bước dọn đường cho công cuộc cải cách của mình, Rama V đã tập hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó căn bản là các hoàng thân, con em quý tộc. Họ là những người có tư tưởng cấp tiến, từng nhiều lần đi sang châu Âu và các nước xung quanh Xiêm, họ nhận thức được sự tụt hậu cảu Xiêm và tán thành cải cách. 

=> Như vậy Xiêm đến giữa thế kỷ XIX đứng trước yêu cầu khách quan và nhưng tiền đề trong nước đã tạo điều kiện cho nhà vua Rama V tiến hành cải cách. Cũng cần nhận thấy động lực để tiến hành cải cách ở Xiêm chủ yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan là nền độc lập bị đe dọa nghiêm trong, nó đã thúc đẩy các điều kiện bên trong tuy chưa chín muồi nhưng có cơ sở để thay đổi.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

So với cuộc Duy tân Minh trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chú trọng nhất lĩnh vực

  • A kinh tế     
  • B ngoại giao.
  • C giáo dục.
  • D quân sự.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh. 

Lời giải chi tiết:

So với Duy tân Minh Trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chủ trọng nhất đến lĩnh lực ngoại giao, đây là lĩnh vực được vua Rama V quan tâm đặc biệt. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai). Để giữ gìn chủ quyền đất nướC. Nhờ vậy Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở Ấn Độ với các nước châu Á khác là

  • A Kẻ thù là một đất nước thực dân lớn mạnh nhất trong hệ thống các nước đế quốc lúc bấy giờ.
  • B  Phong trào đấu tranh kết hợp hòa bình và đấu tranh vũ trang diễn biến phức tạp qua các thời kì khác nhau.
  • C Vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Quốc Đại đại diện cho giai cấp tư sản Ấn Độ.
  • D Ấn Độ là một đất nước lớn với nhiều tôn giáo, đẳng cấp làm cho mâu thuẫn trong xã hội gay gắt khó hài hòa, gây ảnh hưởng lớn tới phong trào dân tộc.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 so sánh.

Lời giải chi tiết:

Các nước khác như Việt Nam, các nước Đông Nam Á khác do có trình độ phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa thấp, giai cấp tư sản chưa phát triển mạnh và trưởng thành cho nên cuộc đấy tranh của giai cấp tư sản từ đầu thế kỉ XX mới phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở Ấn Độ giai cấp tư sản đã lập được một đảng riêng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh theo phương pháp ôn hóa chống thực dân Anh.

Chọn đáp án: C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vì sao cuộc cải cách của Ra - ma V ở Xiêm được gọi là cách mạng tư sản?

  • A Có sự tham gia của đông đảo các lực lượng xã hội.
  • B Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
  • C Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • D  Góp phần làm sụp đổ chế độ phong kiến.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

*Xét khái niệm cách mạng tư sản:

Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế độ cộng hoà, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản dành độc lập và phát triển. Trong cách mạng dân chủ tư sản đông đảo quần chúng nhân dân (công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu sách vượt khỏi giới hạn mà giai cấp tư sản đặt ra cho mình.

*Cuộc cải cách ở Xiêm:

- Sau cuộc cải cách này chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại, nhà vua vẫn có quyền lực tối cao nhưng bên cạnh nhà vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò là cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Hệ thống tòa án, trường học được tổ chức theo kiểu châu Âu.

- Hơn nữa, nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy, mỏ hiệu buôn bán và ngân hàng. Nền kinh tế Xiêm đã chuyển từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Trong nông nghiệp, hình thái kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp đã bị loại bỏ và thay bằng nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Xiêm trở thành nước xuất khẩu gạo, gỗ, đường và nhiều mặt hàng quan trọng khác có uy tín trên thế giới. Nhờ cải cách và phát triển kinh tế, một số ngành công nghiệp, đặc biệt là khai khoáng và xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống đường sắt, đường bộ phát triển mạnh.

=> Cuộc cải cách của Ra-ma V ở Xiêm được gọi là cách mạng tư sản.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân nào khiến Xiêm trở thành vùng “đệm” của các nước đế quốc Anh, Pháp?

  • A Xiêm là một quốc gia có tiềm lực mạnh.
  • B Sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Anh, Pháp tại Xiêm.
  • C Xiêm có đường lối đối ngoại khôn khéo.
  • D Xiêm phải kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân khiến Xiêm trở thành vùng “đệm” của các nước đế quốc Anh, Pháp là do sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Anh, Pháp tại Xiêm. Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó, Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi... Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy, Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.

 

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, có mấy con đường đi khác nhau cho các nước châu Á trước âm mưu xâm lược của các nước phương Tây thế kỉ XIX?

 

  • A hai con đường.
  • B ba con đường.
  • C bốn con đường.
  • D một con đường.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trên thực tế các quốc gia châu Á tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước đã lựa chọn con đường đi khác nhau trước âm mưu xâm lược của các nước phương tây thế kỉ XIX:

- Con đường thứ nhất: chấp nhận dễ dàng ách chiếm đòng của chủ nghĩa thự dân phương Tây,

Con đường thứ hai: kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến.

Con đường thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây
Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ý nào sau đây không phải là con đường đi của các nước châu Á trước nguy cơ nền độc lập dân tộc bị đe dọa từ thế kỉ XIX?

 

  • A Tiến hành xin cầu viện các quốc gia khác lớn mạnh hơn để nhận viện trợ về kinh tế.
  • B Chấp nhận dễ dàng ách chiếm đóng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
  • C Kiên quyết chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến.
  • D  Tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trên thực tế các quốc gia châu Á tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước đã lựa chọn con đường đi khác nhau trước âm mưu xâm lược của các nước phương tây thế kỉ XIX:

- Con đường thứ nhất: chấp nhận dễ dàng ách chiếm đòng của chủ nghĩa thự dân phương Tây,

- Con đường thứ hai: kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến.

Con đường thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Sau khi lên ngôi, Rama V đã tâp hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó quan trọng nhất là

  • A  hoàng thân và con em quý tộc.
  • B tư sản dân tộc và tiêu tư sản.
  • C nô lệ và nông nô.
  • D nông dân và công nhân.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Một trong những nhân tố chủ quan quan trọng dẫn đến cải cách của Ra-ma V là: lực lượng tham gia vào quá trình cải cách. Sau khi lên ngôi, để từng bước dọn đường cho công cuộc cải cách của mình, Rama V đã tập hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó căn bản là các hoàng thân, con em quý tộc. Họ là những người có tư tưởng cấp tiến, từng nhiều lần đi sang châu Âu và các nước xung quanh Xiêm, họ nhận thức được sự tụt hậu cảu Xiêm và tán thành cải cách. 

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chính sách sách cải cách nào sau đây được vua Chulaloncon áp dụng với nông dân vào năm 1899?

  • A Xóa bỏ hình thức sở hữu ruộng đất tư của nông dân.
  • B Tịch thu toàn bộ ruộng đất sau đó bán cho nông dân.
  • C Xóa bỏ chế độ đóng thuế thân bằng tiền.
  • D Nông dân có quyền sở hữu ruộng đất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Đối với nông dân, năm 1899, Chulaloncon xóa bỏ chế độ lao dịch cưỡng bức thay bằng đóng thuế thân bằng tiền và nông dân có quyền sở hữu ruộng đất.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Ý nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách (1861 – 1910) ở Xiêm?

 

  • A Mở ra giai đoạn phát triển toàn diện cho đất nước Xiêm.
  • B Góp phần bảo vệ được nền độc lập trước làn sóng tấn công của chủ nghĩa thực dân.
  • C Chuyển nền kinh tế tư cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
  • D Sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn tồn tại.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Kết quả của cuộc cải cách (1861 – 1910) ở Xiêm bao gồm:

Về đối nội: cải cách đã mở ra giai đoạn phát triển toàn diện cho Xiêm. Thành công quan trong nhất của cuộc cải cách là đã xóa bỏ được chế độ nô lệ, góp phần đưa nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế Xiêm chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Cũng nhờ cải cách hệ thống giáo dục Xiêm được chuẩn hóa và hiện đại hóa, tầng lớp trí thức ngày càng được trọng dụng và đề cao. Các cải cách trên lĩnh vực xã hội và tôn giáo dem lại sự ổn định cho toàn xã hội, nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân.

- Về mặt đối ngoại:

Thành công lớn nhất của cuộc cải cách là đã góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của Xiêm trước làn sóng tấn công của chủ nghĩa thực dân. Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, Xiêm là nước duy nhất nhờ đường lối ngoại giao khôn khéo, thựa dụng đã biết lựa chọn và tận dụng những cơ hội khách quan để đạt được mục đích của mình. Xiêm đã mạnh dạn cho phép tư bản nước ngoài vào tư do kinh doanh, đầu tư và phát triển buôn bán.

Đáp án D: Sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn tồn tại là hạn chế của cuộc cải cách. Xét theo khía cạnh đẳng cấp, xã hội Xiêm bao gồm tầng lớp thống trị và bị trị; còn xét theo khía cạnh kinh tê – xã hội thì xã hội Xiêm được chia thành ba tầng lớp: thượng lưu (hoàng tộc, quan sĩ, sĩ quan do vua đứng đầu); trung lưu( các tầng lớp buôn bán, kinh doanh chủ yếu là Hoa kiều); tầng lớp hạ lưu (nông dân, các tầng lớp quần chúng lao động la thuê). Các nhóm xã hội này khác nhau về đị vị, văn hóa, quan niệm, điều kiện sống. Mặ dò có nhiều thay đổi do cuộc cải cách và sự xâm nhập cảu chủ nghĩa tư bản phương Tây nhưng quan hệ xã hội ở Xiêm vẫn mang tính chất quan hệ đẳng cấp truyền thống.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Điểm khác biệt cơ bản về thực hiện chủ trương phát triển đất nước của Xiêm (Thái Lan) so với Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

 

  • A những đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua.
  • B đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây.
  • C các sĩ phu tân học đề xướng cải cách đất nước.
  • D  tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 so sánh, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Chủ trương phát triển đất nước của Xiêm (Thái Lan) cuối thế kỉ XIX là: (sgk 11 trang 25): Năm 1892, Ra-ma V chủ trương tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục,….tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Trong đó ở Việt Nam, nhà Nguyễn lại thực hiện chính sách độc quyền công thương, “bế quan tỏa cảng” khiến cho kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng (sgk 11 trang 107).

=> Điểm khác biệt cơ bản về thực hiện chủ trương phát triển đất nước của Xiêm (Thái Lan) so với Việt Nam cuối thế kỉ XIX là tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là

  • A giai cấp tư sản dân tộc vươn lên giành quyền độc lập về chính trị.
  • B các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới được hình thành.
  • C xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, các giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp.
  • D  giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 84, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội các nước Đông Nam Á phân hóa ngày càng sâu sắc, các giai cấp mới:

- Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng lớn mạnh và dần cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp.

- Giai cấp công nhân ngày càng trường thành về số lượng và chất lượng

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân quyết định dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

  • A Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.
  • B Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.
  • C Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.
  • D Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 24, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung thất bại đều xuất phát từ nguyên nhân là: các phong trào mang tính tự phát là, thiếu đường lối đúng và thiếu tổ chức mạnh. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi  nghĩa chóng Pháp ở ba nước Đông Dương nói chung.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Những cải cách của ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?

  • A Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây             
  • B Giữ được độc lập         
  • C Phát triển thành cường quốc             
  • D Cả A và B

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 25, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Những cải cách của vua Ra-ma V, đặc biệt là chính sách ngoại giao mềm dẻo, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?

  • A  Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.
  • B  Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.
  • C Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.
  • D Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 18, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước tư bản Âu, Mĩ phát triển nên đua nhau xâm chiêm thuộc địa. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị, nhân dân mâu thuẫn với bộ phận cầm quyền => Các nước Đông Nam Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây.

=> Yêu cầu đặt ra lúc này cho các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của các nước phương Tây là cần cải cách kinh tế, chính trị - xã hội và đoàn kết dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc lập.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm (Thái Lan) và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là

 

  • A các sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách.
  • B các đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua.
  • C đóng cửa, bế qua tỏa cảng với các nước phương Tây.
  • D tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Chủ trương phát triển đất nước của Việt Nam và Lào cuối thế kỉ XIX:

+ Việt Nam: có thực hiện một số biện pháp canh tân đất nước nhưng đều là những biện pháp cũ, không đạt được hiệu quả cao; thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” và chính sách cấm đạo, giết đạo => đất nước rơi vào tình trang khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.

+ Xiêm: thực hiện chính sách cải cách trên tất cả các mặt, đặc biệt là kinh tế và quân sự theo khuôn mẫu của phương Tây => tiềm lực đất nước mạnh mẽ kết hợp với chính sách ngoại giao mềm dẻo => giữ được độc lập trước sự xâm nhập của các nước phương Tây.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.