Đề kiểm tra giữa học kỳ I - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

  • A.

    Tấn > tạ > lạng > kilôgam

  • B.

    Tấn > lạng > kilôgam > tạ

  • C.

    Tấn > tạ > kilôgam > lạng

  • D.

    Tạ > tấn > kilôgam > lạng

Câu 2 :

Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi gồm

  • A.

    Vật kính, thị kính

  • B.

    Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

  • C.

    Đèn, gương, màn chắn sáng

  • D.

    Ốc to, ốc nhỏ

Câu 3 :

Thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để

  • A.

    Chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người

  • B.

    Cải thiện cuộc sống con người

  • C.

    Nâng tầm cuộc sống con người

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4 :

Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất:

  • A.

    Chiều dài của con đường đến trường

  • B.

    Chiều cao của ngôi trường em

  • C.

    Chiều rộng của quyển sách vật lí 6

  • D.

    Cả 3 câu trên đều sai

Câu 5 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A.

    Rán trứng.

  • B.

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C.

    Làm nước đá.

  • D.

    Đốt que diêm.

Câu 6 :

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  • A.

    vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

  • B.

    vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

  • C.

    vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

  • D.

    vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Câu 7 :

Kính lúp không quan sát được:

  • A.

    Con kiến

  • B.

    Vi khuẩn

  • C.

    Ấu trùng muỗi

  • D.

    Lá cây

Câu 8 :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị :

 

  • A.

    Cấm thực hiện

  • B.

    Bắt buộc thực hiện

  • C.

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D.

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Câu 9 :

Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

  • A.
    Màu sắc.
  • B.
    Tính tan trong nước.
  • C.
    Khối lượng riêng.        
  • D.
    Dẫn nhiệt, dẫn điện.
Câu 10 :

Khẳng định nào là sai khi nói về thể khí?

  • A.

    Ở thể khí, chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định.

  • B.

    Ở thể khí, chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.

  • C.

    Ở thể khí, các “hạt” được sắp xếp chặt chẽ, khiến chúng không thể chuyển động tự do.

  • D.

    Ở thể khí, các “hạt” ở cách xa nhau và có thể chuyển động tự do.

Câu 11 :

Đâu không phải cách bảo quản kính lúp

  • A.

    Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm

  • B.

    Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính để rửa kính

  • C.

    Lau chùi kính bằng khăn bẩn

  • D.

    Để kính lên bề mặt phẳng

Câu 12 : Những  đặc điểm của vật sống:
  • A.
    Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  • B.
    Sinh trưởng và phát triển
  • C.
    Sinh sản
  • D.
    Cả ba đáp án A,B,C
Câu 13 :

Dụng cụ dùng để đo lực là:

  • A.

    Cân điện tử

  • B.

    Đồng hồ bấm giây

  • C.

    Lực kế

  • D.

    Nhiệt kế

Câu 14 :

 Trong những quy định sau, có bao nhiêu quy định là quy định an toàn trong phòng thực hành:

1. Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

2. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

3. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.

4. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

5. Thực hiện không đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

6. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay khi gặp sự cố.

7. Không thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.

8. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc hóa chất.

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Câu 15 :

Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?

“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

  • A.

    đồng hồ để bàn

  • B.

    đồng hồ bấm giây

  • C.

    đồng hồ treo tường

  • D.

    đồng hồ cát

Câu 16 :

Sự nóng chảy là:

  • A.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • B.

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • C.

    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • D.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 17 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

  • A.

    xảy ra ở mọi nhiệt độ.         

  • B.

    đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

  • C.

    đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • D.

    sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

Câu 18 :

Bản tin dự báo thời tiết là ứng dụng liên quan đến lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên:

  • A.

    Sinh học

  • B.

    Vật lý học

  • C.

    Hóa học

  • D.

    Thiên văn học

Câu 19 :

Cần biết rõ các quy định an toàn trong phòng thực hành để

  • A.

    Tránh rủi ro và tai nạn khi học tập

  • B.

    Quá trình học tập hiệu quả hơn

  • C.

    Chủ động phòng tránh các nguy hiểm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20 :

Để đo nhiệt độ, người ta dùng

  • A.

    Ẩm kế

  • B.

    Nhiệt kế

  • C.

    Áp kế

  • D.

    Lực kế

Câu 21 :

Cho các vật thể sau: hoa quả, xe đạp, cây cỏ, nước, quần áo, ngôi nhà, đất, cái bàn, chai nước.

Số vật thể nhân tạo là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 22 :

Mặt kính có tác dụng

  • A.

    Bảo vệ kính

  • B.

    Nhìn vật

  • C.

    Tạo hình cho kính

  • D.

    Trang trí cho đẹp

Câu 23 :

Dưa hấu không hạt, quả to, ngọt là kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào 

  • A.

    Sinh học

  • B.

    Hóa học

  • C.

    Vật lí học

  • D.

    Khoa học Trái Đất

Câu 24 :

Ngành khoa học Trái Đất nghiên cứu về 

  • A.

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B.

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C.

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D.

    Các chất và sự biến đổi các chất

Câu 25 :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ:

  • A.

    Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng.

  • B.

    Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

  • C.

    Đưa mắt ra xa thị kính

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 26 :

Để đo thể tích viên đá, người ta dùng

  • A.

    Cân điện tử

  • B.

    Cân đồng hồ

  • C.

    Cốc đong

  • D.

    Thước dây

Câu 27 :

Hãy chỉ ra GHĐ và ĐCNN của thước đo trong hình dưới đây:

  • A.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 2cm

  • B.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5cm

  • C.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,2cm

  • D.
    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5dm
Câu 28 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A.

    0,65 kg và 24 kg

  • B.

    0,65 kg và 240 kg

  • C.

    6,5 kg và 2400 kg

  • D.
    0,065 kg và 240 kg
Câu 29 :

Đâu là dụng cụ đùng để đo khối lượng

  • A.

    Cân điện tử

  • B.

    Đồng hồ bấm giây

  • C.

    Lực kế

  • D.

    Nhiệt kế

Câu 30 :

Công dụng của cân điện tử là:

  • A.

    Đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.

  • B.

    Dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ

  • C.

    Được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn

  • D.

    Dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.

Câu 31 :

Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu:

  • A.

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B.

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C.

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D.

    Các chất và sự biến đổi các chất

Câu 32 :

Chọn phương án sai?

  • A.

    \(1\mu m = 0,000001m\)

  • B.

    \(1\mathop A\limits^0 = 0,0000000001m\)

  • C.

    \(1nm = 0,000000001m\)

  • D.

    \(1ly = 946,073\) triệu tỉ năm

Câu 33 :

Chọn đáp án sai:

1 ngày bằng:

  • A.

    24 giờ

  • B.
    86400 giây
  • C.
    1440 min
  • D.
    14400 phút
Câu 34 :

\(39,{5^0}C\) đổi sang độ Kenvin có giá trị bằng:

  • A.

    \(312,5K\)

  • B.

    \( - 233,5K\)

  • C.

    \(233,5K\)

  • D.

    \(156,25K\)

Câu 35 :

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • A.

    c, d, a, b

  • B.

    a, b, c, d

  • C.
    b, a, c, d
  • D.
    d, c, b, d
Câu 36 :

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A.

    Đường mía, muối ăn, con dao.

  • B.

    Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.

  • C.

    Nhôm, muối ăn, đường mía.

  • D.

    Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Câu 37 :

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C. Làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thuỷ ngân đông đặc?

  • A.

    -39°C

  • B.

    . 39°C

  • C.

    -50°C

  • D.

    45°C

Câu 38 :

Khi đang quan sát bọ cánh cứng, điều gì xảy ra khi đưa kính lúp lại gần bọ hơn

  • A.

    Nhìn rõ bọ hơn

  • B.

    Nhìn mờ hơn

  • C.

    Nhìn bọ to hơn và rõ hơn

  • D.

    Nhìn bọ bé hơn

Câu 39 :

Điền vào chỗ trống:

1 ngày 3 giờ 45 phút = …phút = …giây

  • A.

    16650 phút; 999000 giây

  • B.

    1665 phút; 9990 giây

  • C.

    1665 phút; 99900 giây

  • D.
    166,5 phút; 9990 giây
Câu 40 :

Kí hiệu 10X, 40X, 100X là của bộ phân nào :

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Thị kính

  • C.

    Bàn kính

  • D.

    Giá đỡ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

  • A.

    Tấn > tạ > lạng > kilôgam

  • B.

    Tấn > lạng > kilôgam > tạ

  • C.

    Tấn > tạ > kilôgam > lạng

  • D.

    Tạ > tấn > kilôgam > lạng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có, 1 tấn  = 10 tạ = 100 yến  = 1000 kilôgam

1 lạng = 1/10 kg

Vậy tấn > tạ > kilôgam > lạng

Câu 2 :

Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi gồm

  • A.

    Vật kính, thị kính

  • B.

    Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

  • C.

    Đèn, gương, màn chắn sáng

  • D.

    Ốc to, ốc nhỏ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết kính hiển vi

Lời giải chi tiết :

Hệ thống giá đỡ bao gồm chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

Câu 3 :

Thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để

  • A.

    Chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người

  • B.

    Cải thiện cuộc sống con người

  • C.

    Nâng tầm cuộc sống con người

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người, cải thiện cuộc sống con người và nâng tầm cuộc sống con người 

Câu 4 :

Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất:

  • A.

    Chiều dài của con đường đến trường

  • B.

    Chiều cao của ngôi trường em

  • C.

    Chiều rộng của quyển sách vật lí 6

  • D.

    Cả 3 câu trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì thước đo độ dài của học sinh chỉ có GHĐ là 20cm hoặc 30cm nên ta chỉ đo được chiều rộng của quyển vật lý lớp 6 chưa đến 20cm

A, B – không thể dùng thước kẻ học sinh để đo vì chiều dài của con đường đến trường và chiều cao của ngôi trường gấp nhiều lần giới hạn đo của thước học sinh

Câu 5 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A.

    Rán trứng.

  • B.

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C.

    Làm nước đá.

  • D.

    Đốt que diêm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 6 :

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  • A.

    vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

  • B.

    vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

  • C.

    vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

  • D.

    vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

Câu 7 :

Kính lúp không quan sát được:

  • A.

    Con kiến

  • B.

    Vi khuẩn

  • C.

    Ấu trùng muỗi

  • D.

    Lá cây

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết :

Vi khuẩn có kích thước nhỏ mắt thường không quan sát được nên được quan sát bằng kính hiển vi

Các đáp án khác đều có thể quan sát được bằng kính lúp

Câu 8 :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị :

 

  • A.

    Cấm thực hiện

  • B.

    Bắt buộc thực hiện

  • C.

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D.

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết an toàn trong phòng thực hành

Lời giải chi tiết :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị cấm thực hiện

Câu 9 :

Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

  • A.
    Màu sắc.
  • B.
    Tính tan trong nước.
  • C.
    Khối lượng riêng.        
  • D.
    Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Tính chất có thể quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.

- Tính chất cần dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

- Tính chất cần phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

Câu 10 :

Khẳng định nào là sai khi nói về thể khí?

  • A.

    Ở thể khí, chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định.

  • B.

    Ở thể khí, chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.

  • C.

    Ở thể khí, các “hạt” được sắp xếp chặt chẽ, khiến chúng không thể chuyển động tự do.

  • D.

    Ở thể khí, các “hạt” ở cách xa nhau và có thể chuyển động tự do.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án C sai ở "các “hạt” được sắp xếp chặt chẽ, khiến chúng không thể chuyển động tự do".

Khẳng định đúng phải là: Ở thể khí, các “hạt” ở cách xa nhau và có thể chuyển động tự do.

Câu 11 :

Đâu không phải cách bảo quản kính lúp

  • A.

    Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm

  • B.

    Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính để rửa kính

  • C.

    Lau chùi kính bằng khăn bẩn

  • D.

    Để kính lên bề mặt phẳng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lau chùi kính bằng khăn bẩn sẽ làm mặt kính bị bẩn, dễ bị xước

Câu 12 : Những  đặc điểm của vật sống:
  • A.
    Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  • B.
    Sinh trưởng và phát triển
  • C.
    Sinh sản
  • D.
    Cả ba đáp án A,B,C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :
Vật sống mang những đặc điểm của sự sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, Sinh trưởng và phát triển, Sinh sản
Câu 13 :

Dụng cụ dùng để đo lực là:

  • A.

    Cân điện tử

  • B.

    Đồng hồ bấm giây

  • C.

    Lực kế

  • D.

    Nhiệt kế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết giới thiệu một số dụng cụ đo

Lời giải chi tiết :

Dụng cụ dùng để đo lực là lực kế

Câu 14 :

 Trong những quy định sau, có bao nhiêu quy định là quy định an toàn trong phòng thực hành:

1. Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

2. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

3. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.

4. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

5. Thực hiện không đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

6. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay khi gặp sự cố.

7. Không thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.

8. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc hóa chất.

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có 5 ý đúng (2,3,4,6,8). 

Các câu còn lại là những quy tắc gây mất an toàn trong phòng thực hành

Câu 15 :

Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?

“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

  • A.

    đồng hồ để bàn

  • B.

    đồng hồ bấm giây

  • C.

    đồng hồ treo tường

  • D.

    đồng hồ cát

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

=> Đồng hồ cát. Mỗi đồng hồ cát đo một khoảng thời gian rất ngắn bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia.

Câu 16 :

Sự nóng chảy là:

  • A.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • B.

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • C.

    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • D.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 17 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

  • A.

    xảy ra ở mọi nhiệt độ.         

  • B.

    đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

  • C.

    đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

  • D.

    sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ, sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ ngưng tụ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là: xảy ra ở mọi nhiệt độ.

Câu 18 :

Bản tin dự báo thời tiết là ứng dụng liên quan đến lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên:

  • A.

    Sinh học

  • B.

    Vật lý học

  • C.

    Hóa học

  • D.

    Thiên văn học

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Lời giải chi tiết :

Bản tin dự báo thời tiết là ứng dụng liên quan đến lĩnh vực thiên văn học với sự phát minh ra các vệ tinh dự báo thời tiết

Câu 19 :

Cần biết rõ các quy định an toàn trong phòng thực hành để

  • A.

    Tránh rủi ro và tai nạn khi học tập

  • B.

    Quá trình học tập hiệu quả hơn

  • C.

    Chủ động phòng tránh các nguy hiểm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cần biết rõ các quy định an toàn trong phòng thực hành để tránh rủi ro và tai nạn khi học tập, giúp quá trình học tập hiệu quả hơn, chủ động phòng tránh các nguy hiểm

Câu 20 :

Để đo nhiệt độ, người ta dùng

  • A.

    Ẩm kế

  • B.

    Nhiệt kế

  • C.

    Áp kế

  • D.

    Lực kế

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế

Câu 21 :

Cho các vật thể sau: hoa quả, xe đạp, cây cỏ, nước, quần áo, ngôi nhà, đất, cái bàn, chai nước.

Số vật thể nhân tạo là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các vật thể nhân tạo là: xe đạp, quần áo, ngôi nhà, cái bàn, chai nước => Có 5 vật thể nhân tạo.

Câu 22 :

Mặt kính có tác dụng

  • A.

    Bảo vệ kính

  • B.

    Nhìn vật

  • C.

    Tạo hình cho kính

  • D.

    Trang trí cho đẹp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết :

Để quan sát vật với kính lúp, chúng ta nhìn vật qua mặt kính 

Câu 23 :

Dưa hấu không hạt, quả to, ngọt là kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào 

  • A.

    Sinh học

  • B.

    Hóa học

  • C.

    Vật lí học

  • D.

    Khoa học Trái Đất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dưa hấu không hạt, quả to, ngọt là kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực Sinh học (công nghệ gen)

Câu 24 :

Ngành khoa học Trái Đất nghiên cứu về 

  • A.

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B.

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C.

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D.

    Các chất và sự biến đổi các chất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngành khoa học Trái Đất nghiên cứu về những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

Câu 25 :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ:

  • A.

    Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng.

  • B.

    Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

  • C.

    Đưa mắt ra xa thị kính

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết kính hiển vi quang học

Lời giải chi tiết :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng

Câu 26 :

Để đo thể tích viên đá, người ta dùng

  • A.

    Cân điện tử

  • B.

    Cân đồng hồ

  • C.

    Cốc đong

  • D.

    Thước dây

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để đo thể tích viên đá, người ta dùng cốc đong

Câu 27 :

Hãy chỉ ra GHĐ và ĐCNN của thước đo trong hình dưới đây:

  • A.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 2cm

  • B.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5cm

  • C.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,2cm

  • D.
    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5dm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết :

Thước trên hình vẽ có GHĐ là 10 cm và ĐCNN là 0,5 cm.

Câu 28 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A.

    0,65 kg và 24 kg

  • B.

    0,65 kg và 240 kg

  • C.

    6,5 kg và 2400 kg

  • D.
    0,065 kg và 240 kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 kg = 1000 g

1 tạ = 100 kg

Lời giải chi tiết :

\(650g = \dfrac{{650}}{{1000}} = 0,65kg\)

2,4 tạ = \(2,4.100 = 240kg\)

Câu 29 :

Đâu là dụng cụ đùng để đo khối lượng

  • A.

    Cân điện tử

  • B.

    Đồng hồ bấm giây

  • C.

    Lực kế

  • D.

    Nhiệt kế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết giới thiệu một số dụng cụ đo

Lời giải chi tiết :

Dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân điện tử

Câu 30 :

Công dụng của cân điện tử là:

  • A.

    Đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.

  • B.

    Dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ

  • C.

    Được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn

  • D.

    Dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cân điện tử dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ

Câu 31 :

Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu:

  • A.

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B.

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C.

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D.

    Các chất và sự biến đổi các chất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Lời giải chi tiết :

 Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

Câu 32 :

Chọn phương án sai?

  • A.

    \(1\mu m = 0,000001m\)

  • B.

    \(1\mathop A\limits^0 = 0,0000000001m\)

  • C.

    \(1nm = 0,000000001m\)

  • D.

    \(1ly = 946,073\) triệu tỉ năm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

1 ly = 946073 triệu tỉ năm.

Câu 33 :

Chọn đáp án sai:

1 ngày bằng:

  • A.

    24 giờ

  • B.
    86400 giây
  • C.
    1440 min
  • D.
    14400 phút

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

Lời giải chi tiết :

Ta có:

1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút (min) = 1440.60 = 86400 giây.

Câu 34 :

\(39,{5^0}C\) đổi sang độ Kenvin có giá trị bằng:

  • A.

    \(312,5K\)

  • B.

    \( - 233,5K\)

  • C.

    \(233,5K\)

  • D.

    \(156,25K\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức đổi nhiệt giai: \(K = t\left( {^0C} \right) + 273\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(K = t\left( {^0C} \right) + 273\)

=>\(39,{5^0}C\) đổi sang độ Kenvin có giá trị là: \(39,5 + 273 = 312,5K\)

Câu 35 :

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • A.

    c, d, a, b

  • B.

    a, b, c, d

  • C.
    b, a, c, d
  • D.
    d, c, b, d

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các thao tác trên là:

Bước 1: Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Bước 2: Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Bước 3: Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

Bước 4: Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

=> c, d, a, b

Câu 36 :

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A.

    Đường mía, muối ăn, con dao.

  • B.

    Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.

  • C.

    Nhôm, muối ăn, đường mía.

  • D.

    Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể.

Câu 37 :

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C. Làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thuỷ ngân đông đặc?

  • A.

    -39°C

  • B.

    . 39°C

  • C.

    -50°C

  • D.

    45°C

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ => Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C thì nhiệt độ đông đặc cũng là -39°C.

Câu 38 :

Khi đang quan sát bọ cánh cứng, điều gì xảy ra khi đưa kính lúp lại gần bọ hơn

  • A.

    Nhìn rõ bọ hơn

  • B.

    Nhìn mờ hơn

  • C.

    Nhìn bọ to hơn và rõ hơn

  • D.

    Nhìn bọ bé hơn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đưa kính lại gần vật mẫu hơn, vật nhìn qua kính bị mờ hơn

Câu 39 :

Điền vào chỗ trống:

1 ngày 3 giờ 45 phút = …phút = …giây

  • A.

    16650 phút; 999000 giây

  • B.

    1665 phút; 9990 giây

  • C.

    1665 phút; 99900 giây

  • D.
    166,5 phút; 9990 giây

Đáp án : C

Phương pháp giải :

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ 1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút = 86400 giây

+ 3 giờ = 3.60 = 180 phút = 10800 giây

+ 45 phút = 45.60 = 2700 giây

=> 1 ngày 3 giờ 45 phút = 1440 + 180 + 45 = 1665 phút

1 ngày 3 giờ 45 phút = 86400 + 10800 + 2700 = 99900 giây

Câu 40 :

Kí hiệu 10X, 40X, 100X là của bộ phân nào :

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Thị kính

  • C.

    Bàn kính

  • D.

    Giá đỡ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vật kính có các loại 10X, 40X, 100X