Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A.

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B.

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C.

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D.

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Câu 2 :

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

 

  • A.

    Cuộc sống nhân dân đói khổ.

     

  • B.

    Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.

     

  • C.

    Các đề nghị cải cách được triển khai.

     

  • D.

    Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

Câu 3 :

Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

 

  • A.

    Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.

     

  • B.

    Nhà Nguyễn không còn tướng tài.

     

  • C.

    Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

     

  • D.

    Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Câu 4 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

 

  • A.

    Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Câu 5 :

Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì  nhanh chóng và không tốn một viên đạn?

 

  • A.

    Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

     

  • B.

    Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

     

  • C.

    Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

     

  • D.

    Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

Câu 6 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B.

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C.

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D.

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Câu 7 :

Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

     

  • B.

    Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

     

  • C.

    Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

     

  • D.

    Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Câu 8 :

Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

 

  • A.

    Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay

     

  • B.

    Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế

     

  • C.

    Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

     

  • D.

    Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu 9 :

Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh

     

  • B.

    Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

     

  • C.

    Bổ sung lực lượng quân sự

     

  • D.

    Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 10 :

Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

 

  • A.

    Hiệp ước Nhâm Tuất.

     

  • B.

    Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

     

  • C.

    Hiệp ước Giáp Tuất.

     

  • D.

    Hiệp ước Liên minh.

Câu 11 :

Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?

  • A.

    Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua

  • B.

    Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện

  • C.

    Thiết lập một triều đại mới tiến bộ

  • D.

    Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi

Câu 12 :

Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

 

  • A.

    Nguyễn Lộ Trạch

     

  • B.

    Nguyễn Trường Tộ

     

  • C.

    Bùi Viện

     

  • D.

    Phạm Phú Thứ

Câu 13 :

Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Đất nước khủng hoảng

     

  • B.

    Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu

     

  • D.

    Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển

Câu 14 :

Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

 

  • A.

    Thời gian diễn ra dài nhất

     

  • B.

    Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất

     

  • C.

    Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

     

  • D.

    Lãnh đạo tiên tiến nhất

Câu 15 :

Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

 

  • A.

    Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B.

    Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp

     

  • C.

    Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược

     

  • D.

    Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì

Câu 16 :

Đâu không phải cơ hội phản công thực dân Pháp mà triều đình Huế đã bỏ qua trong những năm cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Mặt trận Đà Nẵng (1858)

     

  • B.

    Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859)

     

  • C.

    Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)

     

  • D.

    Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1874)

Câu 17 :

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

 

  • A.

    mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

     

  • B.

    đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

     

  • C.

    hình thức, phương pháp đấu tranh

     

  • D.

    đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 18 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

     

  • B.

    Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

     

  • C.

    Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

     

  • D.

    Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 19 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

  • A.

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B.

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C.

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D.

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Câu 20 :

Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?

 

  • A.

    Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng

     

  • B.

    Vai trò của giai cấp lãnh đạo

     

  • C.

    Vấn đề đoàn kết quốc tế

     

  • D.

    Phương thức tác chiến

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A.

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B.

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C.

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D.

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thái độ của triều đình Nguyễn khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Ban đầu, triều đình Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chứ chưa nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng.

Câu 2 :

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

 

  • A.

    Cuộc sống nhân dân đói khổ.

     

  • B.

    Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.

     

  • C.

    Các đề nghị cải cách được triển khai.

     

  • D.

    Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) mang những nét nổi bật sau đây:

- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.

- Xã hội: nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi

- Chính trị: các đều nghị cải cách duy tân bị khước từ, có lúc phải triều đình phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh.

=> Tình hình rối loạn cực độ.

=> Loại trừ đáp án: C

Câu 3 :

Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

 

  • A.

    Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.

     

  • B.

    Nhà Nguyễn không còn tướng tài.

     

  • C.

    Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

     

  • D.

    Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách thức tác chiến của quân đội nhà Nguyễn khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quân triều đình dù đông vẫn không đánh thắng được Pháp do:

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 4 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

 

  • A.

    Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 5 :

Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì  nhanh chóng và không tốn một viên đạn?

 

  • A.

    Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

     

  • B.

    Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

     

  • C.

    Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

     

  • D.

    Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, đại diện của triều đình là Phan Thanh Giản đã chủ động giao thành và yêu cầu các thành Hà Tiên, Kiên Giang đầu hàng

=> Thái độ bạc nhược của triều đình đã giúp cho thực dân Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Kì chỉ trong vòng 5 ngày mà không tốn một viên đạn

Câu 6 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B.

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C.

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D.

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 7 :

Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

     

  • B.

    Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

     

  • C.

    Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

     

  • D.

    Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ những hành động của Pháp sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì (trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất), triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. Cụ thể là:

- Đối nội: đàn áp, tăng thuế

- Đối ngoại: thương lượng với Pháp.

Câu 8 :

Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

 

  • A.

    Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay

     

  • B.

    Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế

     

  • C.

    Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

     

  • D.

    Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Yên Thế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với quân Pháp. Năm 1894, sau khi phục kích bắt được chủ đồn điền người Pháp là Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế. Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng

Câu 9 :

Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh

     

  • B.

    Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

     

  • C.

    Bổ sung lực lượng quân sự

     

  • D.

    Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

Câu 10 :

Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

 

  • A.

    Hiệp ước Nhâm Tuất.

     

  • B.

    Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

     

  • C.

    Hiệp ước Giáp Tuất.

     

  • D.

    Hiệp ước Liên minh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn diễn tiến như sau:

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) => Hiệp ước Giáp Tuất (1874) => Hiệp ước Hácmăng (1883) => Hiệp ước Patơnốt (1884).

Với Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu Việt Nam không còn là một nước phong kiến độc lập mà đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Triều đình mặc dù có quyền cai quản Trung Kì nhưng chỉ là bề ngoài, thực tế tất cả các chính sách: kinh tế, chính trị, đối ngoại, quân sự,…phải thông qua Pháp.

Câu 11 :

Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?

  • A.

    Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua

  • B.

    Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện

  • C.

    Thiết lập một triều đại mới tiến bộ

  • D.

    Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp nên vẫn bí mật tổ chức, xây dựng lực lượng, loại bỏ những người có tư tưởng thân Pháp

Câu 12 :

Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

 

  • A.

    Nguyễn Lộ Trạch

     

  • B.

    Nguyễn Trường Tộ

     

  • C.

    Bùi Viện

     

  • D.

    Phạm Phú Thứ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...

Câu 13 :

Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Đất nước khủng hoảng

     

  • B.

    Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu

     

  • D.

    Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những cơ sở dẫn tới sự ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX bao gồm:

- Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế- chính trị- xã hội

- Thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng quá trình xâm lược Việt Nam

- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh của các văn thân, sĩ phu

=> Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến

Câu 14 :

Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

 

  • A.

    Thời gian diễn ra dài nhất

     

  • B.

    Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất

     

  • C.

    Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

     

  • D.

    Lãnh đạo tiên tiến nhất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)

- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng

+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo

Đáp án D: lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước

Câu 15 :

Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

 

  • A.

    Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B.

    Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp

     

  • C.

    Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược

     

  • D.

    Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến từ 1858- 1873 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chứ không hề đầu hàng giặc:

- Ở mặt trận Đà Nẵng, triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy đã bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

- Ở mặt trận Gia Định, khi quân Pháp tấn công, quân triều đình vẫn kiên quyết tổ chức tấn công. Kể cả hành động thủ hiểm ở đại đồn Chí Hòa cũng không phải là hành động đầu hàng. Vì đại đồn Chí Hòa được xây dựng theo tư duy quân sự phong kiến để phòng thủ trước cuộc tấn công của kẻ thù

- Phải đến hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mới bắt đầu đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp

Câu 16 :

Đâu không phải cơ hội phản công thực dân Pháp mà triều đình Huế đã bỏ qua trong những năm cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Mặt trận Đà Nẵng (1858)

     

  • B.

    Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859)

     

  • C.

    Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)

     

  • D.

    Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1874)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Mặc dù so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX bất lợi cho phía Việt Nam nhưng không có nghĩa là Việt Nam không có những cơ hội để phản công, đánh bại quân  Pháp. Tiêu biểu là ở mặt trận Đà Nẵng cuối năm 1858, Gia Định năm 1860, Cầu Giấy năm 1873 và Cầu Giấy năm 1883. Tuy nhiên những cơ hội này đều đã bị triều đình Nguyễn bỏ lỡ.

=> Đáp án B: Cơ hội ở mặt trận Gia Định diễn ra trong năm 1960 (không phải năm 1859), khi phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc.

Câu 17 :

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

 

  • A.

    mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

     

  • B.

    đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

     

  • C.

    hình thức, phương pháp đấu tranh

     

  • D.

    đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế có sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào. Cụ thể là:

*Mục tiêu đấu tranh:

- Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

*Lực lượng tham gia:

- Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu, nông dân.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: chỉ có nông dân.

Câu 18 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

     

  • B.

    Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

     

  • C.

    Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

     

  • D.

    Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung các cải cách để nhân xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

 

Câu 19 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

  • A.

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B.

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C.

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D.

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía BắC. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

=> Đáp án D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương.

Câu 20 :

Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?

 

  • A.

    Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng

     

  • B.

    Vai trò của giai cấp lãnh đạo

     

  • C.

    Vấn đề đoàn kết quốc tế

     

  • D.

    Phương thức tác chiến

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX (1858 – 1884) để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Phát huy vai trò của giai cấp lãnh đạo là bài học quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Vì không có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến thì không thể đề ra được đường lối kháng chiến, tổ chức, đoàn kết nhân dân cả nước đấu tranh chống lại kẻ thù

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.