Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?

 

  • A.

    Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

     

  • B.

    Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

     

  • C.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

     

  • D.

    Không lật đổ được chế độ phong kiến.

Câu 2 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?

 

  • A.

    Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa

     

  • B.

    Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật

     

  • C.

    Tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • D.

    Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”

Câu 3 :

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã dẫn đến hậu quả gì?

 

  • A.

    Kinh tế thuộc địa phát triển nhanh theo con đường tư bản chủ nghĩa

     

  • B.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao

     

  • C.

    Tạo ra nguồn lợi khổng lồ cho chính quốc

     

  • D.

    Thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp ở chính quốc

Câu 4 :

Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

 

  • A.

    Sự xuất hiện các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

     

  • B.

    Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

     

  • C.

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

     

  • D.

    Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.

Câu 5 :

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

 

  • A.

    Lương Khải Siêu

     

  • B.

    Khang Hữu Vi

     

  • C.

    Hồng Tú Toàn

     

  • D.

    Tôn Trung Sơn

Câu 6 :

Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới?

 

  • A.

    Do sự chuyển biến sau sắc về kinh tế

     

  • B.

    Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị

     

  • C.

    Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội            

     

  • D.

    Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa

Câu 7 :

Cuộc đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ chống Anh diễn ra từ năm 1857-1859?

  • A.

    Khởi nghĩa Bom-bay.

     

  • B.

    Khởi nghĩa Cancutta.

     

  • C.

    Khởi nghĩa Xi-pay.

     

  • D.

    Khởi nghĩa Mumbai.

Câu 8 :

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

 

  • A.

    Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào

     

  • B.

    Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • C.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D.

    Thiếu sự liên kết với quốc tế

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

  • A.

    Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược

     

  • B.

    Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại

     

  • C.

    Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội

     

  • D.

    Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân

Câu 10 :

Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

 

  • A.

    Do Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước

     

  • B.

    Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản

     

  • C.

    Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự

     

  • D.

    Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?

 

  • A.

    Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

     

  • B.

    Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

     

  • C.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

     

  • D.

    Không lật đổ được chế độ phong kiến.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hạn chế của cách mạng Tân hợi (1911):

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

=> cách mạng Tân hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để

Câu 2 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?

 

  • A.

    Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa

     

  • B.

    Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật

     

  • C.

    Tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • D.

    Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Anh, Pháp, …) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi mở cửa.

Câu 3 :

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã dẫn đến hậu quả gì?

 

  • A.

    Kinh tế thuộc địa phát triển nhanh theo con đường tư bản chủ nghĩa

     

  • B.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao

     

  • C.

    Tạo ra nguồn lợi khổng lồ cho chính quốc

     

  • D.

    Thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp ở chính quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao

Câu 4 :

Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

 

  • A.

    Sự xuất hiện các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

     

  • B.

    Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

     

  • C.

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

     

  • D.

    Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc là:

- Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền

- Sự hình thành tầng lớp tư bản tài chính

- Quá trình xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh

- Các cuộc chiến tranh để phân chia và phân chia lại lãnh thổ

Khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc, ở Nhật Bản đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền lũng đoạn nền kinh tế- chính trị; đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc để mở rộng lãnh thổ

Câu 5 :

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

 

  • A.

    Lương Khải Siêu

     

  • B.

    Khang Hữu Vi

     

  • C.

    Hồng Tú Toàn

     

  • D.

    Tôn Trung Sơn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn

Câu 6 :

Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới?

 

  • A.

    Do sự chuyển biến sau sắc về kinh tế

     

  • B.

    Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị

     

  • C.

    Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội            

     

  • D.

    Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Vào đầu thế kỉ XX, do những chuyển biến sâu sắc trong xã hội (sự xuất hiện những giai cấp mới, giai cấp cũ bị phân hóa, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt), phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam mang màu sắc mới

Câu 7 :

Cuộc đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ chống Anh diễn ra từ năm 1857-1859?

  • A.

    Khởi nghĩa Bom-bay.

     

  • B.

    Khởi nghĩa Cancutta.

     

  • C.

    Khởi nghĩa Xi-pay.

     

  • D.

    Khởi nghĩa Mumbai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh của nhân dân Ấn Độ liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi- pay (1857-1859)

Câu 8 :

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

 

  • A.

    Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào

     

  • B.

    Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • C.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D.

    Thiếu sự liên kết với quốc tế

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân chung dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào

- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu

- Các phong trào chỉ phát triển trong một lực lượng xã hội nhất định mà không trở thành một phong trào dân tộc rộng lớn, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

  • A.

    Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược

     

  • B.

    Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại

     

  • C.

    Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội

     

  • D.

    Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo.

- Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 10 :

Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

 

  • A.

    Do Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước

     

  • B.

    Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản

     

  • C.

    Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự

     

  • D.

    Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phần Nhật Bản Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa để phân tích, liên hệ. 

Lời giải chi tiết :

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.