Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn toán lớp 7 năm 2020 - 2021 trường THCS Mỹ Đình 1>
Giải chi tiết đề kiểm tra giữa học kì 1 môn toán lớp 7 năm 2020 - 2021 trường THCS Mỹ Đình 1 với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
I. Trắc nghiệm (2đ)
Câu 1: Phân số biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{2}{{ - 5}}\) là:
A.\(\frac{{ - 4}}{{10}}\) |
C.\(\frac{{12}}{{ - 40}}\) |
B. \(\frac{{ - 10}}{{26}}\) |
D.\(\frac{{15}}{{ - 35}}\) |
Câu 2: Kết quả của phép tính \(\left( {\frac{{11}}{{12}}:\frac{{33}}{{16}}} \right).\frac{9}{2}\) là:
A. 1 |
C.3 |
B.2 |
D.4 |
Câu 3:Cho \(20:x = 4:5\) giá trị của x bằng:
A.10 |
C.24 |
B.16 |
D.25 |
Câu 4: Từ tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) với \(a,b,c,d \ne 0\) có thể suy ra:
A.\(\frac{{3a}}{{2c}} = \frac{{2d}}{{3b}}\) |
C.\(\frac{{5a}}{{5d}} = \frac{b}{c}\) |
B.\(\frac{{3b}}{a} = \frac{{3d}}{c}\) |
D.\(\frac{a}{{2b}} = \frac{d}{{2c}}\) |
Câu 5: Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Chúng được gọi là hai đường thẳng vuông góc với nhau khi:
A.\(\widehat {xOy'} < {90^0}\) |
C.\(\widehat {xOy'} = {90^0}\) |
B.\(\widehat {xOy'} > {90^0}\) |
D.\(\widehat {xOy'} = {180^0}\) |
Câu 6: Cho ba đường thẳng phân biệt a,b,c. Hai đường thẳng a và b song song với nhau khi:
A. a và b cùng cắt c
B. \(a \bot c\) và \(b \bot c\)
C. a cắt c và \(b \bot c\)
D.\(a \bot c\) và b cắt c
Câu 7:
Cho hình vẽ trên và biết AB//CD thì:
A. \(x = y\)
B. \(y = {180^0} + x\)
C.\(y = x - {180^0}\)
D.\(x + y = {180^0}\)
Câu 8: Cho\(\widehat {xOy} = {60^0}\) . Trên ta Ox, Oy lần lượt lấy điểm A, B khác O. Từ A vẽ đường thẳng song song với OB, từ B vẽ đường thẳng song song với OA, chúng cắt nhau tại C. Khi đó số đo của \(\widehat {ACB}\) là:
A.\({120^0}\) |
C.\({70^0}\) |
B.\({80^0}\) |
D.\({60^0}\) |
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1(1,5 điểm). Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể):
a) \(\frac{{11}}{{24}} - \frac{5}{{41}} + \frac{{13}}{{24}} + 0,5 - \frac{{36}}{{41}}\)
b) \(16\frac{3}{5}.\frac{{ - 1}}{3} - 13\frac{3}{5}.\frac{{ - 1}}{3}\)
c) \({2^3} + 3.{\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^4} - {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2}.4 + \left[ {{{\left( { - 2} \right)}^2}:\frac{1}{2}} \right]:8\)
Câu 2 (1,5 điểm). Tìm x, biết:
a) \(\frac{1}{4}.x - \frac{1}{3} = - \frac{5}{9}\) b) \(\frac{{x - 3}}{{x + 5}} = \frac{5}{7}\)
c) \({2^{x - 3}} - {3.2^x} = - 92\)
Câu 3 (1,5 điểm). Tính số học sinh của lớp 7A và 7B biết số học sinh của lớp 7A ít hơn số học sinh lớp 7B là 5 học sinh và tỉ số học sinh 2 lớp là 8:9.
Câu 4 (3 điểm). Cho hình vẽ biết: \[\widehat {ADC} = {75^0}\] a) Tính số đo \(\widehat {{D_1}}\) và \(\widehat {DCy}\) b) Vẽ tia phân giác Ct của \(\widehat {DCy}\), tia Ct cắt xx’ ở E. So sánh \(\widehat {DCE}\) và \(\widehat {DEC}\) |
Câu 5 (0,5 điểm). Cho biểu thức: \(A = 2 + {2^2} + {2^3} + ... + {2^{2020}}.\) Tìm x, biết: \(2\left( {A + 2} \right) = {2^{2x}}\)
HẾT
Lời giải chi tiết
I.Trắc nghiệm
1.A |
2.B |
3.D |
4.B |
5.C |
6.B |
7.B |
8.D |
Câu 1:
\(\frac{2}{{ - 5}} = \frac{{2.2}}{{ - 5.2}} = \frac{4}{{ - 10}} = \frac{{ - 4}}{{10}}\) .
Chọn đáp án A
Câu 2:
\(\left( {\frac{{11}}{{12}}:\frac{{33}}{{16}}} \right).\frac{9}{2} = \frac{{11}}{{12}}.\frac{{16}}{{33}}.\frac{9}{2} = \frac{{11.4.2.2.3.3}}{{4.3.3.11.2}} = 2\).
Chọn đáp án B
Câu 3:
\(\begin{array}{l}20:x = 4:5 \Leftrightarrow \frac{{20}}{x} = \frac{4}{5}\\ \Leftrightarrow 4.x = 20.5 \Leftrightarrow 4x = 100\\ \Leftrightarrow x = 25\end{array}\)
Chọn đáp án D
Câu 4: Theo giả thiết ta có: \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} \Leftrightarrow bc = ad\)
Đáp án A: \(\frac{{3a}}{{2c}} = \frac{{2d}}{{3b}} \Leftrightarrow 9ab = 4cd\) (loại)
Đáp án B: \(\frac{{3b}}{a} = \frac{{3d}}{c} \Leftrightarrow 3bc = 3ad \Leftrightarrow bc = ad\) (thỏa mãn)
Đáp án C: \(\frac{{5a}}{{5d}} = \frac{b}{c} \Leftrightarrow 5ac = 5bd \Leftrightarrow ac = bd\) ( loại)
Đáp án D: \(\frac{a}{{2b}} = \frac{d}{{2c}} \Leftrightarrow 2ac = 2bd \Leftrightarrow ac = bd\) (loại)
Câu 5:
\(xx' \bot yy' \Leftrightarrow \widehat {xOy'} = {90^0}\) Chọn đáp án C |
Câu 6: a//b khi chúng cùng vuông góc với đường thẳng c
Chọn đáp án B
Câu 7:
Do AB//CD nên \(x + \widehat {BAC} = {180^0}\) (kề bù)
Mà \(\widehat {BAC} = \widehat {ACD}\) (So le trong) suy ra:
\(\begin{array}{l}x + \widehat {ACD} = {180^0}\\ \Rightarrow x + y = {180^0}\end{array}\)
Chọn đáp án D
Câu 8:
Do AO//BC nên: \(\widehat {AOB} + \widehat {OBC} = {180^0}\) (trong cùng phía) Do AO//OB nên: \(\widehat {ACB} + \widehat {OBC} = {180^0}\)(trong cùng phía) \( \Rightarrow \widehat {AOB} = \widehat {ACB} = {60^0}\) Chọn đáp án D |
II. Tự luận
Câu 1:
a)
\(\begin{array}{l}\frac{{11}}{{24}} - \frac{5}{{41}} + \frac{{13}}{{24}} + 0,5 - \frac{{36}}{{41}}\\ = \left( {\frac{{11}}{{24}} + \frac{{13}}{{24}}} \right) - \left( {\frac{5}{{41}} + \frac{{36}}{{41}}} \right) + 0,5\\ = 1 - 1 + 0,5\\ = 0,5\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}16\frac{3}{5}.\frac{{ - 1}}{3} - 13\frac{3}{5}.\frac{{ - 1}}{3}\\ = \frac{{ - 1}}{3}.\left( {16\frac{3}{5} - 13\frac{3}{5}} \right)\\ = \frac{{ - 1}}{3}.3\\ = - 1\end{array}\)
c)
\(\begin{array}{l}{2^3} + 3.{\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^4} - {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2}.4 + \left[ {{{\left( { - 2} \right)}^2}:\frac{1}{2}} \right]:8\\ = 8 + 3.\frac{1}{{16}} - \frac{1}{4}.4 + \left( {4:\frac{1}{2}} \right):8\\ = 8 + \frac{3}{{16}} - 1 + 8:8\\ = 8 + \frac{3}{{16}}\\ = \frac{{131}}{{16}}\end{array}\)
Câu 2:
a) \(\begin{array}{l}\frac{1}{4}x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 5}}{9}\\\frac{1}{4}x = \frac{{ - 5}}{9} + \frac{1}{3}\\\frac{1}{4}x = \frac{{ - 2}}{9}\\x = \frac{{ - 2}}{9}:\frac{1}{4}\\x = \frac{{ - 8}}{9}\end{array}\) Vậy \(x = \frac{{ - 8}}{9}\) |
b) \(\begin{array}{l}\frac{{x - 3}}{{x + 5}} = \frac{5}{7}\\7.\left( {x - 3} \right) = 5.\left( {x + 5} \right)\\7x - 21 = 5x + 25\\7x - 5x = 25 + 21\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x = 46\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 23\end{array}\) Vậy \(x = 23\) |
c)
\(\begin{array}{l}{2^{x - 3}} - {3.2^x} = - 92\\{2^{x - 3}} - {3.2^3}{.2^{x - 3}} = - 92\\{2^{x - 3}} - {24.2^{x - 3}} = - 92\\{2^{x - 3}}.\left( {1 - 24} \right) = - 92\\{2^{x - 3}}.\left( { - 23} \right) = - 92\\{2^{x - 3}} = - 92:\left( { - 23} \right)\\{2^{x - 3}} = 4\\{2^{x - 3}} = {2^2}\\x - 3 = 2\\x = 5\end{array}\)
Vậy \(x = 5\)
Câu 3:
Gọi số học sinh của lớp 7A và 7B lần lượt là x,y,z \(\left( {x,y,z \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Do số học sinh lớp 7A ít hơn số học sinh lớp 7B là 5 học sinh nên ta có:
\(y - x = 5\left( 1 \right)\)
Tỉ số học sinh của hai lớp là 8:9 nên \(\frac{x}{8} = \frac{y}{9}\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có: \(\frac{x}{8} = \frac{y}{9}\)và \(y - x = 5\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\frac{x}{8} = \frac{y}{9} = \frac{{y - x}}{{9 - 8}} = \frac{5}{1} = 5\)
+) \(\frac{x}{8} = 5 \Rightarrow x = 5.8 = 40\)
+) \(\frac{y}{9} = 5 \Rightarrow y = 5.9 \Rightarrow y = 45\)
Vậy số học sinh của lớp 7A là 40 học sinh và 7B là 45 học sinh
Câu 4:
Ta có: \(\left. \begin{array}{l}xx' \bot AB\\yy' \bot AB\end{array} \right\} \Rightarrow xx'//yy'\)
a) Ta có: \(\widehat {{D_1}} = \widehat {ADC}\) (đối đỉnh) mà \(\widehat {ADC} = {75^0}\) nên \(\widehat {{D_1}} = {75^0}\)
Vì xx' // yy' nên \(\widehat {DCy} + \widehat {ADC} = {180^0}\) (2 góc trong cùng phía)
\(\begin{array}{l}\widehat {DCy} + {75^0} = {180^0}\\\widehat {DCy} = {105^0}\end{array}\)
b) Do Ct là phân giác của \(\widehat {DCy}\) nên: \(\widehat {DCE} = \frac{{\widehat {DCy}}}{2} = 52,{5^0}\)
Xét tam giác DEC có:
\(\begin{array}{l}\widehat {DCE} + \widehat {CDE} + \widehat {DEC} = {180^0}\\52,{5^0} + {75^0} + \widehat {DEC} = {180^0}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\widehat {DEC} = 52,{5^0}\end{array}\)
Vậy \(\widehat {DCE} = \widehat {DEC}\)
Câu 5:
\(\begin{array}{l}A = 2 + {2^2} + {2^3} + ... + {2^{2020}}\\2A = {2^2} + {2^3} + {2^4} + ... + {2^{2020}} + {2^{2021}}\\2A - A = {2^{2021}} - 2\\A = {2^{2021}} - 2\end{array}\)
Do đó, ta có:
\(\begin{array}{l}2\left( {A + 2} \right) = {2^{2x}} \Rightarrow 2\left( {{2^{2021}} - 2 + 2} \right) = {2^{2x}}\\{2.2^{2021}} = {2^{2x}} \Rightarrow {2^{2022}} = {2^{2x}}\\ \Rightarrow 2x = 2022\\ \Rightarrow x = 1011\end{array}\)
Vậy \(x = 1011\)