Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Với $0 < a < b,m \in {N^*}$ thì:

  • A.

    ${a^m} < {b^m}$ 

  • B.

    ${a^m} > {b^m}$      

  • C.

    $1 < {a^m} < {b^m}$ 

  • D.

    ${a^m} > {b^m} > 1$ 

Câu 2 :

Đồ thị hàm số bậc ba có mấy tâm đối xứng?

  • A.

    $1$ 

  • B.

    $0$ 

  • C.

    $2$

  • D.

    B và C đều đúng

Câu 3 :

Khối đa diện đều có $20$ mặt thì có bao nhiêu cạnh?

  • A.

    $24$

  • B.

    $12$

  • C.

    $30$

  • D.

    $60$

Câu 4 :

Tính giá trị của biểu thức \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}{\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2021}}\).

  • A.
    \(P = 2\sqrt 6  - 5\).     
  • B.
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}\).
  • C.
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2020}}\).
  • D.
    \(P = 2\sqrt 6  + 5\).
Câu 5 :

Nếu một khối chóp có thể tích bằng \({a^3}\) và diện tích mặt đáy bằng \({a^2}\) thì chiều cao của khối chóp bằng:

  • A.
    \(2a\)
  • B.
    \(3a\)
  • C.
    \(\dfrac{a}{3}\)
  • D.
    \(a\)
Câu 6 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ đồng biến trên $D$ và ${x_1},{x_2} \in D$ mà ${x_1} > {x_2}$, khi đó:

  • A.

    $f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)$ 

  • B.

    $f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)$

  • C.

    $f\left( {{x_1}} \right) = f\left( {{x_2}} \right)$

  • D.

    $f\left( {{x_2}} \right) \ge f\left( {{x_1}} \right)$

Câu 7 :

Tìm tập xác định \({\rm{D}}\) của hàm số $y = \sqrt {1 - {3^{{x^2} - 5x + 6}}} .$

  • A.

    ${\rm{D}} = \left[ {2;3} \right]$.

  • B.

    ${\rm{D}} = \left( { - \infty ;2} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right).$

  • C.

    ${\rm{D}} = \left[ {1;6} \right]$.

  • D.

    ${\rm{D}} = \left( {2;3} \right)$.

Câu 8 :

Hàm số nào có thể có đồ thị dạng như hình vẽ?

  • A.

    Hàm số đa thức bậc ba.

  • B.

    Hàm số đa thức bậc hai.

  • C.

    Hàm số đa thức bậc bốn trùng phương.

  • D.

    Cả B và C đều đúng.

Câu 9 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    ${2^{{{\log }_2}3}} = {5^{{{\log }_3}5}}$  

  • B.

    ${2^{{{\log }_2}3}} = {5^{{{\log }_5}3}}$

  • C.

    ${5^{{{\log }_5}3}} = {\log _2}3$

  • D.

    ${2^{{{\log }_2}4}} = 2$

Câu 10 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A.

    Giá trị cực tiểu của hàm số là $y = 2$

  • B.

    Giá trị cực đại của hàm số là $y = 2$.

  • C.

    Giá trị cực tiểu của hàm số là $y =  - \infty $

  • D.

    Hàm số không có cực trị.

Câu 11 :

Phép vị tự tỉ số \(k > 0\) biến khối chóp có thể tích \(V\) thành khối chóp có thể tích \(V'\). Khi đó:

  • A.

    \(\dfrac{V}{{V'}} = k\)         

  • B.

    \(\dfrac{{V'}}{V} = {k^2}\)

  • C.

    \(\dfrac{V}{{V'}} = {k^3}\)

  • D.

    \(\dfrac{{V'}}{V} = {k^3}\)

Câu 12 :

Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất:

  • A.

    Năm mặt

  • B.

    Hai mặt 

  • C.

    Ba mặt

  • D.

    Bốn mặt

Câu 13 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như hình vẽ. Chọn kết luận đúng:

  • A.

    Hàm số đồng biến trên $\left( { - \infty ;0} \right)$

  • B.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( { - \infty ;0} \right)$

  • C.

    Hàm số đồng biến trên $R$.

  • D.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( {0; + \infty } \right)$.

Câu 14 :

Với \(a\) và \(b\) là hai số thực dương tùy ý, \(\log \left( {a{b^2}} \right)\) bằng

  • A.

    \(2\log a + \log b\)

  • B.

    $\log a + 2\log b$

  • C.

    $2\left( {\log a + \log b} \right)$

  • D.

    $\log a + \dfrac{1}{2}\log b$

Câu 15 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    $\mathop{\max}\limits_{x\in\mathbb{R}}f\left(x\right)=3$

  • B.

    Hàm số đồng biến trên khoảng$\left( { - \infty ;3} \right)$

  • C.

    Giá trị cực tiểu của hàm số bằng 2

  • D.

    $\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {0;4} \right]} f\left( x \right) =  - 1$

Câu 16 :

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) với \(ad - bc \ne 0\) là:

  • A.

    \(x =  - \dfrac{d}{c}\) 

  • B.

    \(y =  - \dfrac{d}{c}\)

  • C.

    \(y = \dfrac{a}{c}\) 

  • D.

    \(x = \dfrac{a}{c}\)

Câu 17 :

Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào?

  • A.

    $y =  - {x^3} + x + 2$ 

  • B.

    $y = {x^3} - 3{x^2} + 2$ 

  • C.

    $y = {x^4} - {x^2} + 1$ 

  • D.

    $y = {x^3} - 3x + 2$

Câu 18 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    Nếu hai hình \(H\) và \(H'\) bằng nhau thì có một phép tịnh tiến biến hình này thành hình kia.

  • B.

    Nếu có một phép tịnh tiến biến hình \(H'\) thành \(H\) thì chúng bằng nhau.

  • C.

    Nếu hai hình \(H\) và \(H'\) bằng nhau thì có một phép đồng nhất biến hình này thành hình kia.

  • D.

    Nếu hai hình \(H\) và \(H'\) bằng nhau thì chúng trùng nhau.

Câu 19 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau:

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

  • A.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( { - \infty ;2} \right)$

  • B.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( { - 2;0} \right)$ 

  • C.

    $f\left( x \right) \ge 0,\forall x \in R$

  • D.

    Hàm số đồng biến trên $\left( {0;3} \right)$

Câu 20 :

Hàm số \(y = {\log _a}x\) và \(y = {\log _b}x\) có đồ thị như hình vẽ bên:

Đường thẳng \(y = 3\) cắt hai đồ thị tại các điểm có hoành độ \({x_1},\,\,{x_2}.\) Biết rằng \({x_2} = 2{x_1},\) giá trị của \(\dfrac{a}{b}\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • B.

    \(\sqrt 3 \)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(\sqrt[3]{2}\)

Câu 21 :

Cho hàm số bậc ba \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right) = 3\) là:

  • A.

    $0$

  • B.

    $2$

  • C.

    $1$

  • D.

    $3$

Câu 22 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A.

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B.

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C.

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D.

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Câu 23 :

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là tứ giác đều cạnh $a$, biết rằng \(BD' = a\sqrt 6 \) . Tính thể tích của khối lăng trụ?

  • A.

    \({a^3}\sqrt 2 \)

  • B.

    \({a^3}\sqrt 3 \)

  • C.

    \(3{a^3}\)       

  • D.

    \(2{a^3}\)

Câu 24 :

Cho $a > 0;a \ne 1,b > 0$, khi đó nếu ${\log _a}b = N$ thì:

  • A.

    ${a^b} = N$  

  • B.

    ${\log _a}N = b$       

  • C.

    ${a^N} = b$

  • D.

    ${b^N} = a$

Câu 25 :

Tính giá trị \({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}},\)ta được kết quả là:

  • A.
    24
  • B.
    12
  • C.
    16
  • D.
    18
Câu 26 :

Biết đồ thị các hàm số $y = {x^3} + \dfrac{5}{4}x - 2$ và $y = {x^2} + x - 2$ tiếp xúc nhau tại điểm $M({x_0}\,;\,{y_0})$. Tìm ${x_0}.$

  • A.

    ${x_0} = \dfrac{3}{2}$.

  • B.

    ${x_0} = \dfrac{1}{2}$.

  • C.

    ${x_0} =  - \dfrac{5}{2}.$

  • D.

    ${x_0} = \dfrac{3}{4}.$

Câu 27 :

Đẳng thức \(\left( {\sqrt[n]{x}} \right)' = ({x^{\frac{1}{n}}})' = \dfrac{1}{n}{x^{ - \frac{{n - 1}}{n}}} = \dfrac{1}{{n\sqrt[n]{{{x^{n - 1}}}}}}\) xảy ra khi:

  • A.

    \(x < 0\)

  • B.

    \(x > 0\)

  • C.

    \(x \ge 0\)         

  • D.

    \(x \in R\)

Câu 28 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{x + b}}{{cx - 1}}\) có đồ thị như hình bên.  Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A.
    \(c < 0{\rm{ }};{\rm{ }}b < 0\)
  • B.

    \(c > 0\) , \(b < 0\)

     
  • C.

    \(c < 0\) , \(b > 0\)

  • D.
    \(c > 0;{\rm{ }}b > 0\)
Câu 29 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{2018}}{{x - 2}}\) có đồ thị \(\left( H \right).\) Số đường tiệm cận của \(\left( H \right)\) là:

  • A.

    \(2.\)

  • B.

    \(0.\)

  • C.

    \(3.\)

  • D.

    \(1.\)

Câu 30 :

Hai hình tứ diện có các cạnh tương ứng bằng nhau thì chúng:

  • A.

    bằng nhau       

  • B.

    trùng nhau

  • C.

    có các đỉnh trùng nhau

  • D.

    có đáy trùng nhau

Câu 31 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm trên $\left( {a;b} \right)$. Nếu $f'\left( x \right)$ đổi dấu từ âm sang dương qua điểm ${x_0}$ thuộc \((a;b)\) thì

  • A.

    ${x_0}$ là điểm cực đại của hàm số.

  • B.

    ${x_0}$ là điểm cực tiểu của hàm số

  • C.

    ${x_0}$ là điểm cực đại của đồ thị hàm số.

  • D.

    ${x_0}$ là điểm cực tiểu của đồ thị hàm số.

Câu 32 :

Hàm số $y =  - {x^4} - 2{x^2} + 3$ nghịch biến trên:

  • A.

    $\left( { - \infty ;0} \right)$

  • B.

    $\left( { - \infty ; - 1} \right)$ $\left( {0;1} \right)$

  • C.

    $R$

  • D.

    $\left( {0; + \infty } \right)$

Câu 33 :

Đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3x + 2$ có $2$ điểm cực trị $A,\;B.$ Diện tích tam giác $OAB\;$ với $O(0;0)$ là gốc tọa độ bằng:

  • A.

    \(2\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • C.

    \(1\)

  • D.

    \(3\)

Câu 34 :

Đồ thị hàm số $y = {x^3} - \left( {3m + 1} \right){x^2} + \left( {{m^2} + 3m + 2} \right)x + 3$ có điểm cực tiểu và điểm cực đại nằm về hai phía của trục tung khi:

  • A.

    $1 < m < 2$         

  • B.

    $ - 2 < m <  - 1$

  • C.

    $2 < m < 3$

  • D.

    $ - 3 < m <  - 2$

Câu 35 :

Đồ thị hàm số \(y = \sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  - \sqrt {4{x^2} + 1} \) có bao nhiêu đường tiệm cận ngang?

  • A.

    \(2\)  

  • B.

    \(0\)  

  • C.

    \(1\)  

  • D.

    \(3\)  

Câu 36 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên sau:

Đồ thị nào trong các phương án A, B, C, D thể hiện hàm số \(y = f\left( x \right)\)?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 37 :

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y =  - 2{x^3} + 4x + 2$ tại điểm có hoành độ bằng $0.$

  • A.

    $y = 4x.$ 

  • B.

    $y = 4x + 2.$ 

  • C.

    $y = 2x.$

  • D.

    $y = 2x + 2.$

Câu 38 :

Rút gọn biểu thức $B = \dfrac{{{a^{2\sqrt 2 }} - {b^{2\sqrt 3 }}}}{{{{\left( {{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}} \right)}^2}}} + 1$ ta được kết quả là:

  • A.

    $\dfrac{{{a^{\sqrt 2 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}$ 

  • B.

     $\dfrac{{{a^{2\sqrt 2 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}$

  • C.

     $\dfrac{{2{a^{\sqrt 2 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}$       

  • D.

    $0$

Câu 39 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {{x^{1 + \dfrac{1}{{2{{\log }_4}x}}}} + {8^{\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} + 1} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1\)  với \(0 < x \ne 1\). Tính giá trị biểu thức \(P = f\left( {f\left( {2018} \right)} \right)\).

  • A.

    \(P = 2016\)                

  • B.

    \(P = 1009\)

  • C.

    \(P = 2018\)    

  • D.

    \(P = {2018^2}\) 

Câu 40 :

Biết \({\log _{15}}20 = a + \dfrac{{2{{\log }_3}2 + b}}{{{{\log }_3}5 + c}}\) với \(a,\,\,b,\,\,c \in \mathbb{Z}\). Tính \(T = a + b + c\).

  • A.
    \(T =  - 3\)
  • B.
    \(T = 3\)
  • C.
    \(T =  - 1\)
  • D.
    \(T = 1\)
Câu 41 :

Cho \(\ln x = 2\). Tính giá trị của biểu thức \(T = 2\ln \sqrt {ex}  - \ln \dfrac{{{e^2}}}{{\sqrt x }} + \ln 3.{\log _3}e{x^2}\) ?

  • A.

    \(T = 7\)

  • B.

    \(T = 12\)

  • C.

    \(T = 13\)

  • D.

    \(T = 21\)

Câu 42 :

Cho bốn hình sau đây. Mệnh đề nào sau đây sai:

  • A.

    Khối đa diện A là khối chóp tứ giác.

  • B.

    Cả 4 khối đa diện A, B, C, D đều là khối đa diện lồi.

  • C.

    Khối đa diện C là khối đa diện lồi

  • D.

    Khối đa diện B là khối đa diện lồi

Câu 43 :

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\). Mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) và \(\left( {SAD} \right)\) cùng vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\). Đường thẳng \(SC\) tạo với đáy góc \({45^0}\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(AD\). Thể tích của khối chóp \(S.MCDN\) là:

  • A.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)        

  • C.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{8}\)        

  • D.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{{24}}\)

Câu 44 :

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) với $ABC$ là tam giác vuông cân tại $C$ có \(AB = a\) , mặt bên \(ABB'A'\) là hình vuông. Mặt phẳng qua trung điểm $I$ của $AB$ và vuông góc với \(AB'\) chia khối lăng trụ thành 2 phần. Tính thể tích mỗi phần?

  • A.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{48}},{V_2} = \dfrac{{11{a^3}}}{{24}}\)

  • B.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{24}},{V_2} = \dfrac{{11{a^3}}}{{48}}\)

  • C.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{48}},{V_2} = \dfrac{{11{a^3}}}{{48}}\)                                     

  • D.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{24}},{V_2} = \dfrac{{5{a^3}}}{{24}}\)

Câu 45 :

Một người lần đầu gửi vào ngân hàng $100$ triệu đồng với kì hạn $3$ tháng, lãi suất $2\% $ một quý theo hình thức lãi kép. Sau đúng 6 tháng, người đó gửi thêm $100$ triệu đồng với kì hạn và lãi suất như trước đó. Tổng số tiền người đó nhận được sau 1 năm gửi thêm tiền gần nhất với kết quả nào sau đây?

  • A.

    $210$ triệu

  • B.

    $220$ triệu     

  • C.

    $212$ triệu     

  • D.

    $216$ triệu

Câu 46 :

Cho các số thực $x, y$ thỏa mãn ${\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + 2xy \leqslant 32.$ Giá trị nhỏ nhất $m$ của biểu thức $A = {x^3} + {y^3} + 3\left( {xy - 1} \right)\left( {x + y - 2} \right)$ là:

  • A.

    $m = 16$         

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m = \dfrac{{17 - 5\sqrt 5 }}{4}$       

  • D.

    $m = 398$

     

Câu 47 :

Có bao nhiêu bộ ba số thực \(\left( {x;y;z} \right)\) thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau 

 

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{3^{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}{{.9}^{\sqrt[3]{{{y^2}}}}}{{.27}^{\sqrt[3]{{{z^2}}}}} = {3^6}}\\
{x.{y^2}.{z^3} = 1}
\end{array}\)

  • A.
    4
  • B.
    3
  • C.
  • D.
    1
Câu 48 :

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ {0;\dfrac{{5\pi }}{2}} \right]\) của phương trình \(f\left( {\sin \,x} \right) = 1\) là:

  • A.
    \(7.\)
  • B.
    \(4.\)
  • C.
    \(5.\)
  • D.
    \(6.\)
Câu 49 :

Cho $(C)$ là đồ thị hàm số $y = \dfrac{{x + 1}}{{x - 2}}$. Tìm các điểm trên $(C)$ sao cho tổng khoảng cách từ điểm đó đến 2 tiệm cận là nhỏ nhất:

  • A.

    $\left( 1;1 \right)$

  • B.

    $\left( {2 + \sqrt 3 ;1 + \sqrt 3 } \right)$$\left( {2 - \sqrt 3 ;1 - \sqrt 3 } \right)$

  • C.

    $\left( {1 - \sqrt 3 ;1 - \sqrt 3 } \right)$

  • D.

    $\left( {1 + \sqrt 3 ;1 + \sqrt 3 } \right)$

Câu 50 :

Cho tứ diện \(ABCD\) có \(G\) là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GD}  = \overrightarrow 0 \). Mặt phẳng thay đổi chứa \(BG\) và cắt \(AC,\,\,AD\) lần lượt tại \(M\) và \(N\). Giá trị nhỏ nhất của tỉ số \(\dfrac{{{V_{ABMN}}}}{{{V_{ABCD}}}}\) là

  • A.
    \(\dfrac{3}{8}\)
  • B.
    \(\dfrac{4}{9}\)
  • C.
    \(\dfrac{1}{2}\)
  • D.
    \(\dfrac{5}{9}\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Với $0 < a < b,m \in {N^*}$ thì:

  • A.

    ${a^m} < {b^m}$ 

  • B.

    ${a^m} > {b^m}$      

  • C.

    $1 < {a^m} < {b^m}$ 

  • D.

    ${a^m} > {b^m} > 1$ 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ quả so sánh lũy thừa:

Với $0 < a < b$ và $m$ nguyên dương thì ${a^m} < {b^m}$.

Lời giải chi tiết :

Với $0 < a < b,m \in {N^*}$ thì ${a^m} < {b^m}$.

Câu 2 :

Đồ thị hàm số bậc ba có mấy tâm đối xứng?

  • A.

    $1$ 

  • B.

    $0$ 

  • C.

    $2$

  • D.

    B và C đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đồ thị hàm số bậc ba có tâm đối xứng chính là điểm uốn của đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết :

Phương trình $y'' = 0$ luôn có nghiệm duy nhất nên đồ thị hàm số bậc ba luôn có 1 điểm uốn hay 1 tâm đối xứng duy nhất.

Câu 3 :

Khối đa diện đều có $20$ mặt thì có bao nhiêu cạnh?

  • A.

    $24$

  • B.

    $12$

  • C.

    $30$

  • D.

    $60$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khối đa diện $20$ mặt đều thuộc loại \(\left\{ {3;5} \right\}\) nên mỗi mặt có $3$ cạnh

Mỗi cạnh là cạnh chung của $2$ mặt nên tổng số cạnh của đa diện là $20.3:2 = 30$  (cạnh)

Câu 4 :

Tính giá trị của biểu thức \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}{\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2021}}\).

  • A.
    \(P = 2\sqrt 6  - 5\).     
  • B.
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}\).
  • C.
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2020}}\).
  • D.
    \(P = 2\sqrt 6  + 5\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Áp dụng công thức \({a^m}.{b^m} = {\left( {ab} \right)^m}.\)

- Sử dụng hằng đẳng thức \(\left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right) = {a^2} - {b^2}\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}{\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2021}}\\\,\,\,\,\, = {\left[ {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)} \right]^{2020}}.\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)\\\,\,\,\, = {\left( {24 - 25} \right)^{2020}}.\left( {2\sqrt 6  + 5} \right) = 2\sqrt 6  + 5\end{array}\)

Câu 5 :

Nếu một khối chóp có thể tích bằng \({a^3}\) và diện tích mặt đáy bằng \({a^2}\) thì chiều cao của khối chóp bằng:

  • A.
    \(2a\)
  • B.
    \(3a\)
  • C.
    \(\dfrac{a}{3}\)
  • D.
    \(a\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khối chóp có thể tích \(V\) và diện tích đáy \(S\) thì có chiều cao là \(h = \dfrac{{3V}}{S}.\) 

Lời giải chi tiết :

Chiều cao của khối chóp đã cho là: \(h = \dfrac{{3V}}{S} = \dfrac{{3{a^3}}}{{{a^2}}} = 3a.\)

Câu 6 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ đồng biến trên $D$ và ${x_1},{x_2} \in D$ mà ${x_1} > {x_2}$, khi đó:

  • A.

    $f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)$ 

  • B.

    $f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)$

  • C.

    $f\left( {{x_1}} \right) = f\left( {{x_2}} \right)$

  • D.

    $f\left( {{x_2}} \right) \ge f\left( {{x_1}} \right)$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến

Lời giải chi tiết :

Hàm số $y$ = $f\left( x \right)$ đồng biến trên $D$ nên:

Với mọi ${x_1},{x_2}$ $\in$ $D$ mà ${x_1} > {x_2}$ thì $f\left( {{x_1}} \right)$ > $f\left( {{x_2}} \right)$.

Câu 7 :

Tìm tập xác định \({\rm{D}}\) của hàm số $y = \sqrt {1 - {3^{{x^2} - 5x + 6}}} .$

  • A.

    ${\rm{D}} = \left[ {2;3} \right]$.

  • B.

    ${\rm{D}} = \left( { - \infty ;2} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right).$

  • C.

    ${\rm{D}} = \left[ {1;6} \right]$.

  • D.

    ${\rm{D}} = \left( {2;3} \right)$.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hàm số \(y = \sqrt {f\left( x \right)} \) xác định nếu \(f\left( x \right)\) xác định và \(f\left( x \right) \ge 0\).

Lời giải chi tiết :

Hàm số xác định $ \Leftrightarrow 1 - {3^{{x^2} - 5x + 6}} \ge 0 \Leftrightarrow {3^{{x^2} - 5x + 6}} \le 1$

$ \Leftrightarrow {x^2} - 5x + 6 \le 0 \Leftrightarrow 2 \le x \le 3$.

Vậy tập xác định của hàm số là $D=[2;3]$.

Câu 8 :

Hàm số nào có thể có đồ thị dạng như hình vẽ?

  • A.

    Hàm số đa thức bậc ba.

  • B.

    Hàm số đa thức bậc hai.

  • C.

    Hàm số đa thức bậc bốn trùng phương.

  • D.

    Cả B và C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát dạng đồ thị và đối chiếu với các đáp án bài cho.

Lời giải chi tiết :

Dạng đồ thị đã cho có thể là của hàm số bậc hai hoặc hàm bậc bốn trùng phương.

Câu 9 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    ${2^{{{\log }_2}3}} = {5^{{{\log }_3}5}}$  

  • B.

    ${2^{{{\log }_2}3}} = {5^{{{\log }_5}3}}$

  • C.

    ${5^{{{\log }_5}3}} = {\log _2}3$

  • D.

    ${2^{{{\log }_2}4}} = 2$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức ${a^{{{\log }_a}b}} = b$ với $0<a \ne 1, b>0$.

Lời giải chi tiết :

Ta có: ${2^{{{\log }_2}3}} = 3 = {5^{{{\log }_5}3}}$ nên B đúng.

Câu 10 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A.

    Giá trị cực tiểu của hàm số là $y = 2$

  • B.

    Giá trị cực đại của hàm số là $y = 2$.

  • C.

    Giá trị cực tiểu của hàm số là $y =  - \infty $

  • D.

    Hàm số không có cực trị.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và nhận xét dấu của đạo hàm.

Lời giải chi tiết :

Từ bảng biến thiên ta thấy, đạo hàm không đổi dấu trên $\left( { - \infty ; + \infty } \right)$ nên hàm số không có cực trị.

Câu 11 :

Phép vị tự tỉ số \(k > 0\) biến khối chóp có thể tích \(V\) thành khối chóp có thể tích \(V'\). Khi đó:

  • A.

    \(\dfrac{V}{{V'}} = k\)         

  • B.

    \(\dfrac{{V'}}{V} = {k^2}\)

  • C.

    \(\dfrac{V}{{V'}} = {k^3}\)

  • D.

    \(\dfrac{{V'}}{V} = {k^3}\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phép vị tự tỉ số \(k > 0\) biến khối chóp có thể tích \(V\) thành khối chóp có thể tích \(V'\). Khi đó \(\dfrac{{V'}}{V} = {k^3}\).

Câu 12 :

Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất:

  • A.

    Năm mặt

  • B.

    Hai mặt 

  • C.

    Ba mặt

  • D.

    Bốn mặt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp chọn điểm rơi, lấy ví dụ cho hình tứ diện và suy ra đáp án.

Lời giải chi tiết :

Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất 3 mặt (ví dụ các đỉnh của hình tứ diện)

Không tồn tại 1 đỉnh nào đó của đa diện nào đó là đỉnh chung của ít hơn 3 mặt

Câu 13 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như hình vẽ. Chọn kết luận đúng:

  • A.

    Hàm số đồng biến trên $\left( { - \infty ;0} \right)$

  • B.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( { - \infty ;0} \right)$

  • C.

    Hàm số đồng biến trên $R$.

  • D.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( {0; + \infty } \right)$.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Lời giải chi tiết :

Hàm số đồng biến trên $\left( {0; + \infty } \right)$ và nghịch biến trên $\left( { - \infty ;0} \right)$.

Câu 14 :

Với \(a\) và \(b\) là hai số thực dương tùy ý, \(\log \left( {a{b^2}} \right)\) bằng

  • A.

    \(2\log a + \log b\)

  • B.

    $\log a + 2\log b$

  • C.

    $2\left( {\log a + \log b} \right)$

  • D.

    $\log a + \dfrac{1}{2}\log b$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức biến đổi logarit: \(\log \left( {xy} \right) = \log x + \log y;\;\;\log {x^n} = n\log x\) với \(x;y\) là các số thực dương.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\log \left( {a{b^2}} \right) = \log a + \log {b^2} = \log a + 2\log b\)

Câu 15 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    $\mathop{\max}\limits_{x\in\mathbb{R}}f\left(x\right)=3$

  • B.

    Hàm số đồng biến trên khoảng$\left( { - \infty ;3} \right)$

  • C.

    Giá trị cực tiểu của hàm số bằng 2

  • D.

    $\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {0;4} \right]} f\left( x \right) =  - 1$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị hàm số và rút ra các nhận xét về cực đại, cực tiểu, GTLN, GTNN, khoảng đồng biến, nghịch biến.

Lời giải chi tiết :

A sai vì $y=3$ là giá trị cực đại của hàm số, không phải giá trị lớn nhất.

B sai vì hàm số đồng biến trên các khoảng $\left( { - \infty ;0} \right),\left( {2; + \infty } \right)$.

C sai vì $x=2$ là điểm cực tiểu của hàm số không phải giá trị cực tiểu.

D đúng vì trên đoạn $\left[ {0;4} \right]$ thì hàm số đạt GTNN (cũng là giá trị cực tiểu) bằng $ - 1$ đạt được tại $x = 2$.

Câu 16 :

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) với \(ad - bc \ne 0\) là:

  • A.

    \(x =  - \dfrac{d}{c}\) 

  • B.

    \(y =  - \dfrac{d}{c}\)

  • C.

    \(y = \dfrac{a}{c}\) 

  • D.

    \(x = \dfrac{a}{c}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\left( {ad - bc \ne 0} \right)\) có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x =  - \dfrac{d}{c}\).

Câu 17 :

Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào?

  • A.

    $y =  - {x^3} + x + 2$ 

  • B.

    $y = {x^3} - 3{x^2} + 2$ 

  • C.

    $y = {x^4} - {x^2} + 1$ 

  • D.

    $y = {x^3} - 3x + 2$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị hàm số, nhận dạng đồ thị suy ra hệ số $a$, tìm điểm đi qua và đối chiếu đáp án.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:  Đường cong trong hình vẽ là đồ thị của hàm số bậc 3 có hệ số $a > 0$ nên loại đáp án A, C

Xét 2 đáp án B và D

Thay $x = 0;\,y = 2$ thì cả 2 đáp án B, D đều thỏa mãn

Thay $x = 2;\,y =  - 2$ chỉ có đáp án B thỏa mãn 

Câu 18 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    Nếu hai hình \(H\) và \(H'\) bằng nhau thì có một phép tịnh tiến biến hình này thành hình kia.

  • B.

    Nếu có một phép tịnh tiến biến hình \(H'\) thành \(H\) thì chúng bằng nhau.

  • C.

    Nếu hai hình \(H\) và \(H'\) bằng nhau thì có một phép đồng nhất biến hình này thành hình kia.

  • D.

    Nếu hai hình \(H\) và \(H'\) bằng nhau thì chúng trùng nhau.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Nếu có một phép dời hình biến hình \(H'\) thành \(H\) thì hai hình bằng nhau và phép tịnh tiến cũng là một phép dời hình nên B đúng.

- Các đáp án A, C, D đều sai vì hai hình bằng nhau có thể là hợp thành của một số phép dời hình chứ không nhất thiết là chỉ một phép dời hình.

Câu 19 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau:

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

  • A.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( { - \infty ;2} \right)$

  • B.

    Hàm số nghịch biến trên $\left( { - 2;0} \right)$ 

  • C.

    $f\left( x \right) \ge 0,\forall x \in R$

  • D.

    Hàm số đồng biến trên $\left( {0;3} \right)$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và nhận xét các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số và rút ra kết luận.

Định lý: Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định và có đạo hàm trên $K$.

a) Nếu $f'\left( x \right) > 0,\forall x \in K$ thì hàm số $y = f\left( x \right)$ đồng biến trên $K$.

b) Nếu $f'\left( x \right) < 0,\forall x \in K$ thì hàm số $y = f\left( x \right)$ nghịch biến trên $K$.

Lời giải chi tiết :

A, B sai vì hàm số chỉ nghịch biến trên các khoảng $\left( { - \infty ; - 2} \right)$$\left( {0;2} \right)$

D sai vì hàm số chỉ đồng biến trên khoảng $\left( { - 2;0} \right)$$\left( {2; + \infty } \right)$

C đúng vì giá trị thấp nhất của y trên bảng biến thiên là 0.

Câu 20 :

Hàm số \(y = {\log _a}x\) và \(y = {\log _b}x\) có đồ thị như hình vẽ bên:

Đường thẳng \(y = 3\) cắt hai đồ thị tại các điểm có hoành độ \({x_1},\,\,{x_2}.\) Biết rằng \({x_2} = 2{x_1},\) giá trị của \(\dfrac{a}{b}\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • B.

    \(\sqrt 3 \)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(\sqrt[3]{2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đồ thị hàm số, xác định các giá trị của \({x_1},\,{x_2}\) theo \(a\) và \(b.\)  Từ đó tính giá trị của \(\dfrac{a}{b}.\)

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy \({x_1}\) là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm \({\log _b}{x_1} = 3 \Leftrightarrow {x_1} = {b^3}.\)

Và \({x_2}\) là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm \({\log _a}{x_2} = 3 \Leftrightarrow {x_2} = {a^3}.\)

Theo đề bài ta có: \({x_2} = 2{x_1} \Rightarrow {a^3} = 2{b^3} \Leftrightarrow \dfrac{{{a^3}}}{{{b^3}}} = 2 \Leftrightarrow \dfrac{a}{b} = \sqrt[3]{2}.\)

Câu 21 :

Cho hàm số bậc ba \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right) = 3\) là:

  • A.

    $0$

  • B.

    $2$

  • C.

    $1$

  • D.

    $3$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) và đường thẳng \(y = 3\).

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số cắt đường thẳng \(y = 3\) tại 3 điểm phân biệt\( \Rightarrow f\left( x \right) = 3\) có 3 nghiệm phân biệt.

Câu 22 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A.

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B.

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C.

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D.

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức lãi kép (hoặc công thức tăng trưởng mũ):

\(T = A.{e^{Nr}}\), ở đó \(A\) là số tiền gửi ban đầu, \(r\) là lãi suất, \(N\) là số kì hạn.

Câu 23 :

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là tứ giác đều cạnh $a$, biết rằng \(BD' = a\sqrt 6 \) . Tính thể tích của khối lăng trụ?

  • A.

    \({a^3}\sqrt 2 \)

  • B.

    \({a^3}\sqrt 3 \)

  • C.

    \(3{a^3}\)       

  • D.

    \(2{a^3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tính diện tích đáy \({S_{A'B'C'D'}}\)  và độ dài đường cao \(BB'\).

- Tính thể tích khối lăng trụ theo công thức \(V = Sh\).

Lời giải chi tiết :

Vì $A'B'C'D'$  là hình vuông cạnh $a$ nên \(B'D' = a\sqrt 2 \)

\(BB' \bot \left( {A'B'C'D'} \right) \Rightarrow BB' \bot B'D' \Rightarrow \Delta BB'D'\) vuông tại \(B' \Rightarrow BB' = \sqrt {BD{'^2} - B'D{'^2}}  = \sqrt {6{a^2} - 2{a^2}}  = 2a\)

Vậy \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = BB'.{S_{ABCD}} = 2a.{a^2} = 2{a^3}\) 

Câu 24 :

Cho $a > 0;a \ne 1,b > 0$, khi đó nếu ${\log _a}b = N$ thì:

  • A.

    ${a^b} = N$  

  • B.

    ${\log _a}N = b$       

  • C.

    ${a^N} = b$

  • D.

    ${b^N} = a$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho $a > 0;a \ne 1,b > 0$, khi đó nếu ${\log _a}b = N$ thì ${a^N} = b$.

Câu 25 :

Tính giá trị \({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}},\)ta được kết quả là:

  • A.
    24
  • B.
    12
  • C.
    16
  • D.
    18

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức \(\dfrac{1}{{{x^m}}} = {x^{ - m}},\,\,{\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{mn}}\).

Lời giải chi tiết :

\({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}} = {16^{0,75}} + {8^{\frac{4}{3}}} = {\left( {{2^4}} \right)^{\frac{3}{4}}} + {\left( {{2^3}} \right)^{\frac{4}{3}}} = {2^3} + {2^4} = 24\).

Câu 26 :

Biết đồ thị các hàm số $y = {x^3} + \dfrac{5}{4}x - 2$ và $y = {x^2} + x - 2$ tiếp xúc nhau tại điểm $M({x_0}\,;\,{y_0})$. Tìm ${x_0}.$

  • A.

    ${x_0} = \dfrac{3}{2}$.

  • B.

    ${x_0} = \dfrac{1}{2}$.

  • C.

    ${x_0} =  - \dfrac{5}{2}.$

  • D.

    ${x_0} = \dfrac{3}{4}.$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Điều kiện để hai đường cong tiếp xúc là hệ phương trình $\left\{ \begin{gathered}  f\left( x \right) = g\left( x \right) \hfill \\  f'\left( x \right) = g'\left( x \right) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ có nghiệm.

- Giải hệ trên tìm $x$.

Lời giải chi tiết :

Hoành độ tiếp điểm của hai đồ thị hàm số là nghiệm của hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) = g\left( x \right)\\f'\left( x \right) = g'\left( x \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + \dfrac{5}{4}x - 2 = {x^2} + x - 2\\3{x^2} + \dfrac{5}{4} = 2x + 1\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} - {x^2} + \dfrac{1}{4}x = 0\\3{x^2} - 2x + \dfrac{1}{4} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{1}{2}\\x = \dfrac{1}{6}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{2}\end{array}\)

Vậy $x = \dfrac{1}{2}$ là hoành độ điểm tiếp xúc.

Câu 27 :

Đẳng thức \(\left( {\sqrt[n]{x}} \right)' = ({x^{\frac{1}{n}}})' = \dfrac{1}{n}{x^{ - \frac{{n - 1}}{n}}} = \dfrac{1}{{n\sqrt[n]{{{x^{n - 1}}}}}}\) xảy ra khi:

  • A.

    \(x < 0\)

  • B.

    \(x > 0\)

  • C.

    \(x \ge 0\)         

  • D.

    \(x \in R\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng điều kiện để đẳng thức \(\sqrt[n]{x} = {x^{\frac{1}{n}}}\) xảy ra là \(x > 0\).

Lời giải chi tiết :

Vì \(\sqrt[n]{x} = {x^{\frac{1}{n}}}\) nếu \(x > 0\) nên \(\left( {\sqrt[n]{x}} \right)' = ({x^{\frac{1}{n}}})' = \dfrac{1}{n}{x^{ - \frac{{n - 1}}{n}}} = \dfrac{1}{{n\sqrt[n]{{{x^{n - 1}}}}}}\) chỉ đúng nếu \(x > 0\).

Câu 28 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{x + b}}{{cx - 1}}\) có đồ thị như hình bên.  Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A.
    \(c < 0{\rm{ }};{\rm{ }}b < 0\)
  • B.

    \(c > 0\) , \(b < 0\)

     
  • C.

    \(c < 0\) , \(b > 0\)

  • D.
    \(c > 0;{\rm{ }}b > 0\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Nhận biết đồ thị hàm số bậc nhất trên bậc nhất.

- Dựa vào các đường tiệm cận và các điểm mà đồ thị hàm số đi qua xác định dấu của các hệ số. 

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x + b}}{{cx - 1}}\) có TCĐ: \(x = \dfrac{1}{c} > 0 \Rightarrow c > 0.\)

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x + b}}{{cx - 1}}\) cắt trục tung tại điểm có tung độ \(y =  - b < 0 \Rightarrow b > 0.\)

Câu 29 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{2018}}{{x - 2}}\) có đồ thị \(\left( H \right).\) Số đường tiệm cận của \(\left( H \right)\) là:

  • A.

    \(2.\)

  • B.

    \(0.\)

  • C.

    \(3.\)

  • D.

    \(1.\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa tính giới hạn tìm tiệm cận của đồ thị hàm số

+) Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } y = a \Rightarrow y = a\) là TCN của đồ thị hàm số.

+) Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} y = \infty {\rm{\;}} \Rightarrow x = {x_0}\) là TCĐ của đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x{\kern 1pt}  \to {\kern 1pt} \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x{\kern 1pt}  \to {\kern 1pt} \infty } \dfrac{{2018}}{{x - 2}} = 0 \Rightarrow {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = 0\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Và \(\mathop {\lim }\limits_{x{\kern 1pt}  \to {\kern 1pt} 2} y = \mathop {\lim }\limits_{x{\kern 1pt}  \to {\kern 1pt} 2} \dfrac{{2018}}{{x - 2}} = \infty {\rm{\;}} \Rightarrow {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = 2\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Vậy đồ thị hàm số đã cho có \(2\) đường tiệm cận.

Câu 30 :

Hai hình tứ diện có các cạnh tương ứng bằng nhau thì chúng:

  • A.

    bằng nhau       

  • B.

    trùng nhau

  • C.

    có các đỉnh trùng nhau

  • D.

    có đáy trùng nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai tứ diện bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau.

Câu 31 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm trên $\left( {a;b} \right)$. Nếu $f'\left( x \right)$ đổi dấu từ âm sang dương qua điểm ${x_0}$ thuộc \((a;b)\) thì

  • A.

    ${x_0}$ là điểm cực đại của hàm số.

  • B.

    ${x_0}$ là điểm cực tiểu của hàm số

  • C.

    ${x_0}$ là điểm cực đại của đồ thị hàm số.

  • D.

    ${x_0}$ là điểm cực tiểu của đồ thị hàm số.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu $\left\{ \begin{gathered}f'\left( x \right) < 0,\forall x \in \left( {{x_0} - h} \right) \hfill \\f'\left( x \right) > 0,\forall x \in \left( {{x_0} + h} \right) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$  thì ${x_0}$ là một điểm cực tiểu của hàm số.

Lời giải chi tiết :

Nếu $f'\left( x \right)$ đổi dấu từ âm sang dương qua điểm ${x_0}$ thì ${x_0}$ là điểm cực tiểu của hàm số.

Câu 32 :

Hàm số $y =  - {x^4} - 2{x^2} + 3$ nghịch biến trên:

  • A.

    $\left( { - \infty ;0} \right)$

  • B.

    $\left( { - \infty ; - 1} \right)$ $\left( {0;1} \right)$

  • C.

    $R$

  • D.

    $\left( {0; + \infty } \right)$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bước 1: Tìm TXĐ của hàm số.

- Bước 2: Tính đạo hàm $f'\left( x \right)$, tìm các điểm ${x_1},{x_2},...,{x_n}$ mà tại đó đạo hàm bằng $0$ hoặc không xác định.

- Bước 3: Xét dấu đạo hàm và nêu kết luận về khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

+ Các khoảng mà $f'\left( x \right) > 0$ là các khoảng đồng biến của hàm số.

+ Các khoảng mà $f'\left( x \right) < 0$ là các khoảng nghịch biến của hàm số.

Lời giải chi tiết :

TXĐ: $R$.

Ta có:

\(y'=-4x^3-4x=-4x(x^2+1)\)

\(\Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow x = 0\)

Ta có bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên ta thấy hàm nghịch biến trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$.

Câu 33 :

Đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3x + 2$ có $2$ điểm cực trị $A,\;B.$ Diện tích tam giác $OAB\;$ với $O(0;0)$ là gốc tọa độ bằng:

  • A.

    \(2\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • C.

    \(1\)

  • D.

    \(3\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xác định tọa độ 2 điểm cực trị $A,\;B.$

- Tính diện tích tam giác $OAB$ theo công thức: $S = \dfrac{1}{2}a.h$ (với $a$ là độ dài đáy, $h$ là độ dài đường cao tương ứng với đáy đã chọn).

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{*{20}{l}}{y = {x^3} - 3x + 2 \Rightarrow y' = 3{x^2} - 3}\\{y' = 0 \Leftrightarrow x = {\rm{\;}} \pm 1}\end{array}$

Tọa độ $2$ điểm cực trị : $A(1;{\mkern 1mu} 0),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B( - 1;4)$

Khi đó ${S_{\Delta OAB}} = \dfrac{1}{2}.OA.{d(B,OA)} = \dfrac{1}{2}.\left| {{x_A}} \right|.\left| {{y_B}} \right| = \dfrac{1}{2}.\left| 1 \right|.\left| 4 \right| = 2$

Câu 34 :

Đồ thị hàm số $y = {x^3} - \left( {3m + 1} \right){x^2} + \left( {{m^2} + 3m + 2} \right)x + 3$ có điểm cực tiểu và điểm cực đại nằm về hai phía của trục tung khi:

  • A.

    $1 < m < 2$         

  • B.

    $ - 2 < m <  - 1$

  • C.

    $2 < m < 3$

  • D.

    $ - 3 < m <  - 2$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Bước 1: Tính $y'$.

- Bước 2: Đồ thị hàm số có $2$ điểm cực trị nằm về hai phía trục tung

$ \Leftrightarrow y' = 0$ có hai nghiệm phân biệt trái dấu$ \Leftrightarrow ac < 0$

Lời giải chi tiết :

$y = {x^3} - \left( {3m + 1} \right){x^2} + \left( {{m^2} + 3m + 2} \right)x + 3$

$y' = 3{x^2} - \left( {6m + 2} \right)x + {m^2} + 3m + 2$

Để cực tiểu và cực đại của đồ thị hàm số $y$ nằm về hai phía của trục tung thì ${x_1}{x_2} < 0,$ với ${x_1},{x_2}$ là hai nghiệm của phương trình $y' = 0.$

$ \Leftrightarrow 3({m^2} + 3m + 2) < 0 \Leftrightarrow {m^2} + 3m + 2 < 0 \Leftrightarrow  - 2 < m <  - 1$

Câu 35 :

Đồ thị hàm số \(y = \sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  - \sqrt {4{x^2} + 1} \) có bao nhiêu đường tiệm cận ngang?

  • A.

    \(2\)  

  • B.

    \(0\)  

  • C.

    \(1\)  

  • D.

    \(3\)  

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Định nghĩa tiệm cận ngang của đồ thị hàm số\(y = f(x)\):

Nếu\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\mkern 1mu} f(x) = a{\mkern 1mu} \) hoặc \({\mkern 1mu} \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {\mkern 1mu} f(x) = a \Rightarrow y = a\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

- Nhân chia biểu thức liên hợp để biến đổi hàm số và tính các giới hạn\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\mkern 1mu} f(x)\) và\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {\mkern 1mu} f(x)\)

Lời giải chi tiết :

Tập xác định :\(D = \mathbb{R}\) .

\(\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  - \sqrt {4{x^2} + 1} } \right) \\= \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\left( {\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  - \sqrt {4{x^2} + 1} } \right)\left( {\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  + \sqrt {4{x^2} + 1} } \right)}}{{\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  + \sqrt {4{x^2} + 1} }}}\\{ = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{4x + 2}}{{\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  + \sqrt {4{x^2} + 1} }} \\= \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{4 + \dfrac{2}{x}}}{{\sqrt {4 + \dfrac{4}{x} + \dfrac{3}{{{x^2}}}}  + \sqrt {4 + \dfrac{1}{{{x^2}}}} }} \\= \dfrac{4}{{2 + 2}} = 1}\\{\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  - \sqrt {4{x^2} + 1} } \right) \\= \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{\left( {\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  - \sqrt {4{x^2} + 1} } \right)\left( {\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  + \sqrt {4{x^2} + 1} } \right)}}{{\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  + \sqrt {4{x^2} + 1} }}}\\{ = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{4x + 2}}{{\sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  + \sqrt {4{x^2} + 1} }} \\= \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{4 + \dfrac{2}{x}}}{{ - \sqrt {4 + \dfrac{4}{x} + \dfrac{3}{{{x^2}}}}  - \sqrt {4 + \dfrac{1}{{{x^2}}}} }} \\= \dfrac{4}{{ - 2 - 2}} =  - 1}\end{array}\)

Vậy, đồ thị hàm số \(y = \sqrt {4{x^2} + 4x + 3}  - \sqrt {4{x^2} + 1} \) có $2$ tiệm cận ngang là \(y = 1, y =  - 1\) .

Câu 36 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên sau:

Đồ thị nào trong các phương án A, B, C, D thể hiện hàm số \(y = f\left( x \right)\)?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên, nhận xét các yếu tố liên quan rồi đối chiếu các đồ thị ở mỗi đáp án.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy:

- Khi \(x \to + \infty \) thì \(y \to  + \infty \). Loại C và D.

- Tọa độ các điểm cực trị là \(\left( { - 1;2} \right)\) và \(\left( {1; - 2} \right)\) nên đáp án A là phù hợp.

Câu 37 :

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y =  - 2{x^3} + 4x + 2$ tại điểm có hoành độ bằng $0.$

  • A.

    $y = 4x.$ 

  • B.

    $y = 4x + 2.$ 

  • C.

    $y = 2x.$

  • D.

    $y = 2x + 2.$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Gọi tiếp điểm của tiếp tuyến với đồ thị hàm số là $A\left( {0;2} \right)$

Bước 2: Phương trình tiếp tuyến tại điểm A có dạng $y = y'\left( 0 \right)\left( {x - 0} \right) + 2$

Bước 3: Tính $y'\left( 0 \right)$ và thay vào phương trình trên để ra phương trình tiếp tuyến tại $A.$

Lời giải chi tiết :

Bước 1:  Gọi tiếp điểm của tiếp tuyến với đồ thị hàm số là $A\left( {0;2} \right).$

Bước 2: Phương trình tiếp tuyến tại điểm A có dạng $y = y'\left( 0 \right)\left( {x - 0} \right) + 2.$

Ta có $y' =  - 6{x^2} + 4 \Rightarrow y'\left( 0 \right) = 4.$ Do đó phương trình tiếp tuyến là $y = 4x + 2.$

Câu 38 :

Rút gọn biểu thức $B = \dfrac{{{a^{2\sqrt 2 }} - {b^{2\sqrt 3 }}}}{{{{\left( {{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}} \right)}^2}}} + 1$ ta được kết quả là:

  • A.

    $\dfrac{{{a^{\sqrt 2 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}$ 

  • B.

     $\dfrac{{{a^{2\sqrt 2 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}$

  • C.

     $\dfrac{{2{a^{\sqrt 2 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}$       

  • D.

    $0$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức ${a^{xy}} = {\left( {{a^x}} \right)^y}$  kết hợp sử dụng hằng đẳng thức, quy đồng mẫu thức để biến đổi và rút gọn $B$.

Lời giải chi tiết :

Ta có: $B = \dfrac{{{a^{2\sqrt 2 }} - {b^{2\sqrt 3 }}}}{{{{\left( {{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}} \right)}^2}}} + 1 = \dfrac{{\left( {{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}} \right)\left( {{a^{\sqrt 2 }} + {b^{\sqrt 3 }}} \right)}}{{{{\left( {{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}} \right)}^2}}} + 1 $

$= \dfrac{{{a^{\sqrt 2 }} + {b^{\sqrt 3 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}} + 1 = \dfrac{{{a^{\sqrt 2 }} + {b^{\sqrt 3 }} + {a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}} = \dfrac{{2{a^{\sqrt 2 }}}}{{{a^{\sqrt 2 }} - {b^{\sqrt 3 }}}}$

Câu 39 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {{x^{1 + \dfrac{1}{{2{{\log }_4}x}}}} + {8^{\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} + 1} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1\)  với \(0 < x \ne 1\). Tính giá trị biểu thức \(P = f\left( {f\left( {2018} \right)} \right)\).

  • A.

    \(P = 2016\)                

  • B.

    \(P = 1009\)

  • C.

    \(P = 2018\)    

  • D.

    \(P = {2018^2}\) 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức biến đổi logarit \({\log _a}{a^n} = n;{\log _a}b = \dfrac{1}{{{{\log }_b}a}};{a^{{{\log }_a}b}} = b\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}{x^{1 + \dfrac{1}{{2{{\log }_4}x}}}} = {x^{1 + \dfrac{1}{{{{\log }_2}x}}}} = {x^{1 + {{\log }_x}2}} = {x^{{{\log }_x}2x}} = 2x\\{8^{\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} = {2^{3.\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} = {2^{\dfrac{1}{{{{\log }_{{x^2}}}2}}}} = {2^{{{\log }_2}{x^2}}} = {x^2}\end{array}\)

Khi đó \(f\left( x \right) = {\left( {{x^2} + 2x + 1} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1 = {\left( {{{\left( {x + 1} \right)}^2}} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1 = x \Rightarrow f\left( x \right) = x\)

Do đó \(P = f\left( {f\left( {2018} \right)} \right) = f\left( {2018} \right) = 2018\).

Câu 40 :

Biết \({\log _{15}}20 = a + \dfrac{{2{{\log }_3}2 + b}}{{{{\log }_3}5 + c}}\) với \(a,\,\,b,\,\,c \in \mathbb{Z}\). Tính \(T = a + b + c\).

  • A.
    \(T =  - 3\)
  • B.
    \(T = 3\)
  • C.
    \(T =  - 1\)
  • D.
    \(T = 1\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức: \({\log _a}\left( {xy} \right) = {\log _a}x + {\log _a}y\,\,\left( {0 < a \ne 1,\,\,x,\,\,y > 0} \right)\), \({\log _a}b = \dfrac{1}{{{{\log }_b}a}}\,\,\left( {0 < a,\,\,b \ne 1} \right)\), \({\log _a}b = \dfrac{{{{\log }_c}b}}{{{{\log }_c}a}}\,\,\left( {0 < a,c \ne 1,\,\,b > 0} \right)\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}{\log _{15}}20 = {\log _{15}}\left( {{2^2}.5} \right)\\ = 2{\log _{15}}2 + {\log _{15}}5\\ = \dfrac{2}{{{{\log }_2}15}} + \dfrac{1}{{{{\log }_5}15}}\\ = \dfrac{2}{{{{\log }_2}3 + {{\log }_2}5}} + \dfrac{1}{{{{\log }_5}3 + {{\log }_5}5}}\\ = \dfrac{2}{{\dfrac{1}{{{{\log }_3}2}} + \dfrac{{{{\log }_3}5}}{{{{\log }_3}2}}}} + \dfrac{1}{{{{\log }_5}3 + 1}}\\ = \dfrac{{2{{\log }_3}2}}{{1 + {{\log }_3}5}} + \dfrac{1}{{\dfrac{1}{{{{\log }_3}5}} + 1}}\\ = \dfrac{{2{{\log }_3}2}}{{1 + {{\log }_3}5}} + \dfrac{{{{\log }_3}5}}{{{{\log }_3}5 + 1}}\\ = \dfrac{{2{{\log }_3}2 + {{\log }_3}5}}{{{{\log }_3}5 + 1}}\\ = \dfrac{{{{\log }_3}5 + 1 + 2{{\log }_3}2 - 1}}{{{{\log }_3}5 + 1}}\\ = 1 + \dfrac{{2{{\log }_3}2 - 1}}{{{{\log }_3}5 + 1}}\end{array}\)

\( \Rightarrow a = 1,\,\,b =  - 1,\,\,c = 1\).

Vậy \(T = a + b + c = 1 + \left( { - 1} \right) + 1 = 1.\)

Câu 41 :

Cho \(\ln x = 2\). Tính giá trị của biểu thức \(T = 2\ln \sqrt {ex}  - \ln \dfrac{{{e^2}}}{{\sqrt x }} + \ln 3.{\log _3}e{x^2}\) ?

  • A.

    \(T = 7\)

  • B.

    \(T = 12\)

  • C.

    \(T = 13\)

  • D.

    \(T = 21\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để tính giá trị biểu thức chứa logarit cần nhớ các công thức, tính chất liên quan đến logarit

+ Quy tắc tính logarit của một tích, một thương

\(\begin{array}{l}{\log _a}\left( {{b_1}.{b_2}} \right) = {\log _a}{b_1} + {\log _a}{b_2}\\{\log _a}\left( {\dfrac{{{b_1}}}{{{b_2}}}} \right) = {\log _a}{b_1} - {\log _a}{b_2}\end{array}\)

+ Các công thức về logarit: ${\log _a}{b^\alpha } = \alpha {\log _a}b$

+ Chú ý $\ln e$ là ${\log _e}e = 1$

Lời giải chi tiết :

Ta có

$\begin{array}{l}T = 2\ln \sqrt {ex}  - \ln \dfrac{{{e^2}}}{{\sqrt x }} + \ln 3.{\log _3}e{x^2}\\ = 2\ln \left( {{e^{\dfrac{1}{2}}}.{x^{\dfrac{1}{2}}}} \right) - \left( {\ln {e^2} - \ln {x^{\dfrac{1}{2}}}} \right) + \ln 3.\dfrac{{\ln \left( {e.{x^2}} \right)}}{{\ln 3}}\\ = 2\left( {\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2}\ln x} \right) - \left( {2 - \dfrac{1}{2}\ln x} \right) + \ln e + 2\ln x\\ = 2\left( {\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2}.2} \right) - \left( {2 - \dfrac{1}{2}.2} \right) + 1 + 2.2 = 7\end{array}$

Câu 42 :

Cho bốn hình sau đây. Mệnh đề nào sau đây sai:

  • A.

    Khối đa diện A là khối chóp tứ giác.

  • B.

    Cả 4 khối đa diện A, B, C, D đều là khối đa diện lồi.

  • C.

    Khối đa diện C là khối đa diện lồi

  • D.

    Khối đa diện B là khối đa diện lồi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khối đa diện A là khối chóp tứ giác.

Khối đa diện D không phải là khối đa diện lồi

Khối đa diện B, C là khối đa diện lồi

Câu 43 :

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\). Mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) và \(\left( {SAD} \right)\) cùng vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\). Đường thẳng \(SC\) tạo với đáy góc \({45^0}\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(AD\). Thể tích của khối chóp \(S.MCDN\) là:

  • A.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)        

  • C.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{8}\)        

  • D.

    \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{{24}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Chứng minh \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) và tính \(SA\).

- Xác định góc giữa đường thẳng \(SC\) và mặt phẳng đáy, sử dụng định nghĩa góc giữa đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng và hình chiếu của nó trên mặt phẳng.

- Tính diện tích đáy \(MCDN\).

- Tính thể tích khối chóp theo công thức \(V = \dfrac{1}{3}Sh\).

Lời giải chi tiết :

\(\left. \begin{array}{l}\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\\left( {SAD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\\left( {SAB} \right) \cap \left( {SAD} \right) = SA\end{array} \right\} \Rightarrow SA \bot \left( {ABCD} \right)\)

\( \Rightarrow AC\) là hình chiếu vuông góc của $SC$ trên \(\left( {ABCD} \right) \Rightarrow \widehat {\left( {SC;\left( {ABCD} \right)} \right)} = \widehat {\left( {SC;AC} \right)} = \widehat {SCA} = {45^0}\)

(vì \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot AC \Rightarrow \Delta SAC\) vuông tại \(A \Rightarrow \widehat {SCA} < {90^o}\))

\( \Rightarrow SA = AC = a\sqrt 2 \)

\(\begin{array}{l}{S_{ABCD}} = {a^2}\\{S_{AMN}} = \dfrac{1}{2}AM.AN = \dfrac{1}{2}\dfrac{a}{2}\dfrac{a}{2} = \dfrac{{{a^2}}}{8}\\{S_{BCM}} = \dfrac{1}{2}BM.BC = \dfrac{1}{2}\dfrac{a}{2}.a = \dfrac{{{a^2}}}{4}\\ \Rightarrow {S_{MCDN}} = {S_{ABCD}} - {S_{AMN}} - {S_{BCM}} = {a^2} - \dfrac{{{a^2}}}{8} - \dfrac{{{a^2}}}{4} = \dfrac{{5{a^2}}}{8}\\ \Rightarrow {V_{S.MCDN}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{MCDN}} = \dfrac{1}{3}a\sqrt 2 .\dfrac{{5{a^2}}}{8} = \dfrac{{5{a^3}\sqrt 2 }}{{24}}\end{array}\)

Câu 44 :

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) với $ABC$ là tam giác vuông cân tại $C$ có \(AB = a\) , mặt bên \(ABB'A'\) là hình vuông. Mặt phẳng qua trung điểm $I$ của $AB$ và vuông góc với \(AB'\) chia khối lăng trụ thành 2 phần. Tính thể tích mỗi phần?

  • A.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{48}},{V_2} = \dfrac{{11{a^3}}}{{24}}\)

  • B.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{24}},{V_2} = \dfrac{{11{a^3}}}{{48}}\)

  • C.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{48}},{V_2} = \dfrac{{11{a^3}}}{{48}}\)                                     

  • D.

    \({V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{{24}},{V_2} = \dfrac{{5{a^3}}}{{24}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Dựng mặt phẳng đi qua \(I\) và vuông góc với \(AB'\) (là mặt phẳng \(\left( {DIC} \right)\) với \(D\) là trung điểm của \(AA'\).

- Tính diện tích tam giác \(ABC\), từ đó suy ra diện tích tam giác \(AIC\).

- Tính độ dài đường cao \(A'A\) của lăng trụ và độ dài đường cao \(DA\) của hình chóp \(D.AIC\).

- Tính thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) và khối chóp \(D.AIC\), từ đó tính được thể tích phần còn lại của khối lăng trụ được chia bởi mặt phẳng \(\left( {DIC} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Gọi $D$ là trung điểm của $AA'$  ta có $ID$ là đường trung bình của tam giác \(AA'B \Rightarrow ID//A'B\)

Mà \(A'B \bot AB'\) (do \(ABB'A'\) là hình vuông)

\( \Rightarrow ID \bot AB'\)

Tam giác $ABC$ vuông cân tại $C$ nên \(IC \bot AB\). Mà \(AA' \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow AA' \bot IC\)

\( \Rightarrow IC \bot \left( {ABB'A'} \right) \Rightarrow IC \bot AB'\)

\( \Rightarrow AB' \bot \left( {ICD} \right)\)

\( \Rightarrow \) Mặt phẳng qua $I$ và vuông  góc với $AB'$  là \(\left( {ICD} \right)\)

Tam giác $ABC$ vuông cân tại $C$ nên \(AC = BC = \dfrac{{AB}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{a}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow {S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AC.BC = \dfrac{1}{2}\dfrac{a}{{\sqrt 2 }}\dfrac{a}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{{a^2}}}{4}\)

\(ABB'A'\) là hình vuông \( \Rightarrow AA' = AB = a\)

\( \Rightarrow {V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{ABC}} = a.\dfrac{{{a^2}}}{4} = \dfrac{{{a^3}}}{4} = V\)

Ta có: \({V_{D.ACI}} = \dfrac{1}{3}AD.{S_{ACI}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{1}{2}AA'.\dfrac{1}{2}{S_{ABC}} = \dfrac{1}{{12}}{V_{ABC.A'B'C'}} = \dfrac{1}{{12}}.\dfrac{{{a^3}}}{4} = \dfrac{{{a^3}}}{{48}} = {V_1}\)

\( \Rightarrow {V_2} = V - {V_1} = \dfrac{{{a^3}}}{4} - \dfrac{{{a^3}}}{{48}} = \dfrac{{11{a^3}}}{{48}}\)

Câu 45 :

Một người lần đầu gửi vào ngân hàng $100$ triệu đồng với kì hạn $3$ tháng, lãi suất $2\% $ một quý theo hình thức lãi kép. Sau đúng 6 tháng, người đó gửi thêm $100$ triệu đồng với kì hạn và lãi suất như trước đó. Tổng số tiền người đó nhận được sau 1 năm gửi thêm tiền gần nhất với kết quả nào sau đây?

  • A.

    $210$ triệu

  • B.

    $220$ triệu     

  • C.

    $212$ triệu     

  • D.

    $216$ triệu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính số tiền có được sau 6 tháng đầu.

- Tính số tiền có được sau 1 năm gửi tiếp.

Sử dụng công thức lãi kép không kì hạn $T = A{\left( {1 + r} \right)^N}$

Lời giải chi tiết :

Số tiền người đó có sau 6 tháng = 2 quý: ${T_1} = 100{\left( {1 + 2\% } \right)^2} = 104,04$ triệu.

Số tiền người đó có ngay sau khi gửi thêm $100$ triệu là: $104,04 + 100 = 204,04$ triệu.

Số tiền người đó có sau 1 năm = 4 quý nữa là: ${T_2} = 204,04{\left( {1 + 2\% } \right)^4} = 220$ triệu.

Câu 46 :

Cho các số thực $x, y$ thỏa mãn ${\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + 2xy \leqslant 32.$ Giá trị nhỏ nhất $m$ của biểu thức $A = {x^3} + {y^3} + 3\left( {xy - 1} \right)\left( {x + y - 2} \right)$ là:

  • A.

    $m = 16$         

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m = \dfrac{{17 - 5\sqrt 5 }}{4}$       

  • D.

    $m = 398$

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giải bất phương trình ${\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + 2xy \leqslant 32$ với ẩn $x + y$ để tìm điều kiện của $x + y$.

Biến đổi biểu thức $A$ thành đa thức bậc ba ẩn $x + y$, đặt ẩn phụ $t = x + y$ rồi xét hàm số, chú ý điều kiện $x + y$ tìm được ở trên.

Lời giải chi tiết :

${\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + 2xy \leqslant 32 $ $\Leftrightarrow {\left( {x + y} \right)^2} - 8\left( {x + y} \right) \leqslant 0 $ $\Leftrightarrow 0 \leqslant x + y \leqslant 8$

$A = {\left( {x + y} \right)^3} - 3\left( {x + y} \right) - 6xy + 6 $ $\geqslant {\left( {x + y} \right)^3} - \dfrac{3}{2}{\left( {x + y} \right)^2} - 3\left( {x + y} \right) + 6$

(do ${\left( {x + y} \right)^2} \geqslant 4xy $ $\Rightarrow xy \leqslant \dfrac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{4} $ $\Rightarrow  - 6xy \geqslant  - \dfrac{3}{2}{\left( {x + y} \right)^2}$ )

Xét hàm số $f\left( t \right) = {t^3} - \dfrac{3}{2}{t^2} - 3t + 6$ trên đoạn $\left[ {0,8} \right]$, ta có

$f'\left( t \right) = 3{t^2} - 3t - 3,f'\left( t \right) = 0 $ $\Leftrightarrow t = \dfrac{{1 \pm \sqrt 5 }}{2}$

(giá trị $\dfrac{{1 - \sqrt 5 }}{2} \notin \left[ {0;8} \right]$ nên loại)

Thực hiện tính toán ta có: $f\left( 0 \right) = 6,f\left( {\dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} \right) = \dfrac{{17 - 5\sqrt 5 }}{4},f\left( 8 \right) = 398 $

$\Rightarrow A \geqslant f\left( t \right) \geqslant \dfrac{{17 - 5\sqrt 5 }}{4} \Rightarrow A \geqslant \dfrac{{17 - 5\sqrt 5 }}{4}$

Vậy giá trị nhỏ nhất của $A$ là $\dfrac{{17 - 5\sqrt 5 }}{4}$  xảy ra khi $\left\{ \begin{gathered} x + y = \dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2} \hfill \\ x = y \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Leftrightarrow x = y = \dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{4}$

Câu 47 :

Có bao nhiêu bộ ba số thực \(\left( {x;y;z} \right)\) thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau 

 

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{3^{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}{{.9}^{\sqrt[3]{{{y^2}}}}}{{.27}^{\sqrt[3]{{{z^2}}}}} = {3^6}}\\
{x.{y^2}.{z^3} = 1}
\end{array}\)

  • A.
    4
  • B.
    3
  • C.
  • D.
    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đưa hệ phương trình về hệ đơn giản để giải.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,{3^{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}{.9^{\sqrt[3]{{{y^2}}}}}{.27^{\sqrt[3]{{{z^2}}}}} = {3^6}\\ \Leftrightarrow {3^{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}{.3^{2.\sqrt[3]{{{y^2}}}}}{.3^{3.\sqrt[3]{{{z^2}}}}} = {3^6}\\ \Leftrightarrow \sqrt[3]{{{x^2}}} + 2.\sqrt[3]{{{y^2}}} + 3.\sqrt[3]{{{z^2}}} = 6\end{array}\)

Áp dụng bất đẳng thức AM – GM ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\sqrt[3]{{{x^2}}} + 2.\sqrt[3]{{{y^2}}} + 3.\sqrt[3]{{{z^2}}}\\ = \sqrt[3]{{{x^2}}} + \sqrt[3]{{{y^2}}} + \sqrt[3]{{{y^2}}} + \sqrt[3]{{{z^2}}} + \sqrt[3]{{{z^2}}} + \sqrt[3]{{{z^2}}}\\ \ge 6.\sqrt[6]{{\sqrt[3]{{{x^2}}}.{{\left( {\sqrt[3]{{{y^2}}}} \right)}^2}.{{\left( {\sqrt[3]{{{z^2}}}} \right)}^3}}}\\ = 6.\sqrt[6]{{\sqrt[3]{{{{\left( {x.{y^2}.{z^3}} \right)}^2}}}}} = 6\end{array}\)

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sqrt[3]{{{x^2}}} = \sqrt[3]{{{y^2}}} = \sqrt[3]{{{z^2}}} = 1\\x.{y^2}.{z^3} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} = {y^2} = {z^2} = 1\\x.{y^2}.{z^3} = 1\end{array} \right.\).

\( \Rightarrow \left( {x;y;z} \right) \in \left\{ {\left( { - 1; - 1; - 1} \right);\left( { - 1;1; - 1} \right);\left( {1; - 1;1} \right);\left( {1;1;1} \right)} \right\}\).

Vậy có 4 bộ số thực \(\left( {x;y;z} \right)\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 48 :

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ {0;\dfrac{{5\pi }}{2}} \right]\) của phương trình \(f\left( {\sin \,x} \right) = 1\) là:

  • A.
    \(7.\)
  • B.
    \(4.\)
  • C.
    \(5.\)
  • D.
    \(6.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt \(\sin x = t\), từ phương trình đã cho suy ra nghiệm \(t\)

Sử dụng đường tròn lượng giác để suy ra số nghiệm \(x\).

Lời giải chi tiết :

Xét \(x \in \left[ {0;\,\,\,\dfrac{{5\pi }}{2}} \right]:\) 

Đặt \(t = \sin x\,\,\,\,\left( {t \in \left[ { - 1;\,\,\,1} \right]} \right)\).

Dựa vào BBT ta thấy phương trình \(f\left( t \right) = 1\) có nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}t = {t_1} <  - 1\,\,\,\,\left( {ktm} \right)\\t = {t_2} \in \left( { - 1;0} \right)\\t = {t_3} \in \left( {0;1} \right)\\t = {t_4} > 1\,\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)

Suy ra \(\left[ \begin{array}{l}\sin x = {t_2} \in \left( { - 1;0} \right)\\\sin x = {t_3} \in \left( {0;1} \right)\end{array} \right.\)

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy,

+) Phương trình \(\sin x = {t_3} \in \left( {0;1} \right)\) có 3 nghiệm trong đoạn \(\left[ {0;\dfrac{{5\pi }}{2}} \right]\)

+) Phương trình \(\sin x = {t_2} \in \left( { - 1;0} \right)\) có 2 nghiệm trong đoạn \(\left[ {0;\dfrac{{5\pi }}{2}} \right]\)

Vậy phương trình đã cho có tất cả 5 nghiệm trong đoạn \(\left[ {0;\dfrac{{5\pi }}{2}} \right].\)

Câu 49 :

Cho $(C)$ là đồ thị hàm số $y = \dfrac{{x + 1}}{{x - 2}}$. Tìm các điểm trên $(C)$ sao cho tổng khoảng cách từ điểm đó đến 2 tiệm cận là nhỏ nhất:

  • A.

    $\left( 1;1 \right)$

  • B.

    $\left( {2 + \sqrt 3 ;1 + \sqrt 3 } \right)$$\left( {2 - \sqrt 3 ;1 - \sqrt 3 } \right)$

  • C.

    $\left( {1 - \sqrt 3 ;1 - \sqrt 3 } \right)$

  • D.

    $\left( {1 + \sqrt 3 ;1 + \sqrt 3 } \right)$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Gọi điểm $M$ có tọa độ thỏa mãn phương trình hàm số.

- Tìm phương trình hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số.

- Sử dụng công thức tính khoảng cách để tính tổng khoảng cách của điểm $M$ đến hai tiệm cận.

- Tìm GTNN của biểu thức ở trên, từ đó suy ra $m$.

Lời giải chi tiết :

Gọi $M\left( {m;\dfrac{{m + 1}}{{m - 2}}} \right) \in \left( C \right)\,\left( {m \ne 2} \right)$. Tổng khoảng cách từ M đến 2 đường tiệm cận $x = 2 $ và $y = 1$ là

$S = \left| {m - 2} \right| + \left| {\dfrac{{m + 1}}{{m - 2}} - 1} \right| = \left| {m - 2} \right| + \dfrac{3}{{\left| {m - 2} \right|}} \geqslant 2\sqrt {\left| {m - 2} \right|.\dfrac{3}{{\left| {m - 2} \right|}}}  = 2\sqrt 3 $

Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow \left| {m - 2} \right| = \dfrac{3}{{\left| {m - 2} \right|}} \Leftrightarrow \left| {m - 2} \right| = \sqrt 3  \Leftrightarrow m = 2 \pm \sqrt 3 $

Vậy có 2 điểm thỏa mãn bài toán là ${M_1}\left( {2 + \sqrt 3 ;1 + \sqrt 3 } \right),{M_2}\left( {2 - \sqrt 3 ;1 - \sqrt 3 } \right)$

Câu 50 :

Cho tứ diện \(ABCD\) có \(G\) là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GD}  = \overrightarrow 0 \). Mặt phẳng thay đổi chứa \(BG\) và cắt \(AC,\,\,AD\) lần lượt tại \(M\) và \(N\). Giá trị nhỏ nhất của tỉ số \(\dfrac{{{V_{ABMN}}}}{{{V_{ABCD}}}}\) là

  • A.
    \(\dfrac{3}{8}\)
  • B.
    \(\dfrac{4}{9}\)
  • C.
    \(\dfrac{1}{2}\)
  • D.
    \(\dfrac{5}{9}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi \(O\) là trọng tâm tam giác \(BCD\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GD}  = 3\overrightarrow {GO} \\ \Rightarrow \overrightarrow {GA}  + 3\overrightarrow {GO}  = \overrightarrow 0 \\ \Rightarrow \overrightarrow {GA}  =  - 3\overrightarrow {GO} \\ \Rightarrow \dfrac{{AG}}{{AO}} = \dfrac{3}{4}\end{array}\)

Trong \(\left( {ABE} \right)\) gọi \(F = BG \cap AE\,\,\left( {F \in AE} \right)\).

Lấy \(M \in AC\), trong \(\left( {ACD} \right)\) gọi \(N = MF \cap AD\,\,\,\left( {N \in AD} \right)\), khi đó ta có mặt phẳng chứa \(BG\) cắt \(AC,\,\,AD\) lần lượt tại \(M,\,\,N\) chính là \(\left( {BMN} \right)\).

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác \(AOE\), cát tuyến \(BGF\):

\(\dfrac{{GA}}{{GO}}.\dfrac{{BO}}{{BE}}.\dfrac{{FE}}{{FA}} = 1 \Rightarrow 3.\dfrac{2}{3}.\dfrac{{FE}}{{FA}} = 1 \Rightarrow \dfrac{{FE}}{{FA}} = \dfrac{1}{2}\) \( \Rightarrow \dfrac{{AF}}{{AE}} = \dfrac{2}{3}\) \( \Rightarrow F\) là trọng tâm tam giác \(ACD\).

Trong \(\left( {ACD} \right)\) kéo dài \(MN\) cắt \(CD\) tại \(H\). Đặt \(\dfrac{{AM}}{{AC}} = x\) \(\left( {0 < x < 1} \right)\).

 Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác \(ACE\), cát tuyến \(MHF\):

\(\dfrac{{MA}}{{MC}}.\dfrac{{HC}}{{HE}}.\dfrac{{FE}}{{FA}} = 1 \Rightarrow \dfrac{x}{{1 - x}}.\dfrac{{HC}}{{HE}}.\dfrac{1}{2} = 1\)\( \Rightarrow \dfrac{{HC}}{{HE}} = \dfrac{{2\left( {1 - x} \right)}}{x}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow HE = \dfrac{x}{{2\left( {1 - x} \right)}}HC\\ \Rightarrow HC + CE = \dfrac{x}{{2\left( {1 - x} \right)}}HC\\ \Rightarrow CE = \dfrac{{3x - 2}}{{2\left( {1 - x} \right)}}HC\end{array}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}HD = HC + 2CE\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = HC + \dfrac{{3x - 2}}{{1 - x}}HC = \dfrac{{2x - 1}}{{1 - x}}HC\\ \Rightarrow \dfrac{{HE}}{{HD}} = \dfrac{x}{{2\left( {1 - x} \right)}}:\dfrac{{2x - 1}}{{1 - x}} = \dfrac{x}{{2\left( {2x - 1} \right)}}\end{array}\)

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác \(AED\), cát tuyến \(MFN\):

\(\begin{array}{l}\dfrac{{FA}}{{FE}}.\dfrac{{HE}}{{HD}}.\dfrac{{ND}}{{NA}} = 1 \Rightarrow 2.\dfrac{x}{{2\left( {2x - 1} \right)}}.\dfrac{{ND}}{{NA}} = 1\\ \Rightarrow \dfrac{{ND}}{{NA}} = \dfrac{{2x - 1}}{x} \Rightarrow \dfrac{{NA}}{{ND}} = \dfrac{x}{{2x - 1}}\\ \Rightarrow \dfrac{{NA}}{{NA + ND}} = \dfrac{x}{{x + 2x - 1}} = \dfrac{x}{{3x - 1}}\\ \Rightarrow \dfrac{{AN}}{{AD}} = \dfrac{x}{{3x - 1}}\end{array}\).

Khi đó ta có \(\dfrac{{{V_{ABMN}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \dfrac{{AM}}{{AC}}.\dfrac{{AN}}{{AD}} = x.\dfrac{x}{{3x - 1}} = \dfrac{{{x^2}}}{{3x - 1}}\,\,\left( {x > \dfrac{1}{3}} \right)\).

Xét hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{{x^2}}}{{3x - 1}}\,\,\left( {x > \dfrac{1}{3}} \right)\) ta có \(f'\left( x \right) = \dfrac{{2x\left( {3x - 1} \right) - 3{x^2}}}{{{{\left( {3x - 1} \right)}^2}}} = \dfrac{{3{x^2} - 2x}}{{{{\left( {3x - 1} \right)}^2}}}\); \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\,\,\left( {ktm} \right)\\x = \dfrac{2}{3}\end{array} \right.\)

BBT:

Dựa vào BBT ta thấy \(\mathop {\min }\limits_{\left( {\frac{1}{3}; + \infty } \right)} f\left( x \right) = f\left( {\dfrac{2}{3}} \right) = \dfrac{4}{9}\).

Vậy giá trị nhỏ nhất của tỉ số \(\dfrac{{{V_{ABMN}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \dfrac{4}{9}\).

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.