Chương III. Từ trường

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Bài 14. Từ trường

Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau. B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau. C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau. D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Xem chi tiết

Bài 15. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ

Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau. Một dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ trong từ trường, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi A. đổi chiều dòng điện ngược lại. B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại. C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ. D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ.

Xem chi tiết

Bài 16. Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Phát biểu nào sau đây về từ thông là không đúng? A. Từ thông là đại lượng vectơ, được xác định bằng số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây. B. Từ thông là đại lượng vô hướng, được sử dụng để diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S nào đó. C. Đơn vị của từ thông là vêbe, kí hiệu là Wb. D. Từ thông qua diện tích S nào đó bằng không khi vectơ pháp tuyến của diện tích S vuông góc với vectơ cảm ứng từ của từ trường.

Xem chi tiết

Bài 17. Máy phát điện xoay chiều

Đồ thị Hình 17.1 biểu diễn từ thông và suất điện động xoay chiều trong khung dây của một máy phát điện xoay chiều được mô tả như hình dưới đây.

Xem chi tiết

Bài 18. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về máy biến áp? A. Máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số dòng điện. B. Máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều cả về độ lớn và tần số của dòng điện. C. Máy biến áp là thiết bị không tiêu thụ điện năng, chỉ chuyển hoá điện áp của dòng điện. D. Máy biến áp là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ có phần lõi sắt là nam châm vĩnh cửu.

Xem chi tiết

Bài 19. Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ \(\vec B\) và vectơ \(\vec E\) luôn luôn A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng B. dao động cùng pha. C. dao động ngược pha. D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.

Xem chi tiết

Bài tập cuối chương III

Hãy biểu diễn lực nam châm tác dụng lên đoạn dây dẫn nằm ngang trong các trường hợp ở Hình III.1.

Xem chi tiết