Bài 19. Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ trang 65, 66, 67 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức>
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ \(\vec B\) và vectơ \(\vec E\) luôn luôn A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng B. dao động cùng pha. C. dao động ngược pha. D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
19.1
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ \(\vec B\) và vectơ \(\vec E\) luôn luôn
A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng
B. dao động cùng pha.
C. dao động ngược pha.
D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ \(\vec B\) và vectơ \(\vec E\) luôn luôn dao động cùng pha.
Đáp án: B
19.2
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ:
A. Có tốc độ lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
B. Truyền được trong chân không.
C. Mang năng lượng tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số sóng.
D. Đều là sóng dọc.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sóng điện từ, sóng cơ
Lời giải chi tiết:
Sóng điện từ truyền được trong chân không, sóng cơ không truyền được trong chân không.
Sóng điện từ là sóng ngang.
Mang năng lượng tỉ lệ với luỹ thừa bậc 2 của tần số sóng
Đáp án: A
19.3
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.
B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ lớn hơn trong nước.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
Sóng điện từ truyền được trong chân không.
Đáp án: A
19.4
Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t, vectơ cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phía Tây. Vào thời điểm đó, vectơ cường độ điện trường đang có
A. độ lớn bằng không.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
D. độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
Vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ cùng pha, vuông góc với nhau nên khi cảm ứng từ cực đại thì điện trường cũng cực đại.
Sử dụng quy tắc tam diện thuận xác định được hướng của vecto cường độ điện trường.
Đáp án: C
19.5
Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vectơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động ngược pha.
C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π2π2
D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về điện từ trường
Lời giải chi tiết:
Vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ cùng pha (ngoài ra còn cùng chu kì, cùng tần số), vuông góc với nhau nên khi cảm ứng từ cực đại thì điện trường cũng cực đại.
Đáp án: D
19.6
Chọn phát biểu đúng. Sóng điện từ
A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.
B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.
C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
D. không truyền được trong chân không.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
Sóng điện từ là một hiện tượng quan trọng trong vật lý, có vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày. Việc hiểu rõ bản chất của sóng điện từ giúp chúng ta giải thích nhiều hiện tượng tự nhiên và ứng dụng nó vào các công nghệ hiện đại.
Đáp án: B
19.7
Chọn phương án đúng hoặc sai.
Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
19.8
Hình 19.1 mô tả một nguồn phát sóng điện từ làm bằng một đoạn kim loại thẳng. Ở một thời điểm xác định, độ lớn vectơ cường độ điện trường dọc theo kim loại và vectơ cảm ứng từ được biểu diễn bằng các đường tròn đồng tâm.
a) Vectơ cường độ điện trường trong đoạn kim loại có bằng nhau không? Tại sao?
b) Mô tả sóng điện từ phát ra bởi nguồn phát này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
a) Trong thanh kim loại cường độ điện trường \({\rm{\vec E}}\) biến thiên theo vị trí do đó giá trị \({\rm{\vec E}}\) không bằng nhau, điều này khác với trường tĩnh điện.
b) Cường độ điện trường \({\rm{\vec E}}\)trên thanh kim loại biến thiên sinh ra từ trường có cảm ứng từ \(\vec B\) biến thiên như Hình 19.1, xung quanh từ trường biến thiên lại tạo ra các điện trường xoáy, do vậy sóng điện tiếp tục lan truyền.
- Bài tập cuối chương III trang 67, 68, 69 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 18. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trang 59, 60, 61 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 17. Máy phát điện xoay chiều trang 53, 54, 55 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 16. Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ trang 49, 50, 51 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 15. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ trang 45, 46, 47 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài tập cuối chương III trang 67, 68, 69 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài tập cuối chương IV trang 84, 85, 86 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ trang 65, 66, 67 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Công nghiệp hạt nhân trang 82, 83 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 23. Hiện tượng phóng xạ trang 78, 79, 80 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài tập cuối chương III trang 67, 68, 69 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài tập cuối chương IV trang 84, 85, 86 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ trang 65, 66, 67 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Công nghiệp hạt nhân trang 82, 83 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức
- Bài 18. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trang 59, 60, 61 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức