Từ điển môn Khoa học tự nhiên lớp 9 Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất - Khoa học tự nhiên 9

Chu trình carbon trong tự nhiên - Khoa học tự nhiên 9

1. Chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide.

Trong tự nhiên luôn có sự chuển hoá carbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hoá này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín:

Chu trình carbon trong tự nhiên là một quá trình phức tạp, liên quan đến sợ chuyển động và trao đổi carbon giữa khí quyển, đại dương, đất đai và các hệ sinh thái.

2. Vai trò của carbon dioxide

Trong chu trình này, CO2 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng carbon trong hệ sinh thái và khí quyển của Trái Đất, thông qua các quá trình sau:

- Quá trình phát thải carbon ở dạng khí CO2: CO2 được chuyển vào khí quyển thông qua nhiều quá trình khác nhau như quá trình hô hấp của sinh vật, quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, cháy rừng,…

- Quá trình hấp thụ carbon ở dạng khí CO2: CO2 được cây xanh sử dụng trong quá trình quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ. Các chất này sẽ được chuyển hoá thành hợp chất hữu cơ trong động vật khi động vật sử dụng thực vật làm nguồn dinh dưỡng. Khi thực vật, động vật bị lùi lấp, các hợp chất của carbon trong chúng phân huỷ thành muối carbonate, nhiên liệu hoá thạch,…Ngoài ra CO2 còn được hoà tan vào nước biển, sông, hồ,…

3. Nguyên nhân và hệ quả của hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu

Khí CO2 và khí CH4 trong khí quyển tuy chiếm hàm lượng rất thấp nhưng lại là các nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất. Trong thời đại công nghiệp (khoảng hơn 200 năm gần đây), hàm lượng carbon dioxide và methane trong không khí tăng dần, làm cho nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất nóng lên.

Sự ấm lên toàn cầu diễn ra liên tục trong nhiều năm gần đây đã dẫn đến một số hậu quả như:

- Thời tiết cực đoan: xuất hiện nhiều cơn bão lớn, lũ lụt và hạn hán kéo dài, gây thiệt hại cho mùa màng, nông sản.

- Băng tan, nước biểu dâng: băng, tuyết ở các vùng cực và núi cao tan thành nước chảy ra biển, gây ra hiện tượng nước biển dang.

- Sự acid hoá nước biển: lượng khí CO2 tan trong nước biển tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của sinh vật biển.

- Thảm thực vật bị co hẹp, gia tăng tình trạng sa mạc hoá trên Trái Đất.