Câu hỏi

Một hình hộp chữ nhật có chiều cao là \(90cm\), đáy hình hộp là hình chữ nhật có chiều rộng là \(50cm\) và chiều dài là \(80cm\). Trong khối hộp có chứa nước, mực nước so với đáy hộp có chiều cao là \(40cm\). Hỏi khi đặt vào khối hộp một khối trụ có chiều cao bằng chiều cao khối hộp và bán kính đáy là \(20cm\) theo phương thẳng đứng thì chiều cao của mực nước so với đáy là bao nhiêu?

  • A \(68,32cm\)
  • B \(78,32cm\)
  • C \(58,32cm\)
  • D \(48,32cm\)

Phương pháp giải:

- Tính thể tích lượng nước trong khối hộp chữ nhật.

- Gọi \(h\) là chiều cao mới, lập phương trình ẩn \(h\) với chú ý lượng nước trong hộp là không đổi.

Lời giải chi tiết:

Thể tích nước trước khi đưa khối trụ vào là: \({V_n} = 40.50.80 = 160000c{m^3}\).

Gọi \(h\) là chiều cao của mực nước sau khi đặt khối trụ vào.

Khi đó thể tích khối hộp chữ nhật chiều cao \(h\) là \({V_1} = 50.80.h = 4000h\).

Thể tích khối trụ có chiều cao \(h\) là \({V_2} = \pi {.20^2}.h = 400\pi h\).

Thể tích phần nước trong trường hợp này là: \(4000h - 400\pi h = \left( {4000 - 400\pi } \right)h\).

Do thể tích nước là không thay đổi nên:

\(160000 = \left( {4000 - 400\pi } \right)h \Leftrightarrow h = \dfrac{{160000}}{{4000 - 400\pi }} \approx 58,32cm\)

Chọn C.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Xem ngay