Câu hỏi

Trong 10 học sinh đi dự đại hội đoàn trường có An và Phương. Ban tổ chức xếp chỗ ngồi vào một dãy 10 ghế. Hỏi cơ hội để An và Phương ngồi gần nhau là?

  • A \(\dfrac{2}{5}\)
  • B \(\dfrac{1}{{10}}\)
  • C \(\dfrac{3}{{10}}\)
  • D \(\dfrac{1}{5}\)

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc buộc.

Lời giải chi tiết:

Buộc bạn An và Phương là cạnh nhau, coi là 1 bạn, có 2! cách xếp vị trí cho 2 bạn này.

Khi đó bài toán trở thành : Xếp chỗ ngồi cho 9 học sinh vào 9 vị trí \( \Rightarrow \) có 9! cách xếp.

\( \Rightarrow \) Có \(2!9!\) cách xếp 10 bạn vào dãy 10 ghế sao cho An và Phương ngồi gần nhau.

Gọi A là biến cố: "An và Phương ngồi cạnh nhau" \( \Rightarrow n\left( A \right) = 2!9!\).

Số cách xếp ngẫu nhiên 10 bạn vào 10 ghế là \(10! \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = 10!\).

Vậy xác suất để An và Phương ngồi cạnh nhau là \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \dfrac{{2!9!}}{{10!}} = \dfrac{1}{5}\).

Chọn D.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay