Câu hỏi
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là
- A sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- B sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
- C sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
- D quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản.
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Sự sụp đổ của chế độ CNXH ở các nước Đông Âu đã chứng tỏ trật tự hai cực Yanta đã tồn tại gần nửa thế kỷ (1945 - 1991) không còn nữa. Cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế đã thay đổi về cơ bản, dẫn đến hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu, từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập, chuyển sang trạng thái mất cân bằng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Xuất hiện trật tự thế giới mới: “Nhất siêu (Mỹ), đa cường, đa trung tâm”. Và tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông Tây và hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế… đã từng chi phối đời sống quốc tế suốt nửa thế kỉ chiến tranh lạnh, nay đã chuyển hóa dưới hình thức khác, và nổi lên những mâu thuẫn mới. Sự vận động của những mâu thuẫn này sẽ quyết định đến diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh:
- Mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự thế giới mới.
+ Mỹ vẫn tuyên bố về một trật tự thế giới đơn cựcdo Mỹ đứng đầu, lãnh đạo thế giới. Nhưng trên thực tế, đã không diễn ra theo ý muốn của Mỹ.
+ Liên Xô tan rã, nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại và tiềm lực quân sự kế thừa Liên Xô, không phải là một cường quốc bại trận để chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ sắp đặt.
+ Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh và luôn tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực, chi phối đời sống chính trị thế giới.
- Cuộc khủng bố 11/9/2001 là một đòn choáng váng, thúc đẩy mạnh mẽ hơn mưu tính thiết lập trật tự đơn cực do Mỹ đứng đầu. Mỹ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để thành lập “liên minh chống khủng bố” nhằm tập hợp lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu. => Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức… và của các nước nhỏ trên thế giới. Và thế giới đều mong muốn xây dựng một “trật tự thế giới đa cực”. - Trong thế giới đa cực đó, các mâu thuẫn như mâu thuẫn lợi ích dân tộc, mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn về hệ tư tưởng, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển… vẫn tồn tại, với những biểu hiện mới, đã tác động đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
=> Thông qua tổ chức Liên hợp quốc và diễn đàn quốc tế, các quốc gia đang phát triển tiếp tục đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế, trật tự thế giới bình đẳng và dân chủ. Do đó các nước thế giới thứ ba, cũng là lực lượng quan trọng, tham gia vào tương quan lực lượng, góp phần chi phối xu hướng hình thành cục diện thế giới, trật tự thế giới tương lai.
=> Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chọn đáp án: A