Câu hỏi

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh điều gì?

  • A Mô hình xã hội chủ nghĩa được xây dựng chưa phù hợp.
  • B Sự lớn mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  • C Sự thất bại của phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
  • D Sự thắng lợi trong việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Phương pháp giải:

phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ảnh mô hình xã hội chủ nghĩa được xây dựng chưa phù hợp.

Sự không phủ hợp ấy thể hiện qua những khía cạnh tiêu biểu sau: 

- Sai lầm trong nhận thức lý luận - lý luận về cách mạng vô sản, lý luận về chủ nghĩa cộng sản (CNCS) và lý luận về thời kỳ quá độ. Biểu hiện là chính sách hợp tác hóa nông nghiệp bằng mọi giá, bất chấp điều kiện thực tế và lợi ích của người nông dân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói xảy ra vào những năm 1930 - 1932. Sai lầm còn thể hiện ở chính sách cưỡng đoạt ruộng đất của địa chủ (cu-lắc) ở nông thôn và nhà máy của các chủ tư sản ở thành thị. Kết quả là lực lượng sản xuất (nhất là kỹ năng, kinh nghiệm quản lý kinh tế) bị tiêu hao, xã hội bị chia rẽ nặng nề. 

- Xta-lin đã xây dựng nên một đảng theo xu hướng độc đoán, chuyên quyền, ngày càng quan liêu, xa rời nhân dân. Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn của những căn bệnh đã được báo trước mà tự nó không có bất cứ cơ chế nào để cứu vãn. Môi trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật đảng lỏng lẻo.

- Không tuân thủ những vấn đề nguyên tắc trong xây dựng Đảng, nên Đảng Cộng sản Liên Xô đã dần trở thành một tổ chức chính trị độc tôn quyền lực, đứng trên pháp luật. Những người bất đồng ý kiến bị thanh trừng, đưa ra khỏi các vị trí lãnh đạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ không được áp dụng triệt để, thậm chí còn bị giải thích sai lạc để bảo vệ những lợi ích của cá nhân hay nhóm quan chức quan liêu.

- Sai lầm trong nhận thức lý luận về kinh tế, về bản chất của xã hội mới, cũng bắt đầu từ nhận thức sai lầm lý luận về thời kỳ quá độ.

- Sai lầm trong nhận thức lý luận còn thể hiện ở phương pháp không đúng khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sự bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những giá trị của văn minh nhân loại, nhất là những gì liên quan đến CNTB. Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống lý luận khoa học, khách quan, đúng đắn trong điều kiện CNXH hiện thực mô hình Xô-viết.

- Thực hiện đa nguyên, đa đảng. Xóa bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản.

=> Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được xây dựng chủ phù hợp. Đó cũng là bài học quý báu cho Việt Nam cần khắc phục những sai lầm trên.

Chọn đáp án: A


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay