Câu hỏi

Trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu” chiếc kim của bánh xe có thể dừng lại ở một trong 7 vị trí với khả năng như nhau. Tính xác suất để trong ba lần quay, chiếc kim của bánh xe đó lần lượt dừng lại ở ba vị trí khác nhau.

  • A \(\frac{3}{7}\) 
  • B  \(\frac{30}{343}\) 
  • C  \(\frac{30}{49}\) 
  • D  \(\frac{5}{49}\)

Phương pháp giải:

Tính số phần tử của không gian mẫu và số phần tử của biến cố, sau đó suy ra xác suất.

Lời giải chi tiết:

Ba lần quay, mỗi lần chiếc kim có 7 khả năng dừng lại, do đó \({{n}_{\Omega }}={{7}^{3}}=343\).

Gọi A là biến cố: “trong ba lần quay, chiếc kim của bánh xe đó lần lượt dừng lại ở ba vị trí khác nhau”.

Khi đó ta có:

Lần quay thứ nhất, chiếc kim có 7 khả năng dừng lại.

Lần quay thứ hai, chiếc kim có 6 khả năng dừng lại.

Lần quay thứ ba, chiếc kim có 5 khả năng dừng lại.

Do đó \({{n}_{A}}=7.6.5=210\)

Vậy \(P\left( A \right)=\frac{{{n}_{A}}}{{{n}_{\Omega }}}=\frac{210}{343}=\frac{30}{49}\)

Chọn C.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay