Câu hỏi

Cho các phản ứng sau:

a)  FeO + HNO3 đặc, nóng →                                             b) FeS + H2SO4 đặc, nóng →

c) Al2O3 + HNO3 đặc, nóng →                                           d) Cu + dung dịch FeCl3

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là:

  • A a, b, c
  • B a, d   
  • C a, c, d 
  • D a, b, d

Lời giải chi tiết:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng ở đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một số nguyên tố

Phương trình phản ứng của  các phản ứng trên:

\(a)\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2}  + \mathop H\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {(\mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3})_3} + \mathop N\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2}  + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2} \):  Có Fe và N thay đổi số oxi hóa

\(b)\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \mathop S\limits^{ - 2}  + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} \to {\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{(\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4})_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ - 2} _2} + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2} \): Có Fe, S thay đổi số oxi hóa

\(c){\mathop {Al}\limits^{ + 3} _2}{\mathop O\limits^{ - 2} _3} + \mathop H\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3} \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} {(\mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3})_3} + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2} \): không có sự thay đổi số oxi hóa

d) \(\mathop {Cu}\limits^0  + \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _2} + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _2}\):Có sự thay đổi số oxi hóa của Fe, Cu

Có 3 phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử: a, b, d

Đáp án D


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay