Câu hỏi
Đặc điểm con đường đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ chống thực dan Anh là?
- A Đấu tranh từ đòi quyền lợi kinh tế đến đòi quyền tự trị và giành được độc lập hoàn toàn
- B Phong trào đấu tranh do giai cấp tư sản lãnh đạo, đứng đầu là M.Gandi
- C Phong trào đấu tranh bằng bạo lực cách mạng, lật đổ sự thống trị của thực dân Anh
- D Phong trào đấu tranh do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiên phong là Đảng Cộng sản Ấn Độ
Lời giải chi tiết:
Con đường đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ được thể hiện qua các giai đoạn sau:
- Từ năm 1885 -1905: Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, chỉ đòi các quyền lợi kinh tế như: yêu cầu thực dân Anh nới rông các điều kiện để họ được tham gia hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hộ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Ấn Độ không dừng lại ở đòi quyền lợi kinh tế mà là chống thực dân Anh để giành độc lập, tiêu biểu là các cuộc bải công trong năm 1946 – 1947. Qua phong trào này, nhân dân Ấn Độ đã giành được quyền tự trị theo phương án “Maobatton”.
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại do G. Nêru đứng đầu đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 – 1950. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
Con đường đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh là con đường đấu tranh từ đòi quyền lợi kinh tế đến đòi quyền tự trị và giành độc lập hoàn toàn.
Chọn đáp án: A