Câu hỏi
Lưu huỳnh là chất khử trong phản ứng nào sau đây ?
- A
S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2.
- B
S + 2Na \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2S.
- C
S+ H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) H2S.
- D
S + Mg \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) MgS.
Phương pháp giải:
Chất khử là chất nhường electron nên có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Chất oxi hóa là chất nhận electron nên có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Xác định số oxi hóa của S trước và sau phản ứng:
\(A.{\text{ }}\mathop S\limits^0 {\text{ }} + {\text{ }}{\mathop O\limits^0 _2}\xrightarrow{{{t^0}}}\mathop S\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ - 2} _2}\)
\(B.{\text{ }}\mathop S\limits^0 {\text{ }} + {\text{ }}2\mathop {Na}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}{\mathop {Na}\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ - 2} \)
\(C.{\text{ }}\mathop S\limits^0 + {\text{ }}{\mathop H\limits^0 _2}\xrightarrow{{{t^0}}}{\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ - 2} \)
\(D.{\text{ }}\mathop S\limits^0 {\text{ }} + {\text{ }}\mathop {Mg}\limits^0 \;\xrightarrow{{{t^0}}}\mathop {Mg}\limits^{ + 2} \mathop S\limits^{ - 2} \)
Ta thấy ở phản ứng A, số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 nên lưu huỳnh là chất khử.
Đáp án A