Môn Hóa - Lớp 10 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
Câu hỏi
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tử nguyên tố R là RH. Trong oxit cao nhất, R chiếm 38,798% về khối lượng.
a) Xác định nguyên tố R.
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho khí R2 tác dụng với Fe đun nóng, dung dịch KI, dung dịch NaOH, dung dịch FeCl2.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có):
- Khi cho HR loãng tác dụng với Al, CaCO3, KOH, Fe3O4, AgNO3.
- Khi cho HR đặc, nóng tác dụng với KMnO4 tinh thể.
Phương pháp giải:
Từ công thức hợp chất khí với hidro suy ra R thuộc nhóm VIIA.
Từ đó suy ra công thức oxit cao nhất của R.
Từ % khối lượng R trong oxit cao nhất ta xác định được MR, từ đó tìm được tên nguyên tố R.
Sau khi xác định tên nguyên tố R ta viết các phương trình hóa học theo yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) Vì hợp chất khí với hiđro của nguyên tử nguyên tố R là RH nên R thuộc nhóm VIIA.
Suy ra công thức oxit cao nhất của R là R2O7.
Vì trong oxit cao nhất, R chiếm 38,798% về khối lượng nên ta có:
\(\% {m_R} = \frac{{2{M_R}}}{{2{M_R} + 16.7}}.100\% = 38,798\% \)
Giải phương trình trên ta được MR = 35,5.
Vậy nguyên tố R là clo (kí hiệu Cl).
Khi cho khí R2 tác dụng với Fe đun nóng, dung dịch KI, dung dịch NaOH, dung dịch FeCl2 các phản ứng có thể xảy ra là:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Cl2 + 2KI → 2Cl + I2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
b)
- Khi cho HR loãng tác dụng với Al, CaCO3, KOH, Fe3O4, AgNO3 các phản ứng có thể xảy ra là:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
KOH + HCl → KCl + H2O
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
- Khi cho HR đặc, nóng tác dụng với KMnO4 tinh thể.
2KMnO4 tt + 16HCl đặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O