Câu hỏi
Cho \(n\) là số tự nhiên lớn hơn \(2.\) Hai số \({2^n} - 1;\,\,\,{2^n} + 1\) có thể đồng thời là hai số nguyên tố không? Có thể đồng thời là hai hợp số không?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất ba số tự nhiên liên tiếp bao giờ cũng có một số chia hết cho \(3.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có mệnh đề: Ba số tự nhiên liên tiếp bao giờ cũng có một số chia hết cho \(3.\)
Xét ba số tự nhiên liên tiếp: \({2^n} - 1;\,\,\,{2^n}\,\,\,;{2^n} + 1\) có một số chia hết cho \(3.\)
Mà \({2^n}\) không chia hết cho \(3\) với mọi \(n.\)
\( \Rightarrow \)Một trong hai số \({2^n} - 1;{2^n} + 1\) phải có một số chia hết cho \(3.\)
Với \(n > 2 \Rightarrow {2^n} - 1 > 3;\,\,\,{2^n} + 1 > 3\)
\( \Rightarrow \) Trong hai số \({2^n} - 1;\,\,{2^n} + 1\) phải có ít nhất một số là hợp số.
Với \(n = 6 \Rightarrow {2^n} - 1 = {2^6} - 1 = 63;{2^n} + 1 = {2^6} + 1 = 65\) đều là hợp số.
Vậy hai số \({2^n} - 1;\,\,\,{2^n} + 1\) đồng thời là hợp số.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay