Câu hỏi
Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất, hiệu suất điện phân là 100%. Hiệu khối lượng dung dịch X và Y gần nhất là
- A 91 gam.
- B 102 gam.
- C 101 gam.
- D 92 gam.
Phương pháp giải:
Viết các bán phản ứng tại 2 điện cực; bảo toàn electron; bảo toàn điện tích
CT e trao đổi: ne = It/F.
Lời giải chi tiết:
Dung dịch X chứa: 0,6 mol Cu2+; 0,4 mol Fe3+; 1,2 mol Cl-; 1,2 mol NO3-
- Tại anot:
Ta thấy: nCl2 max (= 0,6 mol) < nkhí (= 0,8 mol)
⇒ Ở anot còn sinh ra O2
⇒ Khí sinh ra ở anot gồm 0,6 mol Cl2 và 0,2 mol O2
Cl- → 0,5 Cl2 + 1e
0,6 → 1,2
H2O → 2H+ + 0,5 O2 + 2e
0,2 → 0,8
⇒ ne = 1,2 + 0,8 = 2 mol
- Tại catot thì thứ tự điện phân là: Fe3+ → Cu2+ → Fe2+ → H2O
Đặt ne = 2 mol vào các bán phản ứng điện phân:
Fe3+ + 1e → Fe2+
0,4 → 0,4còn 1,6 → 0,4
Cu2+ + 2e → Cu
0,6 → 1,2còn 0,4 → 0,6
Fe2+ + 2e → Fe
0,2 ← 0,4 → 0,2
⇒ nFe dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol
Vậy dung dịch sau điện phân có chứa 0,2 mol Fe2+; 1,2 mol NO3-; H+
BTĐT ⇒ nH+ = nNO3- - 2nFe2+ = 1,2 - 2.0,2 = 0,8 mol
Lấy catot ra khỏi bình điện phân và khuấy đều sẽ có phản ứng:
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,2 → 0,2/3 (mol)
Sự chênh lệch khối lượng dung dịch đầu (dd X) và khối lượng dd sau (dd Y) chính là khối lượng của các chất tách ra khỏi dung dịch:
⇒ mX – mY = mCu + mFe + mO2 + mCl2 + mNO
= 0,6.64 + 0,2.56 + 0,2.32 + 0,6.71 + 30.(0,2/3)
= 100,6g
Đáp án C