Câu hỏi

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Ngâm lá sắt trong dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH.

(4) Ngâm hợp kim Fe-Cu trong dung dịch HCl.

(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A 1
  • B 3
  • C 4
  • D 2

Phương pháp giải:

Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa là:

1 - Có 2 điện cực khác nhau về bản chất hóa học

2 - Các cặp điện cực này tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn

3 - Các cặp điện cực cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li

Lời giải chi tiết:

Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa là:

1 - Có 2 điện cực khác nhau về bản chất hóa học

2 - Các cặp điện cực này tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn

3 - Các cặp điện cực cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li

(1) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên lá sắt tạo thành cặp điện cực Fe-Cu, chúng được nhúng trong dung dịch điện li (HCl, FeSO4) nên thỏa mãn 3 điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa => Có ăn mòn điện hóa

(2) Không xảy ra ăn mòn điện hóa do không tạo được cặp điện cực nào.

(3) Không xảy ra ăn mòn điện hóa do không tạo được cặp điện cực nào.

(4) Cặp điện cực Fe-Cu cùng nhúng trong dung dịch chất điện li (HCl) => Có ăn mòn điện hóa

(5) Gang có chứa Fe và C nên tạo thành cặp điện cực Fe-C, không khí được coi là chất điện li => Có ăn mòn điện hóa

(6) Không xảy ra ăn mòn điện hóa do không tạo được cặp điện cực nào.

Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa.

Đáp án B


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay