Đề bài

Cho parabol \(\left( P \right):y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\)  đi qua điểm \(A\left( { - 2;4} \right)\) và tiếp xúc với đồ thị \(\left( d \right)\) của hàm số \(y = 2(m - 1)x - (m - 1)\).Toạ độ tiếp điểm là

  • A.

    \(\left( {0;0} \right)\) 

  • B.

    \(\left( {1;1} \right)\)

  • C.

    A và B đúng

  • D.

    Đáp án khác

Phương pháp giải

Viết phương trình parabol khi biết điểm đi qua

Sử dụng biện luận phương trình bậc hai để biện luận số giao điểm của hai đồ thị thông qua phương trình hoành độ giao điểm

Lời giải của GV Loigiaihay.com

\(\left( P \right)\) đi qua điểm \(A\left( { - 2;4} \right)\) nên \(4 = a.{\left( { - 2} \right)^2} = 4a \Leftrightarrow a = 1\).

Vậy phương trình parabol \(\left( P \right)\) là \(y = {x^2}\).

Để \(\left( P \right)\) tiếp xúc với \(\left( d \right)\) thì phương trình hoành độ giao điểm \({x^2} - 2(m - 1)x + (m - 1) = 0\) có nghiệm kép

\( \Leftrightarrow \Delta ' = {( - (m - 1))^2} - m + 1 = 0\)\( \Leftrightarrow {m^2} - 2m + 1 - m + 1 = 0\)\( \Leftrightarrow {m^2} - 3m + 2 = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.\)

Nếu \(m = 1\) thì hoành độ giao điểm là \(x = 0\) . Vậy tiếp điểm \(\left( {0;0} \right)\)

Nếu \(m = 2\) thì hoành độ giao điểm là \(x = 1\) . Vậy tiếp điểm \(\left( {1;1} \right)\)

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đường thẳng $d:y = mx + n$ và  parabol  $\left( P \right):y = a{x^2}$$\left( {a \ne 0} \right)$ tiếp xúc với nhau khi  phương trình $a{x^2} = mx + n$ có

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chọn khẳng định đúng. Nếu phương trình $a{x^2} = mx + n$ vô nghiệm thì đường thẳng $d:y = mx + n$ và  parabol  $\left( P \right):y = a{x^2}$

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Số giao điểm của đường thẳng $d:y = 2x + 4$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$ là:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = \dfrac{1}{2}x + m$ tiếp xúc với  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + 2$ cắt  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$  tại hai điểm phân biệt

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = 2x + m$ và  parabol  $\left( P \right):y = 2{x^2}$  không có điểm chung

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + m + 1$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$  cắt nhau tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = \left( {m - 2} \right)x + 3m$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$  cắt nhau tại hai điểm phân biệt nằm hai phía của trục tung.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Có bao nhiêu giá trị của  tham số $m$ để đường thẳng $d:y = 2mx + 4$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$  cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ ${x_1};{x_2}$ thỏa mãn $\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} + \dfrac{{{x_2}}}{{{x_1}}} =  - 3$

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Có bao nhiêu giá trị nguyên của  tham số $m$ để đường thẳng $d:y = 2mx - 2m + 3$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$  cắt nhau tại hai điểm phân biệt có tọa độ $\left( {{x_1};{y_1}} \right);\left( {{x_2};{y_2}} \right)$ thỏa mãn ${y_1} + {y_2} < 9$

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho đường thẳng \(d\) :\(y =  - 3x + 1\) và parabol : \(\left( P \right)\)\(y = m{x^2}\left( {m \ne 0} \right)\). Tìm \(m\) để \(d\) và \(\left( P \right)\) cắt nhau tại hai điểm \(A\) và \(B\) phân biệt và cùng nằm về một phía đối với trục tung.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tìm giá trị của  tham số $m$ để đường thẳng $d:y =  - \dfrac{1}{2}x + m$ và  parabol  $\left( P \right):y =  - \dfrac{1}{4}{x^2}$  cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ ${x_1};{x_2}$ thỏa mãn \(3{x_1} + 5{x_2} = 5\)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho parabol \(\left( P \right):y = {x^2}\) và đường thẳng \(d:y = \left( {{m^2} + 2} \right)x - {m^2}\). Tìm \(m\) để \(d\) cắt \(\left( P \right)\) tại hai điểm phân biệt nằm về bên phải trục tung.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho parabol \(\left( P \right)\) có đỉnh \(O\) và đi qua điểm \(A\left( {2;4} \right)\) và đường thẳng  \(\left( d \right):y = 2(m - 1)x + 2m + 2\) (với \(m\) là tham số). Giá trị của \(m\) để \(\left( d \right)\) cắt \(\left( P \right)\)  tại hai điểm phân biệt là

Xem lời giải >>