Đề bài

Một xe du lịch khởi hành từ A để đến B. Nửa giờ sau, một xe tải xuất phát từ B để về A. Xe tải đi được $1$  giờ thì gặp xe du lịch. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng xe du lịch có vận tốc lớn hơn xe tải là $10km/h$ và quãng đường $AB$ dài $90km.$

  • A.

    Vận tốc xe du lịch là \(40\,\,\left( {km/h} \right)\), vận tốc xe tải là \(30\,\,\left( {km/h} \right)\)

  • B.

    Vận tốc xe du lịch là \(30\,\,\left( {km/h} \right)\), vận tốc xe tải là \(40\,\,\left( {km/h} \right)\)

  • C.

    Vận tốc xe du lịch là \(40\,\,\left( {km/h} \right)\), vận tốc xe tải là \(50\,\,\left( {km/h} \right)\)

  • D.

    Vận tốc xe du lịch là \(50\,\,\left( {km/h} \right)\), vận tốc xe tải là \(40\,\,\left( {km/h} \right)\)

Phương pháp giải

Giải theo các bước sau:

+ Lập phương trình: Chọn ẩn và đặt điều kiện; biểu diễn đại lượng chưa biết theo ẩn và đại lượng đã biết; lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

+ Giải phương trình.

+ Đối chiếu điều kiện rồi kết luận.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Gọi vận tốc của xe tải là x, đơn vị km/h, điều kiện: \(x > 0\) . Khi đó ta có:

Vận tốc xe du lịch là \(x + 10\left( {km/h} \right)\)

Thời gian xe du lịch đi từ A đến lúc gặp xe tải là: \(0,5 + 1 = 1,5\left( h \right)\)

Quãng đường xe du lịch và xe tải đi được đến lúc gặp nhau lần lượt là: \(\left( {x + 10} \right).1,5\left( {km} \right)\) và \(x.1\left( {km} \right)\) .

Vì hai xe đi ngược chiều nên quãng đường AB là tổng quãng đường mà hai xe đi được. Ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}\left( {x + 10} \right).1,5 + x.1 = 90\\ \Leftrightarrow 2,5x = 75\\ \Leftrightarrow x = 30(tm)\end{array}\)

Vậy vận tốc của xe du lịch và xe tải lần lượt là $40{\rm{ }}\left( {km/h} \right)$ và $30{\rm{ }}\left( {km/h} \right).$

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chọn câu sai:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy chọn câu đúng.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phương trình \(2x + 3 = x + 5\) có nghiệm là:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phương trình \({x^2} + x = 0\) có số nghiệm là

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phương trình \(2x + k = x - 1\) nhận \(x = 2\) là nghiệm khi

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phương trình \(\dfrac{{6x}}{{9 - {x^2}}} = \dfrac{x}{{x + 3}} - \dfrac{3}{{3 - x}}\) có nghiệm là

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy chọn bước giải sai đầu tiên cho phương trình\(\dfrac{{x - 1}}{x} = \dfrac{{3x + 2}}{{3x + 3}}\)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm điều kiện xác định của phương trình:\(\begin{array}{l}\dfrac{{4x}}{{4{x^2} - 8x + 7}} + \dfrac{{3x}}{{4{x^2} - 10x + 7}} = 1\\\end{array}\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Số nghiệm của phương trình  \(\dfrac{{x - 1}}{{x + 2}} - \dfrac{x}{{x - 2}} = \dfrac{{5x - 2}}{{4 - {x^2}}}\)  là

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Điều kiện xác định của phương trình \(1 + \dfrac{x}{{3 - x}} = \dfrac{{5x}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {3 - x} \right)}} + \dfrac{2}{{x + 2}}\) là:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tập nghiệm của phương trình \(\dfrac{{x + 2}}{{x - 1}} - 2 = x\) là

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phương trình \(\dfrac{{x - 1}}{2} + \dfrac{{x - 1}}{3} - \dfrac{{x - 1}}{6} = 2\) có tập nghiệm là

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hai biểu thức \(P = \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) + {x^2};\,\,Q = 2x\left( {x - 1} \right)\) có giá trị bằng nhau khi:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Giải phương trình: \(2x\left( {x - 5} \right) + 21 = x\left( {2x + 1} \right) - 12\)  ta được nghiệm \({x_0}.\) Chọn câu đúng.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Giải phương trình: \(\dfrac{{x + 98}}{2} + \dfrac{{x + 96}}{4} + \dfrac{{x + 65}}{{35}} = \dfrac{{x + 3}}{{97}} + \dfrac{{x + 5}}{{95}} + \dfrac{{x + 49}}{{51}}\) ta được nghiệm là

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Số nghiệm của phương trình \(\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} - 3x + 5} \right) = \left( {x + 2} \right){x^2}\) là

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tập nghiệm của phương trình \(\dfrac{{ - 7{x^2} + 4}}{{{x^3} + 1}} = \dfrac{5}{{{x^2} - x + 1}} - \dfrac{1}{{x + 1}}\) là

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Một hình chữ nhật có chu vi $372m$  nếu tăng chiều dài $21m$  và tăng chiều rộng $10m$  thì diện tích tăng $2862\,{m^2}.$  Chiều dài của hình chữ nhật là:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tổng hai số là $321.$  Hiệu của $\dfrac{2}{3}$ số này và \(\dfrac{5}{6}\) số kia bằng $34.$  Số lớn là :

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Một công việc được giao cho hai người. Người thứ nhất có thể làm xong công việc một mình trong  $24$  phút. Lúc đầu, người thứ nhất làm một mình và sau \(\dfrac{{26}}{3}\)  phút người thứ hai cùng làm. Hai người làm chung trong \(\dfrac{{22}}{3}\) phút thì hoàn thành công việc. Hỏi nếu làm một mình thì người thứ hai cần bao lâu để hoàn thành công việc.

Xem lời giải >>