Đề bài

Phân tích bức tranh mùa thu trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây mùa thu tới. Bạn có nhận xét về cách miêu tả bức tranh thu ấy?

Phương pháp giải

Đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Đây mùa thu tới, phân tích các chi tiết, hình ảnh... của bức tranh mùa thu. Đưa ra nhận xét về cách miêu tả bức tranh thu.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Khổ thơ thứ nhất: Bức tranh thu đẹp, thơ mộng mà buồn

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang 

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

+ Hình ảnh “Rặng liễu” là dấu hiệu của mùa thu, mang đến không khí buồn bã, lãng mạn.

+ Từ láy “đìu hiu” miêu tả không khí buồn, vắng vẻ.  

+ Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để mô tả hoạt động của rặng liễu trầm mặc, đứng nghiêng mình. “Liễu” không chỉ là thực thể mà đó còn là hình ảnh buồn, nghiêng mình trước “tang” 

+ Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ “buồn buông xuống”. Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như “lệ ngàn hàng”. 

=> Từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. 

+ Biện pháp láy âm: “đìu hiu- chịu”, “tang - ngàn - hàng”, “buồn - buông - xuống” tạo nên vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu. 

Say mê ngắm “rặng liễu đìu hiu...”,  nhà thơ khẽ reo lên khi chợt nhận thấy thu đã đến.

“Đây mùa thu tới mùa thu tới 

Với áo mơ phai dệt lá vàng” 

+  Câu thơ thứ ba cất lên tiếng lòng thi sĩ: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ đã bắt kịp bức thông điệp của đất trời. Dường như 

giữa im lìm của vạn vật, chỉ một mình nhà thơ lắng nghe được bước chuyển rất nhẹ của thời gian. Câu thơ có giá trị như một lời thông báo, xác nhận sự hiện diện của thời gian. Trong một câu mà có tới hai lần “mùa thu tới”, thi sĩ như vội vàng, cuốn quýt thốt lên khi mùa thu vừa bước đến. Như đã chờ đợi từ lâu, Xuân Diệu mở rộng lòng mình để đón thu. 

+ Thu vừa tới, sắc màu cỏ cây vạn vật đều đổi thay, trở thành "mơ phai" nhẹ nhàng và có chút mơ hồ đầy quyến rũ. Từ “dệt” cũng được sử dụng tinh tế cho thấy bước đi mùa thu như có sức chuyển biến mạnh mẽ tới vạn vật, đi tới đâu là nơi đó trở nên huy hoàng, lộng lẫy hơn bội phần. Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ thi vị, nói lên cái hồn thu vừa mơ màng, lơ đãng nhưng cũng rất tươi sáng và rực rỡ.

- Khổ thơ thứ 2: 

“Hơn một loài hoa đã rụng cành 

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh 

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

+ “Hơn một” cách nói diễn tả hoa lác đác tàn rụng trong vườn buổi đầu thu khi mùa thu tới. 

+ Động từ “rũa” được sử dụng tinh tế, tạo cảm giác sự chuyển động, mùa thu như đang chiếm dần, lá đỏ mở rộng từng chút một và màu xanh dần dần biến mất. Hình ảnh “sắc đỏ rũa màu xanh” gợi tả một nét thu, sắc thu cho thấy cách nhìn, cách tả, cách cảm xúc của nhà thơ rất nhạy cảm và tinh tế. 

+ Trong làn gió thu lành lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá/ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Xuân Diệu không viết “làn gió” mà lại nói “luồng” có giá trị gợi tả đặc sắc. Gió nhè nhẹ nên cây cỏ mới rung rinh khẽ lay động.Gió nhè nhẹ, nên cây cỏ mới rung rinh khẽ lay động. Từ láy "run rẩy" vừa tạo hình vừa gợi cảm giác. Làn gió thu lạnh làm cho lá cây, nhánh cây rùng mình rùng mình. 

+Lác đác trong vườn có "đôi nhánh khô gầy" rụng hết lá, khẳng khiu nhỏ bé "gầy", chất nhựa cạn kiệt như "khô" lại. Hình ảnh "xương mỏng manh" đã cực tả dáng vẻ khô gầy, trơ trụi, tàn tạ của một nhánh cây nhỏ bé trong vườn hoa.

=> Từ láy "mỏng manh" phối hợp cùng các từ ngữ: "nhánh, khô, gầy, xương" - gợi lên cái hồn thu tàn tạ, tiêu sơ qua hình ảnh đôi nhánh cây nhỏ bé, trụi lá xác xơ đang "run rẩy rung rinh" trước những luồng gió thu lành lạnh.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Phong cách được tạo thành từ:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Ở Trung Quốc và Việt Nam, phong cách cổ điển thường gắn với:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phong cách lãng mạn xuất phát từ:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống (làm vào vở)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau (làm vào vở) 

Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nay gồm........... và ..................... 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy viết tên một số tác phẩm văn học Việt Nam được sáng tác theo phong cách cổ điển mà bạn đã được học. 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bạn hình dung như thế nào về bức tranh thu trong những dòng thơ này?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bức tranh tả mùa thu vào thời điểm nào trong ngày?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bạn hiểu như thế nào về tâm trạng của “ít nhiều thiếu nữ “ trong hai dòng cuối bài thơ?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Vì sao tác giả lại viết “thẹn với ông Đào” 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Theo bạn, nét độc đáo của bài thơ Đây mùa thu tới là gì? Liên hệ với một bài thơ viết về mùa thu để làm rõ nét độc đáo đó.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bài thơ Thu vịnh đã đáp ứng các yêu cầu về thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ Thu Vịnh và Đây mùa thu tới. Chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (chủ thể có từ nhân xưng rõ ràng; chủ thể hóa thân vào nhân vật; chủ thể ẩn)?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Theo bạn, cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước bức tranh mùa thu trong hai bài thơ có điểm gì tương đồng, khác biệt? Vì sao có sự tương đồng, khác biệt ở đó?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc phần chú thích giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến, bạn cho biết bài thơ Thu Vịnh thuộc thời kì/ giai đoạn văn học nào trong lịch sử văn học Việt Nam? Bối cảnh sáng tác đó có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác bài thơ không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Xác định phong cách sáng tác của bài thơ Thu Vịnh, Đây mùa thu tới và cho biết căn cứ vào đâu để bạn xác định được như vậy

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Theo bạn, phong cách sáng tác ảnh hưởng như thế nào đến cách thể hiện chủ đề, tư tưởng của mỗi bài thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dòng nào dưới đây nêu tiêu chí giúp phân biệt một văn bản thuộc truyện truyền kì với một văn bản thuộc các thể loại truyện khác trong văn học Việt Nam một cách thuận lợi, thuyết phục nhất?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong các truyện dân gian dưới đây, truyện nào không sử dụng yếu tố kì ảo?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Điền các từ ngữ thích hợp vào các vị trí còn trống để hoàn tất đoạn văn nói về thế giới nghệ thuật trong truyện truyền kì: 

Trong truyện truyền kì, thế giới con người giao thoa và kết nối với thế giới của .......................... Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết kì ảo, phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những cũng như những................... quan niệm và thái độ của tác giả đối với........................

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Điền các từ ngữ thích hợp vào các vị trí còn trống để hòan tất đoạn văn nói về thế yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì và truyện dân gian: 

Quan niệm, mục đích, cách thức sử dựng yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì khác với truyện dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyện dân gian gắn với ...................... các tác giả dân gian về sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống của con người. Thế giới trong truyện truyền kì là một thế giới.................. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì chủ yếu được sử dụng như là....................... giúp nhà văn dựng nên trong truyện kể một thế giới kì lạ hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại của............

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan niệm, mục đích, cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì khác với truyện dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyện dân gian gắn với niềm tin của các tác giả dân gian về sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống của con người. Thế giới trong truyện truyền kì là một thế giới giao thoa. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì chủ yếu được sử dụng như là phương tiện giúp nhà văn dựng nên trong truyện kể một thế giới kì lạ hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại của xã hội.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Bình luận về một trong hai cho tiết sau trong truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: 

a. Hình phạt mà Diêm Vương dùng để trừng trị tội lừa dối của “người đội mũ trụ” 

b. Chức phán sự mà Tử Văn được Thổ Công tiến cử sau vụ kiện ở Minh Ti. 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. 

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)? Theo bạn, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tình cảm và câu nói của Tịch khi cha Tịch chết hé mở nét tính cách gì ở nhân vật?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Các lời thoại của Tịch Phương Bình và hai con quỷ trong đoạn này cho thấy Tịch Phương Bình là người thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Nhị Lang là ai? Ông ta đã phán xét về những ai và những điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Xác định đề tài, chủ đề của truyện và nêu căn cứ để xác định chủ đề.

Xem lời giải >>