Đề bài

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm, AD = 3 cm. Tính \(\left| {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BA} } \right|\).

  • A.

    5 cm

  • B.

    7 cm

  • C.

    9 cm

  • D.

    11 cm

Phương pháp giải

Sử dụng quy tắc hình bình hành và định lí Pythagore.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

 

Vì ABCD là hình chữ nhật nên đồng thời là hình bình hành. Áp dụng quy tắc hình bình hành ta có: \(\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BA} = \overrightarrow {BD} \).

Suy ra, \(\left| {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BA} } \right| = \left| {\overrightarrow {BD} } \right| = BD\).

Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông ABD:

\(BD = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}}  = \sqrt {{4^2} + {3^2}}  = 5\) (cm).

Vậy \(\left| {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BA} } \right| = \left| {\overrightarrow {BD} } \right| = BD\) = 5 cm.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho hình bình hành ABCD. Tìm mối quan hệ giữa hai vectơ \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD} \) và \(\overrightarrow {AC} \)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy giải thích hướng đi của thuyền ở Hình 48.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho ABCD là hình bình hành (Hình 52). So sánh:

a) Hai vecto \(\overrightarrow {AD} \) và \(\overrightarrow {BC} \).

b) Vecto tổng \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD} \) và vecto \(\overrightarrow {AC} \)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hai người cùng kéo một con thuyền với hai lực \(\overrightarrow {{F_1}}  = \overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {OB} \) có độ lớn lần lượt là 400 N, 600 N (hình 8). Cho biết góc giữa hai vectơ là \({60^\circ }\). Tìm độ lớn của vectơ hợp lực \(\overrightarrow F \) là tổng của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho tam giác đều ABC cạnh có độ dài là a. Tính độ dài vectơ \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}\) 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho hình bình hành ABCD (Hình 4). Chứng minh rằng: \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AC} \)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho tứ giác ABCD là hình bình hành. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\overrightarrow {BA}  + \overrightarrow {DA}  = \overrightarrow {CA} \)

B. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC}  = \overrightarrow {AD} \)

C. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {CA} \)      

D. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC}  =  - \overrightarrow {AC} \)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho hình bình hành ABCD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {BD}  = 2\overrightarrow {BC} \)     

B. \(\overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {BC}  = \overrightarrow {AB} \)

C. \(\overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {BD}  = 2\overrightarrow {CD} \) 

D. \(\overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {CD} \)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M. Xác định tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {OM} \).

Xem lời giải >>