Đâu không phải là chi tiết kì ảo trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài?
-
A.
Có thứ quây lượn như rồng, cũng có thứ chạy bon bon như ngựa, có thứ như lũ trẻ đua bốn, cũng có thứ như đàn gà chọi nhau. Tuy mỗi vật chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mà vảy, sùng, lông, cánh, tai, mắt, chân, tay, con nào rõ ra con ấy.
-
B.
Hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay.
-
C.
Đang khi lạy khẩn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến.
-
D.
Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào.
Vận dụng kiến thức đã học về chi tiết kì ảo
Chi tiết “Đang khi lạy khẩn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến.” không phải chi tiết kì ảo
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp như sống chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha,… của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.
Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?
Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?
Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người thế nào?
Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.
Em có đồng tình hay không đồng tinh với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.
Phân tích tính cách nhân vật Ngoạ Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản.
Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:
a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phân lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiện nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?
b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản
Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?
Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?
Văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài là sáng tác của ai?
Đâu là năm sinh, năm mất của vua Lê Thánh Tông?
Lê Thánh Tông là người sáng lập ra Hội?
Văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài thuộc thể loại gì?
Văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài nằm trong tập truyện kí nào?
Ngọa Vân là loại nhân vật nào trong Truyện lạ nhà thuyền chài?
Trong Truyện lạ nhà thuyền chài, kể từ khi có Ngọa Vân xuất hiện, gia đình thuyền chài mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền. Chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt. Gia tư giàu có dần. Cứ như thế được bốn năm. Chi tiết này thể hiện điều gì?
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, hành động hiện chân tướng là loài cá để cứu tính mạng gia đình nhà chồng thể hiện điều gì?
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, tiếng hát trong nước mắt của Ngọa Vân ẩn chứa điều gì?
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, những câu thơ dưới đây là lời của ai?
Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,
Vợ vác cần dài tới bế câu.
Gió sớm đi ra, chèo một mái,
Trăng đêm trở lại cá từng sâu.
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, khi mười lăm tuổi, người cha muốn Thúc Ngư làm gì?
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, Ngọa Vân được giới thiệu như thế nào?
Phần bình luận của Sơn Nam Thúc đặt ở cuối truyện Truyện lạ nhà thuyền chài có tác dụng gì?
Nhận xét về giọng điệu kể chuyện trong Thánh Tông di thảo?