Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:
a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phân lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiện nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?
b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản
Cách 1
a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự
Phần lời hát ở đoạn 4 là độc thoại.
Dựa vào lời của nhân vật, các từ ngữ trong khổ thơ
b. Tác dụng của việc dùng lời thơ cho văn bản giúp câu chuyện trở nên nhịp nhàng, sinh động, giàu sức biểu cảm hơn khiến người đọc dễ hình dung hơn về tính cách của các nhân vật.
Cách 2a.
- Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, vì nội dung giới thiệu, kể lại cuộc sống gia đình của vợ chồng nhà thuyền chài.
- Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại, vì ta thấy xuất hiện lượt lời của các nhân vật Thúc Ngư, Ngọa Vân.
b. Việc sử dụng lời thơ và lời hát trong văn bản có tác dụng tạo ra một không gian tưởng tượng và thể hiện cảm xúc sâu sắc của nhân vật. Lời thơ và lời hát có thể mang đến những hình ảnh tươi đẹp, những cung bậc cảm xúc phong phú và tạo nên sự tương tác giữa người viết và người đọc. Chúng cũng có thể tạo nên nhịp điệu, âm nhạc và những giai điệu đặc biệt, làm tăng tính hấp dẫn và sức cuốn hút của văn bản.
Các bài tập cùng chuyên đề
Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp như sống chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha,… của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.
Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?
Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?
Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người thế nào?
Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.
Em có đồng tình hay không đồng tinh với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.
Phân tích tính cách nhân vật Ngoạ Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản.
Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?
Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?
Văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài là sáng tác của ai?
-
A.
Trần Nhân Tông
-
B.
Lê Thánh Tông
-
C.
Lý Công Uẩn
-
D.
Trần Hưng Đạo
Đâu là năm sinh, năm mất của vua Lê Thánh Tông?
-
A.
1441 – 1496
-
B.
1442 – 1496
-
C.
1442 – 1497
-
D.
1441 - 1497
Lê Thánh Tông là người sáng lập ra Hội?
-
A.
Hội Tao Đàn
-
B.
Hội Thơ Xướng Họa Bắc Hà
-
C.
Hội Thơ Tứ Xuyên
-
D.
Phong trào Thơ Mới
Văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài thuộc thể loại gì?
-
A.
Chiếu
-
B.
Hịch
-
C.
Ngụ ngôn
-
D.
Truyện kí
Văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài nằm trong tập truyện kí nào?
-
A.
Đoạn trường tân thanh
-
B.
Thánh Tông di thảo
-
C.
Nam Xương nữ tử truyện
-
D.
Liêu Trai chí dị
Ngọa Vân là loại nhân vật nào trong Truyện lạ nhà thuyền chài?
-
A.
Ma.
-
B.
Người thường.
-
C.
Tiên nữ.
-
D.
Quỷ.
Trong Truyện lạ nhà thuyền chài, kể từ khi có Ngọa Vân xuất hiện, gia đình thuyền chài mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền. Chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt. Gia tư giàu có dần. Cứ như thế được bốn năm. Chi tiết này thể hiện điều gì?
-
A.
Đức hiếu kính với đấng sinh thành và vun vén cho gia đình nhà chồng của Ngọa Vân
-
B.
Sự chăm chỉ, chịu khó của Ngọa Vân
-
C.
Ngọa Vân đem đến may mắn cho gia đình nhà chồng.
-
D.
Trời thương gia đình nhà thuyền chài.
Đâu không phải là chi tiết kì ảo trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài?
-
A.
Có thứ quây lượn như rồng, cũng có thứ chạy bon bon như ngựa, có thứ như lũ trẻ đua bốn, cũng có thứ như đàn gà chọi nhau. Tuy mỗi vật chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mà vảy, sùng, lông, cánh, tai, mắt, chân, tay, con nào rõ ra con ấy.
-
B.
Hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay.
-
C.
Đang khi lạy khẩn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến.
-
D.
Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào.
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, hành động hiện chân tướng là loài cá để cứu tính mạng gia đình nhà chồng thể hiện điều gì?
-
A.
Sự tài giỏi trong việc sử dụng phép biến hóa
-
B.
Sự hi sinh của Ngọa Vân, nàng chấp nhận sự chia lìa với chồng, chấp nhận sự đau khổ, xót xa
-
C.
Sự yếu đuối của người phàm trần
-
D.
Sự dữ dội của thiên tai, bão lũ.
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, tiếng hát trong nước mắt của Ngọa Vân ẩn chứa điều gì?
-
A.
Tiếng hát của sự ai oán, khổ đau
-
B.
Tiếng hát thể hiện sự tức giận, phẫn uất
-
C.
Tiếng hát của sự hạnh phúc, vui mừng
-
D.
Tiếng hát của tình yêu, tình thương, của đạo lí và đức hi sinh
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, những câu thơ dưới đây là lời của ai?
Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,
Vợ vác cần dài tới bế câu.
Gió sớm đi ra, chèo một mái,
Trăng đêm trở lại cá từng sâu.
-
A.
Lời của nhân vật Thúc Ngư
-
B.
Lời của vợ chồng nhà thuyền chài.
-
C.
Lời của Ngoạ Vân.
-
D.
Lời của người kể chuyện
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, khi mười lăm tuổi, người cha muốn Thúc Ngư làm gì?
-
A.
Bỏ nghiệp nhà đi học
-
B.
Nối nghiệp cha, tiếp tục làm nghề đánh bắt cá
-
C.
Vừa nối nghiệp nhà, vừa đi học.
-
D.
Đi ngao du sơn thủy, khám phá cuộc sống
Trong văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, Ngọa Vân được giới thiệu như thế nào?
-
A.
Là con thứ tám mươi chín của ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài, gặp Thúc Ngư ở bờ biển, còn ít tuổi
-
B.
Là họ hàng xa của vợ chồng nhà thuyền chài.
-
C.
Là con thứ mười chín của ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài.
-
D.
Là cô gái Thúc Ngư gặp ở dưới biển, có lời hẹn ước Chu Trần, khoảng hai mươi tuổi
Phần bình luận của Sơn Nam Thúc đặt ở cuối truyện Truyện lạ nhà thuyền chài có tác dụng gì?
-
A.
Đảm bảo tính khách quan cho giọng điệu kể chuyện
-
B.
Giúp giọng điệu kể thêm phong phú
-
C.
Tạo sức lôi cuốn, sâu sắc cho truyện.
-
D.
Tăng dung lượng cho câu chuyện
Nhận xét về giọng điệu kể chuyện trong Thánh Tông di thảo?
-
A.
Trau chuốt, mĩ lệ, “dệt gấm, thêu hoa, biện luận hùng hồn”.
-
B.
Chan chứa tình cảm, đặc biệt là khi viết về tình yêu đôi lứa
-
C.
Lời lẽ thanh cao, tôn quý, sâu sắc
-
D.
Tràn đầy đau đớn, nghẹn ngào, phẫn uất, xót xa