Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất để
a) Hiệu giữa số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 6
b) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều bé hơn 7.
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng 0.
Số chấm trên 1 con xúc xắc chỉ có thể là 1;2;3;4;5 hoặc 6
- Biến cố: “Hiệu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 6” là biến cố không thể ( vì hiệu số chấm trên 2 con xúc xắc không vượt quá 5) nên biến cố có xác suất là 0.
- Biến cố: “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều bé hơn 7” là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là 1.
Các bài tập cùng chuyên đề
Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:
- Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13
- Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.
Mai và Việt mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:
a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1
b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36.
Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tìm xác suất của các biến cố sau:
A: “ Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc nhỏ hơn 7”
B: “ Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 0”
C: “ Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6”
Chọn ngẫu nhiên một số trong bốn số 11;12;13 và 14. Tìm xác suất để:
a) Chọn được số chia hết cho 5
b) Chọn được số có hai chữ số
c) Chọn được số nguyên tố
d) Chọn được số chia hết cho 6
Một chiếc hộp đựng 7 tấm thẻ như nhau được ghi số 2;3;4;5;6;7;8. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong hộp. Tìm xác suất để rút được tấm thẻ:
a) Ghi số nhỏ hơn 10
b) Ghi số 1
c) Ghi số 8