Đề bài

Viết 2 – 3 câu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng những tính từ tả tiếng mưa. 

Phương pháp giải

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bài tham khảo 1:

Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh

Bài tham khảo 2:

Mưa rơi lộp bộp trên mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nói về một điều tưởng tượng mà em mong là có thật. 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hành động và suy nghĩ nào của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ? 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? Tìm câu trả lời đúng.

A. Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.

B. Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.

C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp. 

D. Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Theo em, vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa? 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm 3 – 5 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lập dàn ý.

a. Cần chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi?

b. Kể lại các bước hướng dẫn làm đồ chơi.

Bước 1 (tên hoạt động)

Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 2 (tên hoạt động)

Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 3 (tên hoạt động)

Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 4 (tên hoạt động)

Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 5 (tên hoạt động)

Việc 1 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 (dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết hướng dẫn làm đồ chơi theo dàn ý đã lập. 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

NHÀ PHÁT MINH VÀ BÀ CỤ

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Dựa vào tranh minh hoạ và nghe kể câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 100), ghi lại những sự việc chính. 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học.

– Tên câu chuyện:

– Tác giả:

– Tên nhà khoa học:

– Chi tiết ấn tượng về nhà khoa học: 

Xem lời giải >>