Đề bài

Trong Hình 54, độ rộng của khúc sông được tính bằng khoảng cách giữa hai vị trí C, D. Giả sử chọn được các vị trí A, B, E sao cho \(\Delta ABE \backsim \Delta ACD\) và đo được \(AB = 20m,\,\,AC = 50m,\,\,BE = 8m\). Tính độ rộng của khúc sông đó.

 

Phương pháp giải

Dựa vào hệ số đồng dạng để tính độ dài cạnh CD trong tam giác ACD.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Vì \(\Delta ABE \backsim \Delta ACD\) nên ta có:

\(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{BE}}{{CD}} \Leftrightarrow \frac{{20}}{{50}} = \frac{8}{{CD}} \Rightarrow CD = 8.50:20 = 20\)

Vậy độ rộng của khúc sông là 20m.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Có một chiếc bóng điện được mắc trên đỉnh (Điểm A) của cột đèn thẳng đứng. Để tính chiều cao AB của cột đèn, bác Dương cắm một chiếc cọc gỗ (đoạn CD) thẳng đứng trên mặt đất rồi đo chiều dài bóng của cọc gỗ do ánh đèn điện tạo ra và đo khoảng cách từ điểm E đến chân cột đèn (điểm B). Theo em bác Dương đã tính như thế nào để ra được chiều cao cột đèn?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong hình 9.2, ΔABC và ΔDEF là hai tam giác có các cạnh tương ứng song song và các góc tương ứng bằng nhau, tức là AB // DE, AC // DF, BC // EF và \(\widehat A = \widehat D{,^{}}\widehat B = \widehat E{;^{}}\widehat C = \widehat F\)

Nhìn hình vẽ, hãy cho biết giá trị các tỉ số sau: \(\frac{{AB}}{{DE}}{;^{}}\frac{{BC}}{{EF}}{;^{}}\frac{{AC}}{{DF}}\)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong các tam giác được vẽ trên ô lưới vuông, có một cặp tam giác đồng dạng. Hãy chỉ ra cặp tam giác đó, viết đúng kí hiệu đồng dạng và tìm tỉ số đồng dạng của chúng.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho \(\Delta ABC \backsim \Delta MNP\). Chứng minh rằng:

a) Nếu tam giác ABC cân tại A thì tam giác MNP cân tại đỉnh M.

b) Nếu tam giác ABC đều thì tam giác MNP đều.

c) Nếu \(AB \ge AC \ge BC\) thì \(MN \ge MP \ge NP\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho ΔABC \(\backsim\) ΔMNP, khẳng định nào sau đây không đúng?

a) ΔMNP \(\backsim\) ΔABC

b) ΔBCA \(\backsim\) ΔNPM

c) ΔCAB \(\backsim\) ΔPNM

d) ΔACB \(\backsim\) ΔMNP

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khẳng định nào sau đây là đúng?

a) Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng với nhau.

b) Hai tam giác bất kì đồng dạng với nhau

c) Hai tam giác đều bất kì đồng dạng với nhau

d) Hai tam giác vuông bất kì đồng dạng với nhau

e) Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A và tam giác MNP cân tại đỉnh M. Biết rằng  \(\widehat {BAC} = \widehat {PMN}\), AB=2MN. Chứng minh  ΔMNP ∽ ΔABC và tìm tỉ số đồng dạng 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho hai tam giác ABC và A'B'C' có \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{A'C'}}{{AC}} = \frac{{B'C'}}{{BC}}\)

a) Nếu A′B=AB thì hai tam giác có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

b) Nếu A′B < AB như hình 9.11. Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = A'B'. Kẻ đường thẳng qua M song song với BC và cắt AC tại N.

- Hãy giải thích vì sao ΔAMN ∽ ΔABC

- Hãy chứng tỏ rằng AN=A’C’′, MN=B′C′ để suy ra ΔAMN = ΔA'B'C' (c.c.c)

- Hai tam giác A'B'C' và ABC có đồng dạng với nhau không? Nếu có, em hãy viết đúng kí hiệu đồng dạng giữa chúng.

c) Nếu A'B' > AB thì tam giác A'B'C' có đồng dạng với tam giác ABC không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nếu ΔABC ∽ ΔABC và anh Pi đo được AC′=3,76cm thì khoảng cách từ bạn Tròn đến chân cột cờ là bao nhiêu mét? 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho ΔABC ∽ ΔDEF. Biết \(\widehat A = {60^o};\widehat E = {80^o}\), hãy tính số đo các góc \(\widehat B,\widehat C,\widehat D,\widehat F\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho ΔABC ∽ ΔA'B'C'. Biết AB=3cmAB′=6cm và tam giác ABC có chu vi bằng 10 cm. Hãy tính chu vi tam giác A'B'C' 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho ABC là tam giác không cân. Biết  ΔA′B′C′ ∽ ΔABC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A.  ΔA′C′B′ ∽ ΔACB 

B.  ΔB′C′A′ ∽ ΔBAC 

C.  ΔB′A′C′ ∽ ΔBCA 

D.  ΔA′C′B′ ∽ ΔABC 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho  ΔABC ∽ ΔABC với tỉ số đồng dạng bằng 2. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = 2\)

B. \(\frac{{AB}}{{A'C'}} = 2\)

C. \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = 2\)

D. \(\frac{{A'B'}}{{AC}} = 2\)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác DEF vuông tại D. Điều nào dưới đây không suy ra  ΔABC ∽ ΔDEF 

A. \(\widehat B = \widehat E\)

B. \(\widehat C = \widehat F\)

C. \(\widehat B + \widehat C = \widehat E + \widehat F\)

D. \(\widehat B - \widehat C = \widehat E - \widehat F\)

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hai tam giác có ba cạnh bằng nhau thì bằng nhau. Còn hai tam giác có ba góc bằng nhau thì có bằng nhau không?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu nhận xét về hình dạng và kích thước của từng cặp hình: Hình 1a và Hình 1b, Hình 1c và Hình 1d, Hình 1e và Hình 1g.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho tam giác \(ABC\) và tam giác \(A'B'C'\) như Hình 2.

a) Hãy viết các cặp góc bằng nhau.

b) Tính và so sánh các tỉ số

\(\frac{{A'B'}}{{AB}};\frac{{A'C'}}{{AC}};\frac{{B'C'}}{{BC}}\).

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Quan sát Hình 3, cho biết \(\Delta AMN\backsim\Delta ABC\).

a) Hãy viết tỉ số của các cạnh tương ứng và tính tỉ số đồng dạng.

b) Tính góc \(\widehat {AMN}\).

 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

a) Nếu \(\Delta A'B'C' = \Delta ABC\) thì tam giác \(A'B'C'\) có đồng dạng với tam giác \(ABC\) không? Tỉ số đồng dạng là bao nhiêu?

b) Cho tam giác \(\Delta A'B'C'\backsim\Delta ABC\) theo tỉ số đồng dạng \(k\) thì \(\Delta ABC\backsim\Delta A'B'C'\) theo tỉ số nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Quan sát Hình 4, cho biết \(\Delta ADE\backsim\Delta AMN,\Delta AMN\backsim\Delta ABC,DE\) là đường trung bình của tam giác \(AMN,MN\) là đường trung bình của tam giác \(ABC.\) Tam giác \(ADE\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) theo tỉ số đồng dạng là bao nhiêu?

 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Quan sát Hình 5, biết \(MN//BC\). Hãy điển ? cho thích hợp.

\(\Delta AMN\) và\(\Delta ABC\)  có:

\(\widehat A\) chung;

\(\widehat M = ?\);

\(\widehat N = ?\);

\(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{AN}}{{AC}} = \frac{?}{?}\)

Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa tam giác \(AMN\) và tam giác \(ABC\).

 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan sát Hình 8, cho biết \(DC//MP,EF//MQ\).

a) Chứng minh rằng \(\Delta EPF\backsim\Delta DCQ\).

b) \(\Delta ICF\) có đồng dạng với \(\Delta MPQ\)không? Tại sao?

 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trong Hình 10, cho biết \(ABCD\) là hình bình hành.

a) Chứng minh rằng \(\Delta IEB\backsim\Delta IDA\).

b) Cho biết \(CB = 3BE\) và \(AI = 9cm\). Tính \(DC\).

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong hai khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Tại sao?

a) Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng với nhau.

b) Hai tam giác đồng với với nhau thì bằng nhau.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cho tam giác \(ABC\), hãy vẽ một tam giác đồng dạng với tam giác \(ABC\) theo tỉ số đồng dạng \(k = \frac{1}{2}\).

Xem lời giải >>
Bài 26 :

a) Trong Hình 11, cho biết \(\Delta ABC\backsim\Delta A'B'C'\). Viết tỉ số của các cạnh tương ứng và chỉ ra các cặp góc tương ứng.

 

b) Trong Hình 12, cho biết \(\Delta DEF\backsim\Delta D'E'F'\). Tính số đo \(\widehat {D'}\) và \(\widehat F\).

 

c) Trong Hình 12, cho biết \(\Delta MNP\backsim\Delta M'N'P'\). Tính độ dài các đoạn thẳng \(MN\) và \(MP'\).

 

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trong Hình 14, cho biết \(AB//CD\)

a) Chứng minh rằng \(\Delta AEB\backsim\Delta DEC\).

b) Tìm \(x\).

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cho \(\Delta ABC\backsim\Delta DEF\) theo tỉ sống đồng dạng \(k = \frac{2}{5}\).

a) Tính tỉ số chu vi của hai tam giác đã cho.

b) Cho biết hiệu chu vi hai tam giác trên là 36cm, tính chu vi mỗi tam giác.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Người ta ứng dụng hai tam giác đồng dạng để đo khoảng cách \(BC\) ở hai điểm không thể đến được (hình 15). Biết \(DE//BC\).

a) Chứng minh rằng \(\Delta ADE\backsim\Delta ABC\).

b) Tính khoảng cách \(BC\).

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau.

B. Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng.

C. Hai tam giác bằng nhau thì không đồng dạng.

D. Hai tam giác cân thì luôn đồng dạng

Xem lời giải >>