Đề bài

Đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ về chi tiết “cái bóng” trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương:

Phương pháp giải

Đọc kĩ toàn văn bản để đưa ra suy nghĩ về chi tiết “cái bóng” (cái bóng khiến bé Đản lầm tưởng đó là cha).

Lời giải của GV Loigiaihay.com

“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến của tác giả Nguyễn Dữ. Trong truyện, chi tiết “cái bóng” là một chi tiết rất quan trọng. Chiếc bóng xuất hiện gián tiếp trong lời nói của bé Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Lần thứ hai khi Vũ Nương đã tự vẫn, “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!”. Lần thứ nhất, “cái bóng” trở thành đầu mối, điểm thắt nút của câu chuyện. Mọi nghi ngờ thực chất khởi sinh từ cái bóng. Còn lần thứ hai, “cái bóng” mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Cũng chính cái bóng cởi nút, giải tỏa mọi khó khăn, thắc mắc cho Trương Sinh. Mặt khác, chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha, cả nỗi vợ nhớ chồng. Như thế, cái bóng trở thành biểu tượng của tình chồng vợ gắn bó tuy hai mà một. Không chỉ vậy, chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch. Chi tiết cái bóng còn là bài học cho những người đàn ông có tính ghen tuông bóng gió, mùa quáng. Chính vì vậy, chi tiết cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng cũng chính là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian. Điều này có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Dữ?

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Hải Dương

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ bao nhiêu?

  • A.

    XV

  • B.

    XVI

  • C.

    XVII

  • D.

    XVIII

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tại sao Nguyễn Dữ xin cáo quan về ở ẩn?

  • A.

    Vì ông bất mãn với thời cuộc

  • B.

    Vì ông đã giàu có và không cần làm quan

  • C.

    Vì ông muốn cuộc sống nhàn nhã

  • D.

    Vì ông muốn cuộc sống khác biệt

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Truyền kì mạn lục phản ánh thời đại Nguyễn Dữ sinh sống, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nguyễn Dữ làm quan dưới triều đại nào?

  • A.

    Nhà Trịnh và nhà Mạc

  • B.

    Nhà Mạc và nhà Lê

  • C.

    Nhà Lê và nhà Trịnh

  • D.

    Nhà Mạc, Trịnh, Lê

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nguyễn Dữ là học trò của nhân vật nổi tiếng nào?

  • A.

    Phùng Khắc Khoan

  • B.

    Chu Văn An

  • C.

    Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • D.

    Nguyễn Đình Chiểu

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trương Sinh có thái độ như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Kết cục của cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những nét gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rõ các khía cạnh: 

a. Nỗi đau đớn của nhân vật.

b. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho biết nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu. 

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

 
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu chủ đề tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó. 

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nêu một sô chi tiết kì ảo trong các truyện kể dân gian mà em đã đọc và cho biết yếu tố đó thường được sử dụng trong các trường hợp nào và với mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm, tính cách của Vũ Nương, Trương Sinh?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Các câu hỏi của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Các câu hỏi của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chú ý sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong đoạn này.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Em có nhận xét gì về cái kết của câu chuyện?

Xem lời giải >>