Đề bài

Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rõ các khía cạnh: 

a. Nỗi đau đớn của nhân vật.

b. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.

 

Phương pháp giải

Đọc kĩ phần có lời than của Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để nhận xét về nỗi đau đớn của nhân vật và đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện kì.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

a. 

“Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói… Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.

→ Nàng phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình. Nàng đã nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, xin chồng đừng nghi oan, có nghĩa là nàng hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình.

“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đầu còn có thể lại lên núi .Vọng Phu kia nữa”.

→ Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.

b. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kỳ

- Ngôn ngữ nhân vật thể hiện sự phát triển trong tâm lí nhân vật: khởi đầu, đỉnh điểm.

+ Khi bị Trương Sinh trách lầm, Vũ Nương rất cố gắng giải thích để Trương Sinh hiểu bản thân luôn giữ đúng khuôn phép, chăm lo gia đình đợi chồng về. Tuy nhiên khi Trương Sinh nhất quyết không nghe, buông lời quát mắng, không nghe lọt tai lời giải thích nào thì Vũ Nương đã mất hết niềm tin, sử dụng những câu nói thể hiện sự suy sụp, chán nản, tuyệt vọng (lên đỉnh điểm) dẫn đến sau đó là hành động nhảy sông.

Cách 2

a.

- Nàng phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình.

- Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ.

b. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện sự phát triển trong tâm lí nhân vật: khởi đầu, đỉnh điểm.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian. Điều này có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Dữ?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tại sao Nguyễn Dữ xin cáo quan về ở ẩn?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nguyễn Dữ làm quan dưới triều đại nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nguyễn Dữ là học trò của nhân vật nổi tiếng nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trương Sinh có thái độ như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Kết cục của cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những nét gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho biết nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu. 

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nêu chủ đề tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó. 

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nêu một sô chi tiết kì ảo trong các truyện kể dân gian mà em đã đọc và cho biết yếu tố đó thường được sử dụng trong các trường hợp nào và với mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm, tính cách của Vũ Nương, Trương Sinh?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Các câu hỏi của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Các câu hỏi của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong đoạn này.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Em có nhận xét gì về cái kết của câu chuyện?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Nêu nội dung bao quát của văn bản, liệt kê các sự kiện theo diễn biến câu chuyện và chi biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Liệt kê các nhân vật trong văn bản. Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.

Xem lời giải >>