Phác thảo những ý chính để chuẩn bị nội dung thảo luận.
Gợi nhớ lại kiến thức về vấn đề đặt ra từ các văn bản để phác thảo ý chính cho nội dung thảo luận.
Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hy sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, cụ thể là qua bài thơ Đồng chí, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.
Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới”.
Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoang sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe dọa sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù .
Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng tỏa sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời tỏa sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy trình bày nội dung đã được thực hiện ở bài tập 2 của phần Viết cho các bạn trong nhóm học tập hoặc cả lớp cùng nghe.
Giả sử em được nghe một bài thuyết trình về một cuốn sách, với tư cách người nghe, em hãy lập một phiếu đánh giá với những tiêu chí và nội dung cụ đánh giá bài thuyết trình đó.
Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước cần thực hiện khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Theo em, vì sao khi nghe chúng ta nên ghi chép? Chúng ta cần ghi chép những gì và ghi chép như thế nào?
Thực hiện hoạt động nói và nghe sau:
Lớp hoặc nhóm em tổ chức buổi thuyết trình bàn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người. Hãy chọn nghe một bài thuyết trình cụ thể và ghi lại tóm tắt nội dung của bài thuyết trình ấy để làm tư liệu tham khảo và trao đổi với người trình bày.
Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?
Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?
a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu
b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó
c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề
d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách
e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác
Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó.
Theo em, bước “Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi" trong quy trình ba bước khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác có vai trò gì?
Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường em tổ chức buổi tọa đàm về một hoạt động xã hội ích với cộng đồng mà các bạn đoàn viên đã tham gia hoặc chứng kiến.
Trong vai trò người nghe, em hãy lắng nghe và tóm tắt ý chính trong bài trình bày của các bạn
Chuẩn bị nội dung cho bài nói theo đề tài: Trình bày ý kiến của em về giá trị của một sản phẩm văn hoá truyền thống mà em yêu thích.
Giả sử em là người nghe, em cần chuẩn bị những gì để có thể trao đổi, nhận xét, đánh giá về bài nói Trình bày ý kiến về giá trị của một sản phẩm văn hóa truyền thống?
Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?
Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?
a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu
b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó
c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề
d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách
e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác
Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó.
Hãy lập dàn ý cho bài thảo luận trong nhóm theo đề bài sau: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống?
Trình bày một số cách để phản hồi, góp ý cho bạn/ nhóm bạn sau khi em nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của bạn/ nhóm bạn.
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học sắp tới, lớp em sẽ tổ chức giới thiệu, thuyết trình về một tác phẩm văn học yêu thích. Với những tác phẩm đã đọc (trong sách giáo khoa và sách bài tập), em hãy:
a.Trong vai trò người nói, xây dựng nội dung bài thuyết trình của mình dựa trên sản phẩm phần Viết hoặc dựa trên dàn ý hướng dẫn trong phần Viết.
b.Trong vai trò người nghe, hãy lắng nghe, ghi chép và tóm tắt ngắn gọn nội dung bài thuyết trình tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất.
Mục đích của việc trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử:…
Những công việc cần tiến hành khi trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử:…
Trình bày các bước cần thực hiện khi nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.
Cho tình huống sau:
Em được nhóm bạn mời tham gia thảo luận về vấn đề “Tác hại của rác thải nhựa và những giải pháp cấp thiết để giảm thiểu, xử lí hiệu quả rác thải nhựa trong trường học” và có trách nhiệm ghi chép nội dung thảo luận để trình bày lại cho nhóm mình nghe.
Dựa trên những gì đã học về kĩ năng nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó, em hãy thực hiện nhiệm vụ của mình trong tình huống trên.
Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, các em cần lưu ý những gì?
Nêu yêu cầu khi nghe và tóm tắt ý chính của bài thuyết minh một hiện tượng tự nhiên.
Vẽ sơ đồ tóm tắt dàn ý bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.
Thực hiện đề bài sau:
Bài viết em gửi tham dự cuộc thi “Cuộc sống trong mắt tôi” được ban tổ chức lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm cùng tên do nhà trường tổ chức trong buổi sinh hoạt đầu tuần. Từ nội dung bài viết, em hãy thực hiện bài nói để trình bày.
Em hãy tóm tắt quy trình thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Quy trình thảo luận |
Thao tác cần làm |
Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị |
|
|
Bước 2: Thảo luận |
|
|
Thực hiện đề bài sau:
Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức diễn đàn thảo luận về vấn đề “Hiện tượng bắt nạt trên mạng và những lưu ý sử dụng mạng an toàn”.
Nhiệm vụ: Em hãy lập nhóm, thảo luận về vấn đề trên và trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Yêu cầu:
- Phân tích một số khía cạnh của vấn đề, chẳng hạn: hiện tượng bắt nạt trên mạng là gì? Hiện tượng này có xảy ra tại trường, lớp mà em đang theo học không? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này?
- Nêu ít nhất một giải pháp khả thi để hạn chế hiện tượng bắt nạt trên mạng.
Em hãy thực hiện yêu cầu của đề bài dưới đây theo các bước trong quy trình nói đã học.
Đề bài: Trình bày ý kiến của em về một trong những vấn đề sau:
- Thói hám danh, học đòi làm sang.
- Bệnh sĩ diện.
- Thói lừa gạt.
- Thói sính ngoại.
Tìm hiểu các thông tin liên quan, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận về chủ đề: Xây dựng trường học thân thiện và trách nhiệm của mỗi học sinh.