Đề bài

Em hãy thực hiện yêu cầu của đề bài dưới đây theo các bước trong quy trình nói đã học.

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về một trong những vấn đề sau:

- Thói hám danh, học đòi làm sang.

- Bệnh sĩ diện.

- Thói lừa gạt.

- Thói sính ngoại.

Phương pháp giải :

Gợi nhớ kiến thức về phần Nói và nghe để thực hiện yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết :

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em sẽ trình bày về một vấn đề xã hội đặc biệt phổ biến xung quanh chúng ta. Vấn đề này nhiều đến nỗi đã được ưu ái đặt tên như một căn bệnh, đó là bệnh sĩ diện.

Trong xã hội hiện nay, chúng ta được nghe đây đó người ta bảo nhau rằng “anh ta là đồ sĩ diện”, “cô ta là đồ sĩ diện”,… Nói nhiều thành quen, và nó ăn dần vào nhận thức xã hội, thế rồi con người ta bắt đầu tưởng rằng “sĩ diện” là tính từ để chỉ cái gì đó không tốt, không nên. Khi đó, sĩ diện cứ mất dần, thì cùng với nó là sự tha hóa của nhân phẩm và thụt lùi của văn minh.

Cái sĩ diện, trước hết cần được hiểu cho đúng, cho đầy đủ. Nếu nói nó là cái tốt cần phát huy hết mức có thể thì cũng không đúng. Bởi vì có những thứ mà quá liều thì rất rất nguy hiểm, giống như một anh gầy nhom quyết định ăn thật nhiều đạm để rồi chẳng những béo tốt lên mà tiện thể còn bị luôn bệnh tim mạch. Cái sĩ diện cũng thế, cần phải biết điều độ. Cái đáng nói là những năm gần đây, cái sĩ diện trong xã hội chúng ta đang không điều độ theo hướng thiếu chứ không phải thừa, mà thậm chí là thiếu trầm trọng.

Chúng ta hãy nói về cái thừa sĩ diện đi đã. Có lẽ cũng một thời người ta sợ cái sự thừa sĩ diện, mà còn hay gọi bằng ngôn từ quen thuộc là “sĩ diện hão”. Sĩ diện hão cũng rất nguy hiểm. Nó làm con người ta sống mà rời xa thực tế, càng “hão” thì lại càng xa. Nếu anh đi làm mà chẳng bao giờ hỏi tiền công mà chỉ đợi người ta tự giác chi trả chỉ vì không muốn cái sự “hỏi tiền” làm mất cái thanh cao của người trí thức, nếu anh cứ khăng khăng chỉ làm những công việc xứng với chuyên môn chỉ vì không muốn cảm thấy đang tự hạ thấp mình, thì đó là sĩ diện hão. Nếu anh cố làm những việc mà anh thừa biết là quá sức chỉ vì cho rằng từ chối hay thừa nhận mình không đủ khả năng là đáng xấu hổ, anh cũng đang sĩ diện hão. Cái sĩ diện hão đó quả là nguy hiểm. Nếu anh không có tiền duy trì cuộc sống của mình, nếu anh tự để mình thất bại trong công việc, thì cái danh trí thức của anh không những không giúp được anh mà anh cũng chẳng thể đóng góp được gì cho xã hội, cho xứng với cái danh trí thức đó. Vậy nên hạn chế cái sĩ diện hão là đúng, là nên làm.

Như trên đã nói, dường như có một thời cái sĩ diện có vẻ hơi thừa mà sau này người ta dần sợ nó, cứ thấy ai hơi nhiều sĩ diện là người ta lại phê phán. Phê phán nhiều, thành ra lâu dần nó trở thành cái gì đó hay được nhắc đến như là biểu hiện của sự ngu ngốc, ngớ ngẩn. Nó ăn sâu dần vào ý thức xã hội, nhất là những thế hệ sau và dần dần, ý nghĩa thực của cái từ “sĩ diện” dường như không còn nhiều người nhớ tới, biết tới mà chỉ còn lại cái ý nghĩa châm biếm.

Vậy ý nghĩa thật của cái sĩ diện là gì?

Theo nghĩa tích cực, cần hiểu sĩ diện là cái tự tôn, cái kiêu hãnh của nhân cách. Người trí thức làm việc mà không hỏi tiền công là vì không muốn tri thức của mình giống như thứ mang đổi chác, anh ta cũng không muốn làm những công việc mà anh ta cho là quá tầm thường vì tin rằng tri thức của mình cần được sử dụng cho những việc có ích hơn, anh ta muốn cố làm những việc quá sức là để tự hoàn thiện chính mình… Tất cả những điều đó đều là cái kiêu hãnh, cái ý chí kiên cường mà mỗi người đều rất cần có, không chỉ những ai mang sứ mệnh của người trí thức. Vấn đề chỉ là nếu những cái kiêu hãnh đó, hay ta đang gọi ở đây là cái sĩ diện đi quá xa thì nó sẽ thành ra “hão”, và không đưa lại kết quả mà người mang nó trông đợi. Nhưng nếu không có nó thì sao?

Không có sĩ diện, hay sĩ diện quá ít thì cũng có nghĩa là không còn tính kiêu hãnh, và thậm chí có thể còn là không còn cả tự trọng.

Ta hãy thử đổi ngược lại những ví dụ trên. Nếu người trí thức lao động trí não mà chỉ luôn nghĩ tới đồng tiền thu được không hơn, thì đúng là khi đó anh ta đã coi tri thức chẳng hơn gì một mớ rau, miếng thịt mà anh ta đã dùng quá trình học tập của mình đổi lấy và rồi mang nó đi rao bán. Nếu anh ta sẵn sàng bỏ hẳn tri thức mình có chỉ để làm những công việc mà anh ta cho rằng tốt hơn cho tài chính của mình, không phải một thời gian nhất định mà vĩnh viễn, thì rõ ràng anh ta cũng chẳng phải người yêu quí tri thức. Như vậy, thứ nhất, anh ta không còn là trí thức nữa. Thứ hai, quan trọng hơn là ở những sản phẩm anh ta mang vào xã hội. Khác với mớ rau hay miếng thịt – thứ mà người chẳng cần nghiên cứu gì nhiều về sinh học hay nghệ thuật nấu nướng cũng có thể bán cho chúng ta những sản phẩm ngon miệng, tri thức được đưa vào xã hội bởi những bộ não thực dụng và tham lam, những tâm hồn không hề biết tới cái gọi là yêu nghề thì chẳng bao giờ có thể là sản phẩm tốt. Những tri thức đó đầu độc xã hội bởi cái sai, cái thiếu chính xác, và cả bởi cái thực dụng, cái tham lam của người mang nó tới đã cấy sẵn trong đó dù là vô tình hay hữu ý.

Hãy thử quan sát cuộc sống thường ngày xem, chúng ta sẽ thấy ngay những sản phẩm nhân cách của cái sự “không sĩ diện”. Người ta không ngần ngại vi phạm pháp luật chỉ miễn là không bị bắt, chẳng hạn như là vượt đèn đỏ, đổ rác thải xuống các sông hồ ngay giữa thành phố,…. Người ta cũng không ngần ngại chen lấn, xô đẩy nhau chỉ để giành lấy một chỗ lên xe bus hay xông vào tranh nhau hôi của từ một vụ đổ xe chở hàng dọc đường...

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi. Và một khi những thứ đó cứ lấp đầy dần, thế chỗ cho những giá trị đích thực của trí tuệ và danh dự thì không chỉ hình ảnh của xã hội đó xấu đi trong mắt người ngoài, mà tự thân trong nó là sự suy thoái về mọi mặt từ khoa học, văn hóa tới kinh tế, chính trị.

Để đưa cái sĩ diện chính đáng tới cuộc sống mỗi ngày, có lẽ đã đến lúc mà mỗi người cần ý thức thật rõ giá trị của danh dự và niềm kiêu hãnh. Cái sĩ diện giờ đây cần được khơi dậy một cách thật rõ ràng trong công cuộc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày về vấn đề xã hội “bệnh sĩ” của em, rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được những đóng góp để phần trình bày của em được hoàn thiện hơn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy trình bày nội dung đã được thực hiện ở bài tập 2 của phần Viết cho các bạn trong nhóm học tập hoặc cả lớp cùng nghe.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Giả sử em được nghe một bài thuyết trình về một cuốn sách, với tư cách người nghe, em hãy lập một phiếu đánh giá với những tiêu chí và nội dung cụ đánh giá bài thuyết trình đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước cần thực hiện khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Theo em, vì sao khi nghe chúng ta nên ghi chép? Chúng ta cần ghi chép những gì và ghi chép như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thực hiện hoạt động nói và nghe sau:

Lớp hoặc nhóm em tổ chức buổi thuyết trình bàn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người. Hãy chọn nghe một bài thuyết trình cụ thể và ghi lại tóm tắt nội dung của bài thuyết trình ấy để làm tư liệu tham khảo và trao đổi với người trình bày.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống? 

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu 

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó 

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề 

d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách 

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác 

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó. 

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Theo em, bước “Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi" trong quy trình ba bước khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác có vai trò gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường em tổ chức buổi tọa đàm về một hoạt động xã hội ích với cộng đồng mà các bạn đoàn viên đã tham gia hoặc chứng kiến.

    Trong vai trò người nghe, em hãy lắng nghe và tóm tắt ý chính trong bài trình bày của các bạn

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Chuẩn bị nội dung cho bài nói theo đề tài: Trình bày ý kiến của em về giá trị của một sản phẩm văn hoá truyền thống mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Giả sử em là người nghe, em cần chuẩn bị những gì để có thể trao đổi, nhận xét, đánh giá về bài nói Trình bày ý kiến về giá trị của một sản phẩm văn hóa truyền thống?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống? 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống? 

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu 

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó 

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề 

d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách 

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó. 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy lập dàn ý cho bài thảo luận trong nhóm theo đề bài sau: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trình bày một số cách để phản hồi, góp ý cho bạn/ nhóm bạn sau khi em nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của bạn/ nhóm bạn.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học sắp tới, lớp em sẽ tổ chức giới thiệu, thuyết trình về một tác phẩm văn học yêu thích. Với những tác phẩm đã đọc (trong sách giáo khoa và sách bài tập), em hãy:

a.Trong vai trò người nói, xây dựng nội dung bài thuyết trình của mình dựa trên sản phẩm phần Viết hoặc dựa trên dàn ý hướng dẫn trong phần Viết.

b.Trong vai trò người nghe, hãy lắng nghe, ghi chép và tóm tắt ngắn gọn nội dung bài thuyết trình tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Mục đích của việc trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử:…

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Những công việc cần tiến hành khi trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử:…

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trình bày các bước cần thực hiện khi nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho tình huống sau:

Em được nhóm bạn mời tham gia thảo luận về vấn đề “Tác hại của rác thải nhựa và những giải pháp cấp thiết để giảm thiểu, xử lí hiệu quả rác thải nhựa trong trường học” và có trách nhiệm ghi chép nội dung thảo luận để trình bày lại cho nhóm mình nghe.

Dựa trên những gì đã học về kĩ năng nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó, em hãy thực hiện nhiệm vụ của mình trong tình huống trên.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, các em cần lưu ý những gì? 

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Nêu yêu cầu khi nghe và tóm tắt ý chính của bài thuyết minh một hiện tượng tự nhiên.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Vẽ sơ đồ tóm tắt dàn ý bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Thực hiện đề bài sau:

Bài viết em gửi tham dự cuộc thi “Cuộc sống trong mắt tôi” được ban tổ chức lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm cùng tên do nhà trường tổ chức trong buổi sinh hoạt đầu tuần. Từ nội dung bài viết, em hãy thực hiện bài nói để trình bày.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Em hãy tóm tắt quy trình thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình thảo luận

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị

 

 

Bước 2: Thảo luận

 

 

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Thực hiện đề bài sau:

Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức diễn đàn thảo luận về vấn đề “Hiện tượng bắt nạt trên mạng và những lưu ý sử dụng mạng an toàn”.

Nhiệm vụ: Em hãy lập nhóm, thảo luận về vấn đề trên và trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Yêu cầu:

- Phân tích một số khía cạnh của vấn đề, chẳng hạn: hiện tượng bắt nạt trên mạng là gì? Hiện tượng này có xảy ra tại trường, lớp mà em đang theo học không? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này?

- Nêu ít nhất một giải pháp khả thi để hạn chế hiện tượng bắt nạt trên mạng.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm hiểu các thông tin liên quan, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận về chủ đề: Xây dựng trường học thân thiện và trách nhiệm của mỗi học sinh.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Từ chủ đề ở bài tập 2 của phần Viết, hãy thực hiện các công việc chuẩn bị cho một cuộc thảo luận và tiến hành theo nhóm.

Xem lời giải >>